Chiêu rán trứng xốp mềm, không vỡ
Bạn cho dầu ăn vào chảo, vặn lửa lớn vừa và đợi đến khi dầu sôi nóng già mới cho trứng vào rán sẽ giúp trứng xốp mềm hơn.
Có độ khó cao hơn luộc trứng đôi chút nhưng chiên (rán) trứng vẫn là một trong những món ăn sơ đẳng, ai cũng có thể làm được. Cách làm cơ bản chỉ là đập trứng, đánh trứng, rán trứng và xong nhưng thành phẩm cuối cùng lại rất khác nhau, thể hiện độ khéo tay của từng người. Trứng bị khét hay sát chảo; khi lật trứng thường bị vỡ, không đẹp; màu sắc không đều… là những lỗi thường gặp khi chiên trứng. Dưới đây là một số tuyệt chiêu đơn giản, chỉ cần áp dụng là bạn sẽ có thành phẩm đẹp, vàng đều, xốp mềm, thơm hấp dẫn:
Nên chọn loại trứng gà ta, quả nhỏ sẽ ngon và thơm hơn trứng to. Rán trứng vịt cũng được nhưng độ ngon không bằng.
Thành phần của trứng rán phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình, thông thường có hành, nước tương, muối, mì chính, hạt tiêu, mayonaise… Gia vị không thể thiếu là nước mắm. Nước mắm sẽ ngon hơn muối và tan dễ dàng trong hỗn hợp.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một số nguyên liệu sau để trứng ngon hơn:
- Cho thêm 3-4 giọt rượu trắng để trứng chiên có mùi thơm đặc trưng.
- Cho thêm 1 thìa dầu ăn cùng hỗn hợp trứng trước khi đánh. Cách làm này giúp trứng trông bóng bẩy từ bên trong, mềm mượt và để lâu cũng không bị khô quắt.
- Cho thêm cà chua, thịt băm, nấm rơm, mùi tàu… để món trứng ngon hơn, hương vị hấp dẫn hơn.
Video đang HOT
- Cho thêm 1/4 thìa bột nở (baking powder) để trứng xốp mềm.
Đánh trứng
Đánh nhẹ nhàng, đều tay, cho đến khi trứng nổi một vài bọt li ti là được và đặc biệt là không sử dụng máy đánh trứng bởi sẽ làm trứng quá bông, tơi, khi rán không ngon.
Chiên trứng
Sau khi đánh trứng nổi bọt, bạn sử dụng chảo chống dính đã được lau khô, cho dầu ăn vào chảo, vặn lửa lớn vừa và đợi đến khi dầu sôi nóng già mới cho trứng vào rán. Nếu không có chảo chống dính mà chỉ có chảo thường thì bạn có thể cho nhiều dầu ăn hơn để trứng không bị dính vào chảo, để dầu nóng già thì mới vặn nhỏ lửa đi rồi cho trứng vào chiên. Cách làm này giúp trứng xốp mềm.
Lật trứng
Đây là khâu khó nhất để có một đĩa trứng chiên nguyên vẹn. Nếu không tự tin, bạn có thể dùng xẻng để lật thay vì dùng đũa. Chờ khi nào trứng chín già một mặt mới bắt đầu lật, khi trứng còn non mà lật luôn thì rất có thể bị nát. Ngoài ra, hãy dùng chảo có kích thước nhỏ để lớp trứng dày hơn, dễ dàng hơn khi lật, giúp trứng không bị rách, nát.
Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể làm món trứng cuộn. Khi trứng đã thành khối thì cuộn hay lật đều đơn giản hơn. Món trứng cuộn có nhiều biến tấu hơn như trứng cuộn cơm rang, cuộm rau củ, thịt băm, mỳ spaghetti…
Theo Ngôi sao
Bánh trung thu "nhà làm": Thu hút người mua, bỏ ngỏ chất lượng
Những năm gần đây, "bánh trung thu nhà làm", "bánh trung thu handmade"... được nhiều người biết đến bởi sự mới lạ, tạo cảm giác "không công nghiệp", giá cả hợp lý.
Trên các trang bán hàng online, mạng xã hội, bánh trung thu hiện đã được chào bán rôm rả. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại ít quan tâm đến chất lượng, thành phần nguyên liệu... của mặt hàng này.
So với bánh trung thu truyền thống, bánh "nhà làm", "handmade" bán trên mạng có nhiều mẫu mã bắt mắt hơn. Ảnh: TRÍ NHÂN
Sôi động "đơn bánh online"
Gần đến mùa trung thu, nhiều chủ sản xuất bắt đầu rục rịch quảng cáo các loại bánh với đủ kiểu tiếp thị. Bên cạnh những chiếc bánh truyền thống, thương hiệu lớn có mức giá vài trăm ngàn đồng, thị trường vẫn sôi động với những chiếc bánh trung thu "handmade" (tự làm) có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn. Khi dò tìm trên các trang mạng xã hội, không khó để thấy các bài rao bán bánh trung thu "nhà làm", bánh trung thu "handmade"...
Để thu hút khách hàng, bánh trung thu "handmade" được sáng tạo với nhiều loại độc lạ như: bánh trung thu rau câu, bánh trung thu hoa quả, bánh nhân trứng, vi cá, chà bông... với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là người thu nhập thấp, sinh viên.
Bạn Nguyễn Ngọc Tú (quận 12, TPHCM) quyết định tặng bánh trung thu "handmade" cho gia đình năm nay. "Hai năm nay mình đã đặt bánh trung thu handmade, nhiều chỗ bán bánh vừa ngon, vừa mẫu mã đẹp, hợp túi tiền nên mình rất thích. Và đặc biệt, bánh tự làm thì dễ ăn, ít ngọt, không bị ngán!", Ngọc Tú chia sẻ.
Khác với mẫu mã bánh trung thu truyền thống (khuôn hình tròn, trên khắc hoa văn, nhân trứng muối), các loại bánh trung thu "handmade" có nhiều hình thù độc đáo hơn như: hình động vật, hoa lá, trái cây... Một số loại sử dụng các nguyên liệu khác hoàn toàn với nguyên liệu truyền thống như: thạch, rau câu, bột trà xanh, sô-cô-la... tăng sự mới lạ của hương vị, màu sắc vui tươi phù hợp không khí ngày hội trung thu.
Nhờ sự mới mẻ này mà những loại bánh trung thu "handmade" đã được nhiều người tiêu dùng biết tới trong những năm gần đây. Giới làm bánh tiết lộ, bánh trung thu "handmade" đang được người tiêu dùng ưa chuộng, mua làm quà biếu rất nhiều. Do vậy nên gần đến Trung thu, các cửa hàng đồng loạt tung ra nhiều mẫu mã đa dạng, chuẩn bị mua nguyên liệu và nhận các đơn bánh online.
Nắm được tâm ý người tiêu dùng, chị Nguyễn Huỳnh Anh Thư, quận Gò Vấp, TPHCM là một chủ cửa hàng online chuyên bán các loại bánh "handmade" cho biết: Bánh mình làm không quá ngọt, không gây ngán. Giá cũng chỉ tầm 40.000 đồng/chiếc, với đủ loại đủ vị như đậu xanh, khoai môn, hạt sen, đậu đỏ, cốm, trà xanh...
Bỏ ngỏ an toàn thực phẩm
Dạo một vòng quanh các trang mạng xã hội, hầu hết các cửa hàng bán bánh trung thu online đều khẳng định bánh của mình an toàn thực phẩm. Công thức quảng cáo thường là: "Bánh 100% từ tự nhiên, không màu hóa học, nguyên liệu rõ ràng, không chất bảo quản...". Tuy nhiên, để kiểm chứng những thông tin trên, chính khách hàng cũng mù mờ khi nhắc tới.
Công thức bánh trung thu được đăng trên mạng
Bạn Nguyễn Ngọc Tú cho biết: Mình hay mua chỗ quen nên ít khi quan tâm đến chuyện an toàn thực phẩm. Mình nhìn thấy nơi chế biến cũng sạch sẽ nên không nghĩ nhiều. Mình hỏi giấy tờ nguồn gốc thì cũng khó cho người bán.
Tại một số trang bán bánh online, nhiều khách hàng cũng đã gặp trường hợp "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Khách hàng đặt một đường, nhưng hàng giao thì một nẻo. Chất lượng bánh không đủ tiêu chuẩn, mẫu mã không như hình ảnh quảng cáo trên mạng; quảng cáo là 6 vị nhưng bánh giao đến chỉ có 3 vị...
Chị Nguyễn Thị Băng Tâm (35 tuổi, quận 12, TPHCM) cho biết: "Tôi đã đặt bánh trung thu "handmade" một lần và hứa là sẽ không bao giờ đặt lại nữa. Chất lượng bánh khác xa lời quảng cáo. Tính ra 1 hộp bánh 6 cái tôi mua với giá 240.000 đồng. Mỗi cái vị chi 40.000 đồng nhưng ăn không chất lượng tí nào".
Trao đổi về vấn đề an toàn thực phẩm của bánh trung thu "nhà làm", chị Huỳnh Ngọc Anh chia sẻ: "Thông thường các loại bánh trung thu "nhà làm" không để được quá lâu. Nếu để quá lâu, thì người làm bánh đã sử dụng chất bảo quản thực phẩm. Chị em có thể hỏi thời gian làm bánh hoặc đến trực tiếp cửa hàng để quan sát. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mình nên chọn mua tại những địa chỉ bánh uy tín, lâu năm, chỗ quen biết. Ngoài ra, gia đình mình chỉ mua những loại bánh có màu sắc làm từ nguyên liệu tự nhiên như củ dền, lá dứa, bột nghệ...".
Dạo quanh một số diễn đàn, có nhiều đại lý bỏ mối các nguyên liệu làm nhân bánh trung thu "nhà làm", "tự làm" với quảng cáo "có cánh": nhân bánh giữ được lâu như nhân bánh công nghiệp nhưng lại... không chất bảo quản (?). Nhiều loại nhân thập cẩm khối lượng 500 gram nhưng chỉ có giá tầm 80.000 - 90.000 đồng.
Đặc biệt, trên một trang rao bán nguyên liệu làm bánh trung thu có tên phugiaxxx.com rao bán các nguyên liệu làm bánh trung thu "hoàn toàn tự nhiên" nhưng lại có cả hương liệu thực phẩm, chất điều vị, chất bảo quản tự nhiên, màu thực phẩm, phụ gia thực phẩm cao cấp... (?
Những bình luận của khách hàng mua phải bánh trung thu online không như ý
Như vậy, những chiếc bánh trung thu "handmade", "nhà làm" tưởng chừng vô hại nhưng thực chất cũng mang lại nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bởi việc tự làm bánh tại nhà có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ về nhiễm vi sinh, vi trùng do không đảm bảo sản xuất trong môi trường vệ sinh. Chưa kể các nguyên liệu cũng không được công bố rõ ràng, thiếu sự kiểm định của cơ quan chức năng.
Mặc dù đáp ứng một phân khúc người tiêu dùng thích sự mới lạ, có vẻ "không mang tính công nghiệp", "nguyên liệu tự nhiên" lại hợp túi tiền... nhưng chất lượng các loại bánh "handmade" vẫn còn lấp lửng.
Theo Sggp
Ô tô khi di chuyển chịu những lực cản nào? Khi di chuyển, nhất là ở tốc độ cao, ôtô chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại lực cản khác nhau, gồm: lực cản lăn, lực quán tính, lực ma sát và nhất là lực cản của gió. Lực khí động là gì? Trước hết, ôtô muốn chuyển động được trên đường thì tối thiểu phải khắc phục được tổng tất cả các lực...