Chính phủ Thái Lan không hoãn bầu cử bất chấp biểu tình đẫm máu
Bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập hòng phá hoại bầu cử, chính phủ Thái Lan ngày 26/12 tuyên bố sẽ không rời ngày bỏ phiếu, giữa lúc nhiều cảnh sát và người biểu tình chết và bị thương do đụng độ.
Theo hãng tin AFP, đợt bùng phát các cuộc xung đột dân sự mới càng làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng mà thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra phải đối mặt. Nhiều tuần qua, chính phủ của bà Yingluck đã bị rung chuyển bởi các cuộc tuần hành lớn trên phố, với mục tiêu loại trừ cái mà người biểu tình gọi là chế độ Thaksin, của anh trai và là người tiền nhiệm của bà Yingluck.
Người biểu tình ủng hộ phe đối lập đụng độ với cảnh sát Thái Lan
Trong ngày thứ Năm, cảnh sát đã phải dùng hơi cay và đạn cao su để trấn áp những người biểu tình ném gạch đá, nhằm ngăn chặn họ tiến vào một sân vận động, nơi các ứng viên bầu cử tập trung để đăng ký cho cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 tới đây.
Người biểu tình cáo buộc ông Thaksin tham nhũng, và cho rằng ông vẫn tiếp tục kiểm soát chính phủ của em gái dù đang sống lưu vong tại Dubai. Họ đã tuyên bố sẽ ngăn chặn cuộc bầu cử vào tháng 2 với lập luận nó sẽ chỉ khiến các đồng minh của ông Thaksin quay trở lại nắm quyền.
Theo các cơ quan cấp cứu, gần 100 người ở cả hai phe đã bị thương.
25 cảnh sát phải nhập viện, trong đó có 10 người trong tình trạng nghiêm trọng, một phát ngôn viên cảnh sát cho biết. Một cảnh sát đã chết vì bị trúng đạn.
Video đang HOT
“Nền dân chủ hiện tại ở Thái Lan đã bị bạo lực và những kẻ côn đồ bắt cóc. Thật đáng xấu hổ!”, Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York bình luận.
Giữa lúc bạo lực leo thang, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã đề xuất hoãn bầu cử không thời hạn.
Rất nhiều người biểu tình và cảnh sát đã bị thương
“Chúng ta không thể tổ chức những cuộc bầu cử tự do và công bằng theo hiến pháp trong tình cảnh hiện tại”, thành viên ủy ban bầu cử Prawit Rattanapien khẳng định. Ông Prawit cùng nhiều người khác đã phải sơ tán khỏi sân vận động trên bằng trực thăng.
Tuy nhiên chính phủ Thái Lan ngay lập tức bác đề xuất này, khi nói rằng nó cũng sẽ không giúp giải quyết tình trạng bế tắc.
“Chính phủ tin rằng việc trì hoãn một cuộc bầu cử chỉ gây thêm bạo lực”, phó thủ tướng Phongthep Thepkanjana phát biểu trên truyền hình. Ông lưu ý rằng, theo hiến pháp Thái Lan, một cuộc bầu cử nên được tổ chức trong vòng không quá 60 ngày sau khi quốc hội bị giải tán.
Đảng Dân chủ đối lập chính, những người chưa từng chiến thắng một cuộc bầu cử trong khoảng 2 thập niên qua đã tuyên bố tẩy chay.
Các cuộc nổi loạn trong vài tuần qua, với sự tham gia của hàng chục nghìn người, đã khiến 6 người thiệt mạng và gần 400 người bị thương. Đây là cuộc xung đột dân sự tồi tệ nhất kể từ năm 2010, khi hơn 90 dân thường thiệt mạng trong một cuộc trấn áp quân sự đẫm máu đối với những người ủng hộ ông Thaksin.
Theo Dantri
Lãnh đạo phe biểu tình đòi 'đuổi' dòng họ Shinawatra khỏi Thái Lan
Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan Suthep Thuagsuban tuyên bố sẽ làm cho dòng họ Shinawatra (dòng họ của bà thủ tướng) không còn chốn nương thân trên đất Thái Lan.
Một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan
Nói chuyện với người biểu tình tối qua (10.12), ông Suthep nói rằng không chỉ cựu Thủ tướng Thaksin mà cả dòng họ gia đình Shinawatra là "kẻ thù không đội trời chung" với người biểu tình.
Ông này cho rằng để sống yên ổn và sung sướng với tài sản độ sộ của mình, sau khi đã "vơ vét" được của người dân, gia đình Shinawatra nên rời khỏi Thái Lan, sống lưu vong như ông Thaksin.
Lãnh đạo phe biểu tình tuyên bố sẽ không làm gì bạo động hay hành hung bất kỳ ai trong gia đình của Thủ tướng Yingluck.
Tuy nhiên, ông Suthep nói với những người biểu tình đang hò hét theo tiếng hô hào của ông: "Chúng ta chỉ thổi còi, dè bỉu họ bất kỳ nơi đâu chúng ta gặp. Chỉ cần như thế họ sẽ không còn cảm thấy thoải mái sống trên đất nước này".
Sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra giải tán quốc hội và trao chính quyền lại cho người dân, phe biểu tình tự tuyên bố chính quyền đã thuộc về những người biểu tình.
Phe biểu tình tự đặt các điều kiện với các cơ quan nhà nước và cả quân đội, cảnh sát. Phe này không chấp nhận bầu cử, đồng thời đòi thành lập "hội đồng nhân dân" để điều hành đất nước thay thế chính phủ.
Phe biểu tình "ra lệnh" thủ tướng phải từ chức, giải tán chính phủ. Nhóm này còn "chỉ thị" quân đội giữ trật tự an ninh thay cho cảnh sát.
Lãnh đạo phe biểu tình yêu cầu các cơ quan nhà nước báo cáo trực tiếp với họ thay vì với chính phủ tạm thời của bà Yingluck.
Tuy nhiên không có cơ quan nào làm theo yêu cầu của phe biểu tình.
Đã có thêm nhiều tiếng nói từ người dân và giới chính trị chỉ trích phe biểu tình, cho rằng họ đã quá "ngông cuồng" tự xưng là có quyền hành nhân danh người dân, ra yêu sách đối với các cơ quan công quyền.
Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nhiều nước như Canada, Đức, Mỹ, New Zealand, Trung Quốc... lo ngại về tình hình biểu tình ở Thái Lan và mong muốn Thái Lan sớm tổ chức bầu cử để bầu ra hạ viện và chính phủ mới điều hành đất nước.
Theo TNO
Thủ tướng Thái rơi lệ, bác yêu cầu từ chức của phe biểu tình Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay đã nghẹn ngào trong một cuộc họp báo, khi bà từ chối yêu cầu từ chức của những người biểu tình chống chính phủ và hối thúc họ từ bỏ "cuộc cách mạng của nhân dân". Phát biểu trước báo giới sau một cuộc họp nội các vào hôm nay 10/12, bà Yingluck đã không...