Thái Lan: Người biểu tình xông vào điểm bầu cử, cảnh sát bắn hơi cay
Các lực lượng an ninh Thái Lan hôm nay 26/12 phải dùng đạn hơi cay và đạn cao su đối với người biểu tình đã xông vào một sân vận động tại thủ đô, nhằm ngăn các đảng chính trị tới đăng ký cho cuộc bầu cử sắp tới.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại sân vận động ở Bangkok, ngày 26/12.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình đường phố kéo dài suốt nhiều tuần qua, nhằm phản đối thế thống trị chính trường Thái Lan của gia đình bà. Những người biểu tình muốn thành lập một “hội đồng nhân dân” không thông qua bầu cử, để giám sát các cải cách bầu cử ở nước này.
Các cuộc biểu tình đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, mặc dù căng thẳng đã lắng dịu sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát vào đầu tháng 12.
Bà Yingluck đã kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 2/2 tới nhằm giảm căng thẳng, nhưng phe đối lập chính, Đảng Dân chủ, vốn không giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử nào suốt khoảng 2 thập niên qua, tuyên bố sẽ tẩy chay bầu cử.
Người biểu tình tấn công một xe cảnh sát vào sáng nay.
Đối đầu mới nhất diễn ra khi đại diện của khoảng 30 đảng chính trị tập hợp bên trong một sân vận động Bangkok để thỏa thuận về các con số được sử dụng trên các lá phiếu.
Những người biểu tình đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì chiến dịch phá bầu cử, với lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban dọa sẽ “đóng cửa đất nước” nhằm ngăn mọi người đi bỏ phiếu.
Video đang HOT
Bà Yingluck và người ủng hộ tại miền bắc Thái Lan ngày 23/12.
Thái Lan đã trải qua nhiều bất ổn chính trị kể từ khi anh trai của bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Xung đột chính trị diễn ra chủ yếu giữa một bên là tầng lớp trung lưu ở Bangkok và những người trung thành với hoàng tộc, được quân đội ủng hộ, và các cử tri nông thôn, tầng lớp lao động ủng hộ ông Thaksin, hiện đang phải sống lưu vong.
Theo Dantri
Phe đối lập Thái Lan tẩy chay bầu cử
Đảng Dân chủ đối lập chính tại Thái Lan hôm nay 21/12 đã tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm tới.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva.
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay, lãnh đạo đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva cho biết đảng của ông đã đồng thuận không đăng ký ứng cử viên trong cuộc bầu cử sớm.
"Người Thái đã mất niềm tin vào hệ thống dân chủ", ông Abhisit nói.
Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã giải tán quốc hội hôm 9/12 và kêu gọi bầu cử sớm trong một nỗ lực nhằm tránh bạo lực trên đường phố và "trao lại quyền lực cho người dân".
Việc giải tán quốc hội diễn ra sau khi các cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra ở thủ đô Bangkok. Những người biểu tình kêu gọi Thủ tướng Yingluck từ chức và chuyển giao quyền lực cho "Hội đồng nhân dân".
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck hiện đang chiếm đa số tại quốc hội và nhận được sự ủng hộ quan trọng từ các vùng nông thôn tại Thái Lan. Pheu Thai được tin là sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Tướng quân đội nêu đề xuất mới
Người biểu tình xuống đường tại Bangkok.
Trong khi đó, Tổng tư lệnh Lục quân Hoàng gia Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha, cho biết ông rất lo ngại về cuộc khủng hoảng hiện nay, nói rằng những chia rẽ không chỉ xuất hiện tại Bangkok mà ở khắp cả nước.
Ông Prayuth đã cảnh báo rằng những chia rẽ chính trị tại Thái Lan có thể "gây ra một cuộc nội chiến".
Tướng Prayuth đã đề xuất một "quốc hội nhân dân", được tạo nên bởi đại diện từ cả hai phía - phe "Áo Đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và phe "Áo Vàng" phản đối ông - nhằm hàn gắn các bất đồng.
"Đó phải là một nhóm trung lập và bao gồm đại diện không phải nòng cốt của tất cả các bên và không bao gồm tất cả lãnh đạo của các phe phái", ông Prayuth nói.
Tướng Prayuth không tiết lộ bằng cách nào hay khi nào quốc hội có thể được thiết lập, nhưng nói rằng bất kỳ đề xuất nào cũng phải được công chúng ủng hộ và công chúng phải suy nghĩ xem làm thế nào để đạt được sự đồng thuận đó".
Ông Prayuth nhấn mạnh, nhóm của ông khác với "hội đồng nhân dân" mà phe đối lập đề xuất.
"Quốc hội nhân dân không bị điều khiển hay bảo trợ bởi bất kỳ nhóm mâu thuẫn nào, vì nó sẽ không được bên kia chấp nhận", ông Prayuth nói.
Các bình luận của ông diễn ra sau một cuộc họp của hội đồng quốc phòng vào ngày 20/12 để thảo luận về cuộc bầu cử 2/2/2014.
Phát ngôn viên quốc phòng, Đại tá Thanatip Sawangsaeng, nói quân đội "sẵn sàng ủng hộ Ủy ban bầu cử trong việc tổ chức bầu cử khi được yêu cầu".
Nhưng một nguồn tin quân đội tiết lộ quân đội tin rằng tốt hơn là nên trì hoãn cuộc bầu cử, như mong muốn của các đảng đối lập.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan bắt đầu khoảng 1 tháng trước sau khi hạ viện Thái thông qua một dự luật ân xá gây tranh cãi mà những người chỉ trích nói là có thể cho phép Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra trở lại Thái Lan mà không bị ngồi tù.
Ông Thaksin hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và bị kết án về tội tham nhũng.
Những người biểu tình nói rằng ông Thaksin vẫn là thế lực mạnh sau đảng Pheu Thai cầm quyền và cáo buộc đảng này sử dụng công quỹ để mua phiếu bầu.
Theo Dantri
Thái Lan: Thủ tướng muốn bầu cử sớm, phe đối lập rút khỏi quốc hội Phe đối lập Thái Lan tuyên bố rút toàn bộ nghị sỹ của mình khỏi quốc hội ngay sau khi Thủ tướng Thái Lan cho biết sẵn sàng kêu gọi bầu cử sớm để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đang bủa vây nước này. Bangkok đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày mai. Những động thái mới...