Chính “chỉ tiêu” đã tước quyền lưu ban/cho lưu ban của cả thầy và trò

Theo dõi VGT trên

Việc học sinh không có quyền lưu ban đều xuất phát từ 2 tiếng chỉ tiêu. Vì thế, bỏ chỉ tiêu thi đua cũng chính là đưa giáo dục trở về với giá trị thật vốn có.

Thời chúng tôi còn đi học, mỗi lần học sinh nào đó lơ là trong học tập thường được nghe thầy cô dọa “cho ở lại lớp”, chỉ nghe 3 tiếng ấy là đứa nào đứa nấy sợ xanh mặt và chăm chỉ học tập ngay.

30 năm trong nghề thì gần 10 năm đầu (từ 1994 đến khoảng 2007) giáo viên chúng tôi vẫn luôn sử dụng “câu thần chú” này để học sinh chăm lo học hành. Tuy nhiên, những năm từ 2007 trở về sau, cho đến nay câu thần chú “ở lại lớp” đã mất hẳn.

Chính chỉ tiêu đã tước quyền lưu ban/cho lưu ban của cả thầy và trò - Hình 1

Vì chỉ tiêu học sinh không còn quyền được lưu ban (Ảnh minh họa: Vtv.vn)

Giáo viên không những không bao giờ nói trước học sinh câu nói ấy vì nói cũng bằng thừa, chính học sinh cũng nhận ra rằng học có yếu thế nào cuối cùng cũng được lên lớp thôi.

Điều vô lý, chính phụ huynh có nhu cầu cho con được ở lại lớp để lấy lại căn bản về kiến thức cũng còn không được. Thời trước là bị lưu ban nhưng nay lưu ban được xem là “quyền”, là ‘đặc ân” chỉ dành cho một số rất ít học sinh vô cùng đặc biệt.

Không ít người ngoài ngành đặt câu hỏi “Ai đã tước quyền lưu ban của học sinh?”. Là giáo viên? Hay là Ban giám hiệu?

Trong thực tế thì chưa có một hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nào ra lệnh cho giáo viên buộc học sinh yếu phải lên lớp. Chưa có một văn bản, một quy định nào ở trường học không cho phép học sinh yếu lưu ban.

Nhìn ngoài là thế, nhưng chỉ giáo viên mới biết, mới hiểu sức mạnh của “sóng ngầm”, mới hiểu vì sao mình khó có thể làm khác.

“Học sinh yếu là do thầy cô dạy yếu”

Học sinh thì có em này, em kia. Có em thông minh nhanh nhẹn, học một hiểu mười, nhưng cũng có không ít em trí tuệ phát triển chậm nên giảng hoài vẫn không thể tiếp thu kịp.

Một em còn đỡ, có lớp xui xẻo gặp tới vài ba em có vấn đề về nhận thức, có những bé trí não không bình thường, thay vì làm giấy xác nhận khuyết tật nhưng nhiều gia đình không chịu.

Những bé này vẫn phải học như các bạn, không đánh giá được dưới chuẩn. Vì thế, nếu ở lại cũng bị tính chỉ tiêu.

Tuy nhiên, để gây sức ép cho giáo viên không được cho học sinh ở lại lớp, họ thường quy chụp kiểu học sinh yếu là do giáo viên dạy chưa nhiệt tình, dạy chưa đúng phương pháp.

Video đang HOT

Có lần, tôi đánh giá 4 học sinh đạt loại yếu. Phó hiệu trưởng nhà trường lúc đó nói rằng, tỷ lệ học sinh yếu của lớp cô khá cao nên từ tuần sau tôi sẽ thường xuyên vào lớp dự giờ xem cô dạy dỗ thế nào.

Là giáo viên, ai muốn giờ dạy của mình luôn có một người ngồi bên dưới nói là dự giờ nhưng thực chất ngồi xăm soi nhìn để bắt lỗi? Không muốn điều đó xảy ra thì chỉ còn cách đừng đánh giá học sinh bị yếu.

Học sinh yếu, giáo viên phải bồi dưỡng trong hè

Cuối năm học, tôi và một số đồng nghiệp có học sinh yếu lưu ban. Hiệu trưởng nhà trường lúc đó, yêu cầu các thầy cô giáo lên kế hoạch ôn tập cho các em để tổ chức kiểm tra lại. Hiệu trưởng nói, kiểm tra lần 1 không đậu thì kiểm tra lần 2, nếu lần 2 không được thì kiểm tra lần 3.

Dạy suốt cả năm học, giáo viên chỉ được nghỉ 2 tháng hè nhưng lại được yêu cầu phải xuống trường (hoặc chở học sinh yếu về nhà) dạy phụ đạo.

Rồi lên kế hoạch ôn luyện, ra đề kiểm tra, chấm…thử hỏi giáo viên nào không cảm thấy phiền và mệt mỏi? Giáo viên không hoàn thành chỉ tiêu đầu năm sẽ không hoàn thành nhiệm vụ.

Trường học nào thì đầu năm cũng đưa ra biết bao là chỉ tiêu. Nào là chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu huy động trẻ đến trường, chỉ tiêu về phổ cập, chỉ tiêu hiệu quả đào tạo…

Từng tổ, từng giáo viên cũng thống nhất chỉ tiêu (không thống nhất cũng không được) và bắt buộc thực hiện. Chỉ tiêu luôn ở mức 98 đến 99%, nghĩa là một lớp chỉ cần 1 em lưu ban cũng đã vượt chỉ tiêu đăng ký.

Khi giáo viên không đạt chỉ tiêu đăng ký, ít thì xếp hoàn thành nhiệm vụ (mức thấp), nhiều rất dễ rơi vào khung không hoàn thành nhiệm vụ.

Chẳng có giáo viên nào đi dạy mà muốn mình xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Bởi thế, chẳng ai bảo ai cũng tự biết phải làm gì với những học sinh yếu kém.

Tất cả cũng tại 2 chữ “chỉ tiêu”

Không phải ban giám hiệu muốn gây sức ép cho giáo viên bởi suy cho cùng ban giám hiệu cũng từ giáo viên mà ra nên nhiều lãnh đạo rất thông cảm và thấu hiểu. Tuy nhiên, chính họ cũng chịu áp lực từ trên xuống, và cũng như giáo viên không thể làm khác.

Hiệu trưởng cũng phải chịu sức ép từ phòng giáo dục. Có lần, họp tổng kết năm học toàn ngành, trường tôi đã bị nêu tên vì chất lượng dạy học chưa tốt nên mới có nhiều học sinh xếp loại chưa hoàn thành.

Chưa dừng lại ở đó, nhà trường phải nêu nguyên nhân, hướng khắc phục trong thời gian tới. Học sinh lưu ban nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổ cập giáo dục nên phòng giáo dục cũng đâu có được yên. Chỉ cần một trường học không đạt phổ cập giáo dục thì cả xã phường, kéo theo cả huyện thị ấy cũng không thể đạt.

Có thể thấy, nguồn gốc sâu xa dẫn đến việc học sinh không có quyền lưu ban đều xuất phát từ 2 tiếng chỉ tiêu. Vì thế, bỏ chỉ tiêu thi đua cũng chính là đưa giáo dục trở về với giá trị thật vốn có.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Một lớp giáo viên vừa phải dạy trực tiếp lẫn trực tuyến là bất khả thi

Phụ huynh cần cho con em mình đến trường, nhất là những học sinh từ lớp 7 trở lên, các em đã được tiêm 2 mũi vaccine nên đã đủ điều kiện để học tập trực tiếp.

Bắt đầu từ ngày 14/2 thì phần lớn học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông ở các tỉnh phía Nam đã trở lại trường học tập trực tiếp. Việc đưa học sinh trở lại trường là một nỗ lực rất lớn của nhiều ban ngành mà đặc biệt là vai trò của từng nhà trường trong việc thuyết phục, vận động phụ huynh học sinh.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã giảm mạnh về số ca nhiễm hằng ngày, nhiều tỉnh mỗi ngày chỉ còn trên dưới 10 ca bệnh. Vì thế, việc cho học sinh từ 12 tuổi trở lên, đã được tiêm ngừa 2 mũi vaccine là điều kiện cần và đủ để các em trở lại trường học tập trực tiếp trong lúc này.

Tuy nhiên, tại các trường học thì vẫn còn hiện tượng một vài em học sinh/ 1 khối lớp chưa đến trường học tập trực tiếp vì phụ huynh chưa đồng ý nên vẫn đăng ký học trực tuyến.

Chính vì thế, nhiều trường học phải vừa triển khai dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến khiến cho một số thầy cô vất vả hơn rất nhiều mà hiệu quả học tập trực tuyến của học trò cũng không được đảm bảo.

Một lớp giáo viên vừa phải dạy trực tiếp lẫn trực tuyến là bất khả thi - Hình 1

Một số phụ huynh ở các tỉnh phía Nam vẫn còn e ngại cho con em mình đến trường. (Ảnh minh họa: Ngọc Ánh)

Nhiều trường học đang phải vừa dạy trực tiếp, vừa trực tuyến trong một lớp học?

Bắt đầu từ ngày 14/2 thì đa phần các tỉnh phía Nam đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học tập trực tiếp sau 20 tuần học sinh phải học tập trực tuyến.

Trước khi cho học sinh trở lại học trực tiếp thì các nhà trường cũng đã có rất nhiều lần lấy ý kiến phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp phải động viên, thuyết phục phụ huynh cho học sinh đến trường.

Thế nhưng, sau những buổi học tập trực tiếp đầu tiên thì các trường học vẫn còn một số học sinh chưa đến trường do phụ huynh không đồng ý - cho dù giáo viên, nhà trường đã gọi điện thuyết phục nhiều lần.

Chính vì thế, các trường học phải có thêm kế hoạch giảng dạy cho những học sinh không tham gia học trực tiếp tại trường vì không thể để học sinh mất bài học hàng ngày. Nhưng, bố trí ai dạy và dạy như thế nào là cả một vấn đề rất lớn.

Vì bố trí giáo viên dạy riêng cho những em chưa tham gia học trực tiếp cũng đồng nghĩa là phải cân đối số tiết theo định mức của giáo viên trong trường. Nếu phát sinh thừa giờ thì lấy kinh phí ở đâu để chi trả cho giáo viên?

Trong khi, mỗi khối lớp chỉ còn một vài em học sinh chưa tham gia học trực tiếp, thậm chí có khối lớp hơn gần 500 học sinh nhưng chỉ còn 1 em học trực tuyến mà thôi. Nếu như những học sinh này là F0 thì không nói làm gì nhưng đằng này các em không phải là F0, không phải là F1...

Trước những khó khăn như vậy, nhiều trường học phải bố trí mỗi khối sẽ có 1 lớp vừa dạy trực tiếp, vừa truyền trực tuyến cho học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp. Và, tất nhiên là nhà trường phải trang bị thêm máy móc để ghi hình các tiết dạy và bố trí đường truyền trực tuyến theo các link đã được tạo sẵn để học sinh học tập.

Nhưng, mỗi tiết học chỉ có 45 phút nên khi giáo viên vào lớp không có nhiều thời gian cho cả 2 "chiến tuyến". Trong khi, giáo viên phải thực hiện các thao tác lắp máy, mở email, mở link và phải đảm bảo đường truyền đến học trò của mình nên nhiều khi ảnh hưởng rất nhiều đến lớp học trực tiếp.

Bên cạnh đó, những thầy cô giáo được phân công dạy các lớp học này cũng phải vất vả hơn vì phải vừa phải soạn giáo án PowerPoint để kết hợp truyền cho học sinh học trực tuyến. Hơn nữa, không mấy giáo viên muốn mình đang bị camera ghi hình qua mỗi tiết dạy trên lớp.

Nhưng, điều đáng bàn ở đây là những học sinh không đến trường cũng rất khó để học tập, ghi chép vì khi ghi hình lớp học và truyền qua link cho học trò thì hình ảnh sẽ không rõ phần ghi chép của thầy cô ở trên bảng.

Đặc biệt, mỗi khi học sinh trong lớp trao đổi, thảo luận bài vở hoặc một vài em mà nói chuyện thì mic sẽ hút âm thanh trong lớp học nên phía bên học trực tuyến sẽ khó nghe được lời giảng của thầy cô đang giảng dạy ở lớp học trực tiếp.

Vừa dạy trực tiếp, vừa truyền trực tuyến sẽ không khả thi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã tạm thời lắng xuống, số ca nhiễm giảm mạnh trong khoảng vài tháng nay. Hơn nữa, chủ trương cho học sinh đến trường học tập trực tiếp không chỉ là kế hoạch của nhà trường mà đó là chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố...

Vẫn biết, sự lo lắng của phụ huynh đối với con em mình khi đến trường là lẽ thường tình vì mỗi gia đình chỉ có 1-2 đứa con. Song, trước khi các cơ quan chức năng ở địa phương có chủ trương cho học sinh trở lại trường học tập trực tiếp thì tất nhiên đã nghiên cứu, thăm dò ý kiến rất kỹ lưỡng.

Hơn nữa, hiện nay tất cả đã bình thường trong tình hình mới, người lớn đã đi làm, các cơ quan, các khu công nghiệp đã mở cửa, đường phố đi lại bình thường thì không có lí do gì để trường học không bình thường.

Nhất là học sinh từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine đầu đủ thì cần phải đến trường chứ không thể ở nhà học trực tuyến mãi được. Bởi, Bộ và các Sở đã có chủ trương tới đây đến học sinh từ mầm non, tiểu học cũng đến trường học tập trực tiếp thì những em đã tiêm vaccine lẽ nào lại không đến trường.

Thực ra, tâm lý lo lắng, e dè của một bộ phận học sinh không phải là không có lí do khi mà tình hình dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến khó lường nhưng cả khối, cả trường đến học trực tiếp mà một vài phụ huynh vẫn chưa dám cho con em mình đến trường thì cũng là một bất cập rất lớn.

Việc dạy và học là kế hoạch chung của các nhà trường. Vì thế, nếu như trước đây cả trường đều thực hiện hình thức dạy và học trực tuyến thì giáo viên sẽ đầu tư cho một hình thức dạy học này mà thôi.

Khi nhà trường đã chuyển sang dạy trực tiếp thì tất nhiên là giáo viên sẽ chuyên tâm cho lớp trực tiếp của mình vì thầy cô phải đầu tư nhiều hơn cho số đông chứ không thể hướng vào một vài em học trực tuyến được.

Nếu như những học sinh mà không may là F0 thì nó lại là lẽ khác, nhà trường sẽ bố trí giáo viên dạy riêng vì đó là trường hợp bất khả kháng còn khi học sinh bình thường mà không đến trường học trực tiếp thì rất khó để nhà trường bố trí riêng giáo viên giảng dạy cho những học sinh này.

Chính vì thế, phụ huynh cần cho con em mình đến trường, nhất là những học sinh từ lớp 7 trở lên, các em đã được tiêm 2 mũi vaccine nên đã đủ điều kiện để trở lại trường học học tập bình thường như tất cả các bạn bè cùng trang lứa với mình.

Đừng tách con em mình ở một môi trường riêng lẻ vì điều này không hẳn là tốt cho học trò mà nó còn tạo ra nhiều áp lực cho thầy cô giáo ở các nhà trường. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã được kiểm soát khá tốt trong thời gian gần đây thì chẳng có lý do gì mà phụ huynh lại không cho con em mình đến trường học trực tiếp.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của team Quang Linh Vlogs khi bị chê vì ngày càng lố lăng

Netizen

11:14:35 18/11/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh Vlogs (Phạm Quang Linh, sinh năm 1997) thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh độc lạ. Trong clip và ảnh được đăng lên trang cá nhân, anh chàng đu trend cosplay G-Dragon, bắt sóng style boy phố

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.