Cho HS nghỉ học để đi đám cưới, GV bị điều tra
Các giáo viên một trường tiểu học ở Anh bị bắt quả tang đi dự đám cưới sau khi cho học sinh nghỉ học sớm hơn một tiếng rưỡi với lý do là tham gia buổi đào tạo “phát triển nhân viên”. Các phụ huynh đã tức tối kêu gọi một cuộc điều tra vụ này.
Một vị phụ huynh nghi ngờ đã đi theo dõi các giáo viên và phát hiện thấy các thầy cô đang ăn mừng tại đám cưới của một đồng nghiệp.
Theo Telegraph, vào ngày 30/10 vừa qua, trẻ em ở trường tiểu học St Hilda ở Oldham, Anh đã được gửi về nhà lúc 2 giờ chiều thay vì 3 giờ 30 như thông thường với lý do “giáo viên tham gia buổi đào tạo phát triển nhân viên quan trọng”.
Vị phụ huynh có tên là Kamal Hussain, bố của hai học sinh, đang kêu gọi một cuộc điều tra chính thức với trường tiểu học này.
Các bậc cha mẹ đã nhận được thư thông báo về sự thay đổi này, được nói là để cho phép giáo viên để nghiên cứu những bài học trong tương lai. Nhưng ông Hussain đã theo dõi và khẳng định, sau khi cho học sinh nghỉ học, các giáo viên đã đi thẳng đến tiệc cưới của một đồng nghiệp.
Ông Hussain nhận được tin báo rằng các giáo viên không đang tham dự buổi đào tạo, vì vậy ông đã tới trường xác minh. Khi đến trường, ông Hussain thấy bãi đỗ xe trống trơn và một nhân viên quét dọn cho biết các giáo viên đã rời đi ngay sau khi cho học sinh tan học.
Vị “thám tử nghiệp dư” Hussain sau đó lái xe đến địa điểm The Grand Venue ở Oldham, và thấy 24 giáo viên và nhân viên nhà trường đang dự đám cưới của một đồng nghiệp, cô Begum.
Mặc dù đối mặt với hiệu trưởng Gillian Pursey ở đám cưới, ông Hussain đã kêu gọi một cuộc điều tra chính thức từ bên ngoài về việc làm thế nào mà việc này có thể xảy ra.
“Tôi không biết lý do tại sao các giáo viên đã nói dối các phụ huynh và học sinh, khi mà các cháu đang cần được học tập”, ông nói.
Video đang HOT
“Khi tôi nói chuyện với bà hiệu trưởng Pursey, bà nói rằng lãnh đạo nhà trường đã biết điều này và đồng ý, nhưng hội đồng và chính quyền địa phương cũng cần phải được nhận thức được điều này.
Việc này không chỉ là việc không tốt. Là người nộp thuế, chúng tôi phải trả tiền lương cho giáo viên, và bây giờ họ đang được trả tiền lương để đi đến một đám cưới.
Tôi muốn có người nào đó làm một cuộc điều tra vào việc này và tìm hiểu rõ động cơ bởi vì việc đó không công bằng về trẻ em.”
Vị phụ huynh Kamal Hussain (bên trái) đã thấy bà hiệu trưởng Gillian Pursey trong số những giáo viên dự tiệc cưới ngày 30/10. (Ảnh: Telegraph)
Về phần mình, bà Pursey đã tuyên bố nhân viên được phép sử dụng tiếng rưỡi đồng hồ để nghiên cứu trong thời gian riêng của họ, lựa chọn việc hoàn thành công việc sau đó vào buổi tối.
“Các giáo viên được cho phép có một tiếng rưỡi dành cho việc phát triển nhân viên để nghiên cứu các việc làm ở trường. Nhưng hôm đó lại là dịp diễn ra buổi lễ đám cưới quý báu của một đồng nghiệp.
Do vậy, các giáo viên có thể làm việc nghiên cứu đó tại trường hoặc ngoài trường, và vào bất cứ lúc nào họ thích. Một số người quyết định để làm điều đó ngay lập tức, và những người khác quyết định làm điều đó sau đám cưới. Điều này đã được thống nhất với ban lãnh đạo nhà trường”.
Đáp lại với tuyên bố của bà hiệu trưởng Pursey, ông Hussain cho biết: “Tôi không tin bà ấy. Tôi nghĩ bà ấy đang sử dụng việc này như là sự che giấu cho việc để các nhân viên đến dự đám cưới. Tôi đã đến đám cưới vào lúc 14g 50 phút và thấy rõ ràng các giáo viên đang ở đó, có tất cả 24 người, và chẳng ai nghĩ về việc nghiên cứu”.
“Có hàng trăm học sinh ở trường đó, nên bà hiệu trưởng đã lấy đi của các em hàng trăm giờ học”, ông Hussain kết luận.
Một phát ngôn viên của Hội đồng Oldham cho biết: “Trong khi việc quản lý nguồn nhân lực là một vấn đề cho các trường học và các cơ quan chủ quản của họ, Hội đồng đang yêu cầu điều tra các sự kiện của vụ việc này và báo cáo lại cho chính quyền địa phương. Hiện tại sẽ không phù hợp nếu đưa ra bình luận gì trong quá trình điều tra”.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Đi muộn nộp 10.000 đồng, trốn học nộp gấp 10 lần
Học sinh đi học muộn bị phạt 10.000 đồng, nghỉ học hoặc trốn học phạt 100.000 đồng, nói chuyện riêng trong lớp, mang điện thoại di động đến lớp phạt từ 20.000 - 50.000 đồng... "Biện pháp" này đang được áp dụng tại Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Báo Tin tức vừa nhận được đơn thư của một học sinh lớp 12 phản ánh về việc Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh, Hà Nội tự thu những khoản kinh phí trái luật. Theo đơn thư, phóng viên báo Tin tức đã tới trường để tìm hiểu về vấn đề này.
Theo phản ánh của một học sinh, để xử lý khuyết điểm của học trò, cô chủ nhiệm lớp 12A1 đã tự ra "quyết định" thu tiền nộp phạt một cách bất thường. Đơn cử như học sinh đi học muộn bị phạt 10.000 đồng, nghỉ học hoặc trốn học phạt 100.000 đồng, nói chuyện riêng trong lớp, mang điện thoại di động đến lớp phạt từ 20.000 - 50.000 đồng...
Với cách thu phạt như vậy, chỉ trong vòng một tuần số tiền phạt của nhiều học sinh đã lên tới 100.000 đồng, cá biệt có học sinh phải nộp số tiền phạt lên tới 300.000 - 400.000 đồng vì những lỗi vi phạm nêu trên.
Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh, Hà Nội - nơi xảy ra vụ phản ảnh thu sai nguyên tắc.
Được biết, Trường THPT Lê Hồng Phong có ba khối gồm: Khối 10, 11 và 12 nhưng số học sinh theo học tại đây chỉ có gần 100 em (mỗi khối chỉ có một lớp học), cơ sở vật chất tại trường còn quá nghèo nàn.
Bác bảo vệ tuy đã cao tuổi nhưng phải phụ trách nhiều công việc trong trường như: Trông xe, gác cổng, dọn vệ sinh và kiêm luôn cả công việc tiếp khách của nhà trường. Chúng tôi xin phép gặp cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 Lê Thị Thu Hường theo như đơn thư phản ánh thì thật ngạc nhiên, chính cô cũng là Hiệu trưởng của trường.
Sổ ghi thu phạt các học sinh vi phạm do học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong cung cấp.
Trả lời những thắc mắc của chúng tôi, cô Lê Thị Thu Hường cho biết: Quy định này mới được áp dụng hơn một tháng nay, đây là quy định của lớp chứ không phải của trường. Bản thân cô cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh rằng do có nhiều em vi phạm nội quy mà trường nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái phạm nên phải sử dụng tới "biện pháp" phạt tiền và có văn bản gửi gia đình. Việc thu tiền được ban cán sự lớp trực tiếp thu. Với một học sinh vi phạm quá nhiều lần sẽ có một biên bản ký với giáo viên cũng như với lớp, nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền.
Nhưng khi được hỏi về số tiền mà học sinh vi phạm phải nộp cũng như biên bản về quy định này thì cô giáo đưa ra những con số khá nhỏ so với những gì được đề cập trong đơn thư học sinh phản ánh. Cụ thể những lỗi như đi học muộn, nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại chỉ là 5.000 đồng. Khi chúng tôi đề cập được xem những văn bản, quy định trên thì cô cho biết là toàn bộ "quy định" này của lớp được thỏa thuận bằng miệng chứ không có bất kỳ giấy tờ hay văn bản nào ghi chép cả và được thực hiện trong mỗi buổi sinh hoạt lớp. Toàn bộ khoản tiền được thu sẽ dùng để khen thưởng cho những học sinh học tập tốt hoặc các hoạt động ngoại khóa, vui chơi để khuyến khích các em học sinh chứ nhà trường không sử dụng...
Về "quy định" này, cô giáo Lê Thị Thu Hường cho biết nhiều lỗi vi phạm như mang điện thoại nhà trường xử lý bằng biện pháp thu giữ tạm thời và mời phụ huynh đến làm việc. Việc này gây mất thời gian của cả nhà trường và các phụ huynh. Sau một thời gian ngắn áp dụng "quy định" phạt tiền, số học sinh vi phạm các lỗi cơ bản đã giảm đáng kể. Quy định kể trên cũng đã được phổ biến cho các phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Cô cho biết thêm mỗi giáo viên đều có cách dạy riêng nên cô vẫn chưa nhân rộng "quy định" này ra toàn trường...
Gặp gỡ một số học sinh lớp 12A1, các em cho biết có những bạn "nộp phạt" số tiền quá lớn, lên tới vài trăm ngàn chỉ trong hơn một tháng quy định nộp phạt được thực thi nên đành phải "ghi sổ" hoặc đã nhiều lần giấu gia đình lấy tiền để đưa ban cán sự lớp.
Vậy câu hỏi được đặt ra là việc xử lý vi phạm bằng nộp tiền có phải là cách làm sư phạm hay ở Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Đông Anh? Trong khi việc lạm thu đầu năm học đang là gánh nặng của các bậc phụ huynh thì việc thu phạt của Trường THPT Lê Hồng Phong lại không được ghi chép bằng văn bản?! Với mức thu nhập thấp của một số gia đình ngoại thành thì việc thu phạt như trên khác nào tạo thêm một gánh nặng cho các phụ huynh học sinh trong khi chế tài xử phạt của nhà trường lại là trái luật.
Theo Báo Tin Tức
Chấn chỉnh các trường cho HS nghỉ học ngoài kế hoạch Sau sự việc một số trường học trên địa bàn TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho HS nghỉ học ngoài kế hoạch gần đây, UBND TP Huế đã ban hành văn bản chấn chỉnh tình trạng này. Theo đó, ngày 15/10, UBND Thành phố Huế đã có văn bản số 2622/UBND-GD yêu cầu các trường học thuộc thành phố cần tập...