Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại

Theo dõi VGT trên

Rời trường vì gian lận thi cử là hình phạt khủng khiếp đối với những đứa trẻ mới bước vào đời. Lỗi của họ là đồng lòng để cha mẹ nâng đỡ bước đi trên con đường đầy “hoa hồng”.

Ngày 16/4, T.P.T – thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội – bị phát hiện được nâng 14,85 điểm, đã xin thôi học.

Ngày 17/4, các trường thuộc Bộ Công an thông báo đã đuổi học 53 sinh viên được nâng điểm. Trong đó, 25 sinh viên đến từ Sơn La, 28 sinh viên đến từ Hòa Bình.

Cùng thời điểm, V.H.L. – người đỗ ngành Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội với điểm cao chót vót, đứng thứ 3 toàn trường, bị phát hiện đã được nâng 15,3 điểm. Sau khi gian lận được phanh phui, sinh viên này cũng phải rời trường.

Danh tính, phát ngôn tự tin trong quá khứ của những sinh viên này liên tục bị “đạo mộ”, nhận sự mỉa mai, “ném đá”. Ảnh chế về họ chia sẻ khắp các diễn đàn. Thông tin gia thế, chức vụ cha mẹ các bạn được tìm ra, đăng công khai.

Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại - Hình 1

Nhiều bậc cha mẹ đặt tình thương yêu không đúng chỗ, sẵn sàng vi phạm pháp luật, nâng đỡ bước đi trên con đường đầy “hoa hồng”, đưa con em vào học những trường danh giá. Minh họa: Phượng Nguyễn.

Nhận định về việc này, thạc sĩ quản lý giáo dục Trương Thị Hoa Bích Dung, cựu chuyên viên Văn phòng Bộ GD&ĐT khẳng định việc nâng điểm thi, gian lận thi cử là sai trái.

Nhưng ở một góc nhìn khác, những sinh viên ấy có “8 phần giận, 2 phần thương”.

“Rời khỏi trường đại học vì liên quan gian lận thi cử, tên tuổi bị chia sẻ đầy trên mạng, gương mặt từng xuất hiện trên bảng vàng vinh danh giờ gắn với 2 chữ ‘chạy điểm’, ‘gian dối’, đó là hình phạt khủng khiếp đối với những đứa trẻ mới bước vào đời”, cô nói.

Lỗi đầu tiên của họ là để cha mẹ đặt tình thương yêu không đúng chỗ, sẵn sàng vi phạm pháp luật, nâng đỡ bước đi trên con đường đầy “hoa hồng”, đưa con em vào học những trường danh giá.

Lỗi thứ hai là họ đã coi việc chạy điểm ấy là bình thường, sẵn sàng tự tin lên tiếng nhận về mình công lao, an nhiên theo học, ngồi vào vị trí của những sinh viên khác xứng đáng hơn.

“Sự việc lần này khiến chúng ta phải suy ngẫm đến một vấn đề khác. Rằng lâu nay, gia đình, nhà trường và cả xã hội vẫn có tư tưởng những đứa trẻ học giỏi, điểm cao, đỗ đạt, học trường nổi tiếng mới được coi là thành công. Trong khi thực tế, người trẻ không nhất thiết phải là con ngoan trò giỏi để có sự nghiệp phát triển và có cuộc sống hạnh phúc. Bởi thất bại cũng là một trải nghiệm cuộc sống cần phải luyện tập”, cô phân tích.

Gánh nặng mang tên ‘kỳ vọng’

Hoàng T., sinh viên trường Học viện Quân y (Hà Nội) là niềm tự hào của gia đình. Cô là học sinh giỏi suốt 12 năm. Từ tiểu học đến phổ thông, nhiều năm T. đảm nhiệm vị trí lớp trưởng, lớp phó học tập của lớp. Trong xóm, T. là hình tượng “con nhà người ta” điển hình.

“Nhưng người ta không biết rằng, sau những thành tích ấy, mình không đếm hết đã bao nhiêu lần bị mẹ đánh đòn vì điểm thấp. Nhớ những lần ‘ăn’ điểm 7, đi học về mà lòng mình nơm nớp lo sợ. Nếu để mẹ biết, mình nhất định bị phạt và nghe trách móc đủ điều”, T. chia sẻ với Zing.vn.

Năm lớp 11, T. trở thành tâm điểm bàn tán của bạn bè khi lộ chuyện đi xin nâng điểm môn Vật lý để “giữ” danh hiệu học sinh giỏi toàn diện suốt nhiều năm.

Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại - Hình 2

Nhiều người trẻ lớn lên trong sự kỳ vọng của những bậc cha mẹ luôn muốn con mình đứng nhất. Minh họa: Kathleen Perry

Lúc đó, vì tính nhầm điểm của mình, tưởng rằng còn thiếu một chút, T. quyết định thà “mặt dày” xin trước, còn hơn sau này để mẹ “chì chiết” hay nói lời nặng nhẹ.

Cuối cùng T. vẫn là học sinh giỏi đúng theo năng lực. Song ký ức ấy như một “vết nhơ” mà sau này cô không thể nào quên được.

Video đang HOT

T. cũng giống như nhiều người trẻ khác, lớn lên trong sự kỳ vọng của những bậc cha mẹ luôn muốn con mình đứng nhất.

Họ đo đếm năng lực của con mình bằng điểm số, tìm mọi cách để giúp con có “công danh” trong tương lai.

Từng có không ít những trường hợp áp lực quá lớn từ gia đình, thầy cô, bè bạn vô tình đẩy những đứa trẻ tới bước đường cùng quẫn.

Tháng 1/2018, nữ sinh lớp 7A, trường THCS Tân Lâm (trú tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tử tự trong lớp học.

Cô bé học giỏi ra đi sau khi để lại 2 bức thư viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè vì từ nay không thể tham gia học tập, vui chơi cùng các bạn trong lớp được nữa.

Em cũng xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút trong thời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô.

Tháng 9/2017, vì bị 3 điểm môn tiếng Anh kỳ thi đầu vào, một học sinh lớp 9 ở TP. HCM bị trầm cảm kéo dài và nhảy từ lầu 7 chung cư xuống đất tử vong.

Nhiều người vẫn còn ám ảnh về câu chuyện nữ sinh T. Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự tử để lại 5 lá thư tuyệt mệnh vào năm 2015.

“Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi… Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt… Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”, em viết.

Theo thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Bích Phượng, áp lực học hành sẽ khiến học sinh mắc những vấn đề về tâm lý. Một phút bồng bột, đứa trẻ có thể hành động tiêu cực để bày tỏ thái độ.

Nhiều chuyên gia tâm lý cũng cảnh báo việc cha mẹ ép con cái học nhiều, muốn có đạt điểm cao đang khiến cho tỉ lệ trầm cảm ở học sinh tăng nhanh.

Theo nghiên cứu của ĐH Sư phạm TP.HCM công bố năm 2018, 280 trong số 1.043 học sinh (gần 27%) có hành vi tự hủy hoại bản thân. Đáng nói, xu hướng này tập trung ở những em có học lực khá, giỏi.

Kỳ thị việc dốt, quan trọng bảng điểm

Thật khó để phán xét đúng sai trong việc gia đình muốn con học cao để mở mày mở mặt, trường muốn nhiều học sinh xuất sắc để có danh tiếng, thầy cô muốn học trò chăm ngoan để có thành tích tốt.

Nói với Zing.vn, thạc sĩ giáo dục Nguyễn Văn Dũng, hiệu phó THPT Trương Định (Hà Nội) khẳng định việc kỳ thị điểm kém là có thật, và bất cứ ai từng ngồi trên ghế nhà trường đều thấu hiểu.

“Rất nhiều cha mẹ dù biết rằng phương trình căn bậc hai, hóa học hữu cơ, giao thoa ánh sáng, cơ chế nhân đôi ADN,… không giúp ích gì cho cuộc đời họ, nhưng vẫn muốn con mình giành điểm giỏi nhiều nhất có thể”.

Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại - Hình 3

Bất cứ ai từng ngồi trên ghế nhà trường đều thấu hiểu cảm giác bị kỳ thị vì điểm kém. Minh họa: magzter.com

Ông lý giải có thể việc này hình thành từ tâm lý khao khát con học thành tài, trở thành niềm tự hào của gia đình, có nghề nghiệp ổn định, sự nghiệp thành công, cuộc sống đủ đầy. Để rồi từ việc hướng dẫn, cha mẹ dần can thiệp, áp đặt, dẫn đến tiếp tục chọn ngành, chọn trường, học hộ, thi hộ.

Người từng có nhiều năm làm việc trong ngành giáo dục cho rằng về phần mình, người lớn đã vì chạy theo ảo vọng, thương con mà hành động mù quáng, bất chấp pháp luật. Việc chạy điểm chính là khoác lên con chiếc áo quá khổ, đặt con vào vị trí con không thể học theo được, đưa con vào môi trường con không thuộc về.

Từ đó tạo ra một thế hệ ỷ lại, thiếu nỗ lực và ý chí, không có khả năng tự quyết, thụ động, và sống hoàn toàn dựa vào cái bóng của gia đình.

“Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ sẵn sàng bỏ một khoản chi phí lớn để đưa con vào trường chuyên, lớp chọn khi đứa trẻ không đủ sức để ngồi ở vị trí đó. Số tiền ‘chạy chỗ’ không cố định, không hề nhỏ, là giao ước ngầm giữa hai bên bán – mua”, thầy Dũng nói.

“Còn các bạn trẻ, họ coi việc được sửa điểm là hiển nhiên, sống bằng ảo tưởng được bố mẹ tạo ra, chấp nhận ‘học giả’ nhưng ‘bằng thật’, không dám chủ động lựa chọn hướng đi cho mình, hay lên tiếng đòi bình đẳng cho bản thân. Từ đó, tạo ra những người trẻ học, sống, suy nghĩ theo mong muốn, định hướng, ước mơ của cha mẹ”, ông nói thêm.

Không phải cứ học giỏi, điểm cao mới hạnh phúc

Giống như việc không thể đánh giá một con cá có giỏi hay không bằng việc bắt nó trèo cây, mỗi người cũng có những năng lực khác biệt. Việc áp đặt người này cũng phải có thành tích giống người kia là không phù hợp.

Nhiều người nổi tiếng thế giới không đến lớp hoặc có kết quả học tập rất kém vẫn rất thành công trong cuộc sống.

Cho người trẻ quyền được thi trượt và thất bại - Hình 4

Thay vì áp đặt vào một khung tiêu chuẩn hạn hẹp về sự thành công, hãy để người trẻ được trải nghiệm, có quyền học kém, thi trượt, và thất bại.

Phóng viên truyền hình hàng đầu nước Anh – Jon Snow – thừa nhận mình học hành rất tệ.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông lấy chính thất bại thuở đến trường để động viên sinh viên, nhấn mạnh “cuộc sống vẫn tiếp diễn sau A-level”.

Alan Sugar sở hữu khối tài sản 1,4 tỷ bảng Anh, nhưng thành công này không liên quan đến việc ông học hành ra sao.

Ông bắt đầu kiếm tiền từ năm 12 tuổi và bỏ học sau khi nhận kết quả thấp trong kỳ thi tốt nghiệp THCS – một chứng chỉ GCSE. Ít ai có thể ngờ chàng trai “thất học” ấy lại có thể lập nên công ty Amstrad khi mới 21 tuổi.

Nhà báo Ngô Bá Lục từng chia sẻ với Zing.vn về những điều người trẻ cần làm: “Bên cạnh học lý thuyết, bạn hãy lao vào đời sống tìm hiểu và trải nghiệm”.

Từ nhỏ, người trẻ đã được cha mẹ, thầy cô dạy rằng “thất bại là mẹ thành công”. Nhưng không mấy ai nhận được sự ủng hộ khi làm sai, hay được đồng hành để đối mặt với những thiếu sót của mình.

Thay vì áp đặt vào một khung tiêu chuẩn hạn hẹp về sự thành công, hãy để người trẻ được trải nghiệm, có quyền học kém, thi trượt, và thất bại.

“Hãy thoải mái với trẻ, đừng làm con bạn căng thẳng, để chúng theo đuổi ước mơ, đam mê thực sự. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa của sự hạnh phúc mà bạn vẫn hay dạy con mình”, tiến sĩ, cố vấn giáo dục Mark Ashwill kết luận khi viết cho Zing.vn nhân vụ việc đường dây chạy vào trường đại học hàng đầu nước Mỹ trị giá hàng triệu USD mới bị phanh phui hồi đầu tháng 4/2019.

Theo Zing

Những thí sinh trượt Đại học chỉ vì thiếu 0.1, 0.25 điểm: Gục ngã trước cổng trường Đại học là một điều quá sức chịu đựng

Ranh giới giữa đỗ và trượt Đại học thực sự quá mong manh, 0.1 hay 0.25 điểm chỉ là những con số nhỏ nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý những người trẻ mới mon men bước vào đời.

Nam sinh Hà Nội trượt Y Đa khoa Hà Nội do thiếu 0.1 điểm

Năm 2017, dư luận từng xôn xao khi thí sinh N.P.H. (Thạch Thất, Hà Nội) thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ của ĐH Y Hà Nội nên không trúng tuyển vào ngành Y Đa khoa trường.

Điểm thi của N.P.H. rất cao Toán 9,4; Hóa 9,75; Sinh 10 nhưng do gia đình hộ khẩu thuộc khu vực 3 nên không có điểm cộng ưu tiên, tổng điểm của H. là 29,15.

Năm đó, Đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn vào trường là 29,25 nhưng yêu cầu tiêu chí phụ: Điểm xét tuyển chưa làm tròn. Như vậy, thí sinh N.P.H. dù điểm cao vẫn không thể đỗ vào trường.

Chia sẻ với Zing, N.P.H. cho biết, lúc làm hồ sơ tuyển sinh, cậu đăng ký nguyện vọng xếp theo thứ tự là: Học viện Quân y (hệ quân sự), ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Thái Bình, Học viện Quân y (hệ dân sự). Nhưng sau khi thi xong, nam sinh thấy mình đạt điểm khá cao nên quyết định thay đổi nguyện vọng 1 là ĐH Y Hà Nội, nguyện vọng 2 là Học viện Quân y (hệ dân sự).

"Số phận của em rất cay đắng vì đây là năm thứ hai em thi đại học. Thật sự thiếu 0,05 điểm để gục ngã trước "cánh cổng thiên đường" là một điều quá sức chịu đựng với em", N.P.H. tâm sự.

Những thí sinh trượt Đại học chỉ vì thiếu 0.1, 0.25 điểm: Gục ngã trước cổng trường Đại học là một điều quá sức chịu đựng - Hình 1

Thiếu 0.05 điểm, một thí sinh lần thứ 4 trượt Học viện Cảnh sát nhân dân

Năm 2017 điểm chuẩn D01 đối với nữ ngành Ngôn ngữ Anh (Học viện An Ninh Nhân dân) lên đến 30,5; Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y cũng có ngành lấy 30 điểm kèm tiêu chí phụ... nên nhiều thí sinh dù thi 3 môn 30 điểm vẫn bị trượt Đại học.

Năm 2018, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trường hợp chia sẻ rằng thiếu 0.5 điểm để đỗ vào Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương hay Học viện Cảnh sát nhân dân.

Cá biệt, có một thí sinh tên B., điểm thi THPT Quốc gia 2018 là 21.6, cộng với 2 điểm ưu tiên nghĩa vụ và 0,5 điểm khu vực, B. có tổng điểm xét tuyển là 24,10. Nhưng năm 2018, điểm chuẩn Học viện Cảnh sát khối C3 là 24.15. Như vậy B. thiếu 0.05 điểm vẫn lần thứ 4 trượt Đại học.

Những thí sinh trượt Đại học chỉ vì thiếu 0.1, 0.25 điểm: Gục ngã trước cổng trường Đại học là một điều quá sức chịu đựng - Hình 2

Thí sinh Nam Định thiếu 0.25 điểm vẫn trượt Học viện An Ninh

Trang Vietnammoi cũng chia sẻ câu chuyện của một thí sinh có tên là Hoàng Bá Hùng (1988, Nam Định), năm 2018, Hùng quyết định không tiếp tục học ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Hà Nội để về ôn thi lại. Năm 2017, Hùng thi được 26 điểm khối D1 nhưng thiếu 0,25 điểm để đỗ Học viện An ninh.

Tổng điểm 3 môn khối D1 của Hùng được 24.4 điểm, cộng 0.25 điểm ưu tiên vùng là 24.65 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn (đối với thí sinh Nam) ngành Nghiệp vụ An ninh tại Học viện An ninh xét theo tổ hợp D1 Toán - Văn - Tiếng Anh là 24,7 điểm. Hùng còn thiếu 0,05 điểm để trúng tuyển được vào Học viện An ninh.

Sau đó, Hùng phải chuyển hướng sang học ngành Quản trị Kinh doanh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Một thí sinh TPHCM trượt Y Đa khoa do thiếu 0.2 điểm tiêu chí phụ môn Tiếng Anh

Nam sinh V.H.H (trú tại TP.HCM) thi THPT Quốc gia 2017 với số điểm Toán 9,6; Hóa 9,75; Sinh 10; Tiếng Anh 8,8 (tổng 29,35 điểm, không có điểm ưu tiên do khu vực 3) nên đã tự tin đăng ký nguyện vọng ưu tiên số 1 là vào ngành Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM. Theo quy tắc làm tròn, điểm nam sinh V.H.H giảm xuống còn 29.25 điểm.

Năm 2017, NV1 ngành Y Đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM lấy đúng 29.25 điểm nhưng lại xét tiêu chí phụ: tiêu chí đầu tiên, Tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên ( trong khi V.H.H chỉ được 8,8 điểm Tiếng Anh). Như vậy, V.H.H không thể đỗ vào Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM.

Những thí sinh trượt Đại học chỉ vì thiếu 0.1, 0.25 điểm: Gục ngã trước cổng trường Đại học là một điều quá sức chịu đựng - Hình 3

Cảm giác trượt ĐH vì 0.25, 0.5 điểm thật không dễ dàng để chấp nhận

Một người chị có em trai trượt Đại học vì 0.5 điểm đã có bài viết chia sẻ rằng: "Ôn thi đại học từ năm lớp 10, 1 ngày em học 3 thậm chí 4 ca, tối về tự học đến 2h sáng. 5h sáng lại dậy chuẩn bị bài lên lớp, gần như trong mọi ngày suốt 3 năm em đều vậy, không 1 lời than vãn. Có những hôm cả nhà dọn cơm nhưng em bảo cả nhà ăn đi em đi học vì đến giờ học thêm và chỉ cầm tạm 5 nghin ra mua hộp xôi rồi chạy vội đi học. Em luôn bảo mọi nỗ lực sẽ được ghi nhận và đền đáp xứng đáng, thầy cô và bạn bè đều bảo thế.

Tôi biết ngoài miệng em bảo em ổn không sao nhưng mấy đêm nay em đều trùm chăn khóc 1 mình vì không đủ điểm vào ngành mong muốn, em được 23 điểm khối A du đa rât cô găng ôn thi.

Tôi là 1 người chị mà chỉ biết bất lực đứng nhìn em mình khóc hàng đêm vì quá nhiều áp lực quá nhiều trách nhiệm mà nó phải mang bên mình. Em thức khuya, dậy sớm thậm chí quên cả ăn trong cả năm để lên được 0.5 điểm, đó là mồ hôi là nước mắt của em trong từng ngày."

Có thể thấy, ranh giới giữa đậu và trượt Đại học chỉ là 0.25, 0.5 điểm nên từng con số, câu chữ trên trang giấy thi của học sinh đặc biệt quan trọng. 12 năm ăn học, cố gắng hết mình, nỗ lực không mệt mỏi theo đuổi ngành mình yêu thích nên khi nhận được tin Đại học do 0.25 điểm thực sự là một điều rất khó để chấp nhận.

Ban N.T.K.A., một người trượt trường Đại học yêu thích và phải chấp nhận học trường nghề tâm sự: "Chi thương bô me thôi. Đôi năng đôi mưa đưa minh đi thi. Lo cho minh suôt mây năm trơi nhưng cuôi cung điêm lai không đâu. Nhơ lai thơi trươc, đô đai hoc la niêm vinh dư cua ca xom, ca lang, ca dong ho. Bây giơ đo la môt điêu gi đây hiên nhiên va đơn gian qua. Nhưng cuôc sông đâu chi co đai hoc la sư lưa chon duy nhât."

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạMỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ
06:15:14 09/01/2025
Cuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoáiCuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoái
06:47:36 09/01/2025
Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?
07:23:54 09/01/2025
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều "xanh rờn"Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều "xanh rờn"
07:56:10 09/01/2025
Hội bạn thân quyền lực của Angelina JolieHội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie
06:11:54 09/01/2025
Song Joong Ki gây ngán ngẩm khi hở tí lại lôi vợ con ra PR phim mớiSong Joong Ki gây ngán ngẩm khi hở tí lại lôi vợ con ra PR phim mới
07:18:41 09/01/2025
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàngMàn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng
06:18:21 09/01/2025
Công khai lương thực tập sinh ở Nhật, cô gái Việt khiến đồng hương "sốc"Công khai lương thực tập sinh ở Nhật, cô gái Việt khiến đồng hương "sốc"
06:55:48 09/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vừa ra tù đã đường dây ma túy liên tỉnh

Vừa ra tù đã đường dây ma túy liên tỉnh

Pháp luật

08:21:42 09/01/2025
Khoảng 7h sáng ngày 31/12/2024, tại khu vực Cầu Vòi (thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực), Triệu Hoàng Trung xuất hiện với bao bì, túi sách đựng đặc sản của Sơn La liền bị lực lượng chức năng bao vây, khống chế, thu giữ tang vật.
Ngày tái hôn một chiếc siêu xe đỗ trước đám cưới, tôi chưa hết sững sờ thì người đó đã dúi vào tay thứ này

Ngày tái hôn một chiếc siêu xe đỗ trước đám cưới, tôi chưa hết sững sờ thì người đó đã dúi vào tay thứ này

Góc tâm tình

08:20:11 09/01/2025
Con trai càng lớn thì gia đình tôi càng vui vầy, hạnh phúc. Cho đến một buổi chiều sau 7 năm lấy chồng, tôi ngất xỉu khi nghe tin chồng qua đời vì tai nạn giao thông.
Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Sao châu á

08:02:24 09/01/2025
Khả năng NSND Xuân Bắc đóng Táo Quân 2025 vẫn để ngỏ khiến khán giả nhắc tên một diễn viên từng thay anh đóng Nam Tào và áp lực đến không ăn nổi vì nhiệm vụ này.
Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Thế giới

07:51:38 09/01/2025
Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới.
Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao việt

07:37:59 09/01/2025
Phương Thanh hào hứng khi có dịp diễn chung show với Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà diện đầm đỏ quyến rũ trong chuyến công tác nước ngoài.
Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Hậu trường phim

07:35:15 09/01/2025
Với gương mặt xinh đẹp và lối diễn tự nhiên khi đảm nhiệm vai Hạnh trong Không thời gian, Yến My đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.