Chiều 5/4: Việt Nam đã tiêm hơn 207 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Theo dõi VGT trên

Đến chiều 5/4 cả nước đã tiêm hơn 207 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương chuẩn bị sẵn nguồn lực để tiêm vaccine cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 đến 14h ngày 5/4 cho thấy cả nước đã tiêm hơn 207 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 4/4, các điểm tiêm chủng đã tiêm 469.316 mũi vaccine.

Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến ngày 4/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,8%, tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 – 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95,1%.

Chiều 5/4: Việt Nam đã tiêm hơn 207 triệu liều vaccine phòng COVID-19 - Hình 1

Đến chiều 5/4 cả nước đã tiêm hơn 207 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương chuẩn bị sẵn nguồn lực để tiêm vaccine cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Ảnh: Thái Bình

Số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.355.591 liều, trong đó mũi 1: 71.247.356 liều; Mũi 2: 69.567.642 liều; Mũi bổ sung: 14.941.945 liều và Mũi 3: 33.598.648 liều

Về số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.198.508 liều, trong đó mũi 1: 8.808.048 liều; Mũi 2: 8.390.460 liều

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;

Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Tăng cường thanh, kiểm tra sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

Video đang HOT

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Tuy nhiên, tại một số địa phương đã phát hiện một số chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được cấp phép để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế nhưng khi lưu hành trên thị trường lại thay đổi tác dụng để sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và một số chế phẩm diệt khuẩn khi được lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường để kiểm tra thành phần, hàm lượng lại không đạt tiêu chuẩn như đã đăng ký…

Nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là việc tuân thủ quy định về sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được cấp.

Kết hợp làm tốt công tác phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. 2. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho cộng đồng.

Trường hợp có dấu hiệu tội phạm, chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế, ĐT: 024.32272850) để phối hợp giải quyết.

Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt?

Thử nghiệm lâm sàng trên người chỉ là một giai đoạn nhỏ trong quá trình phát triển, sản xuất vaccine. Trong đó, hiệu lực bảo vệ quyết định vaccine có được phê duyệt hay không.

Phê duyệt bất kỳ vaccine nào cũng là bước quan trọng. Bởi nó sẽ quyết định vaccine đó đã đạt yêu cầu về tính an toàn, hiệu lực bảo vệ và tính sinh miễn dịch hay chưa. Nếu vội vàng phê duyệt, ảnh hưởng tiêu cực của vaccine sẽ rất lớn. Và thế giới đã từng chứng kiến điều này.

Từ sự cố ngoài ý muốn đến thảm họa sinh học tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ

Ngày 30/8/1954, nhà khoa học E.Eddy của Viện Y tế Quốc gia Mỹ kiểm tra lô vaccine bại liệt mới. Đây được xem là lô vaccine ngừa bại liệt đầu tiên của Mỹ cho trẻ em, do Jonas Salk sản xuất. Chính vì thế, nó được ngợi ca rất nhiều, kỳ vọng là "thần hộ mệnh" cứu hàng triệu trẻ em khỏi bị bại liệt, tử vong.

Theo Washington Post, khi kiểm tra một mẫu từ Phòng thí nghiệm Cutter ở Berkeley, California, Mỹ, bà nhận thấy loại vaccine được thiết kế thay vì chứa virus bất hoạt, nó chứa virus sống, vẫn còn khả năng lây nhiễm. Nhà khoa học biết có gì đó không đúng và nói với một người bạn: "Sẽ có một thảm họa".

Giám đốc Trung tâm Giáo dục về Vaccine của Bệnh viện Nhi Philadelphia, Paul A. Offit, tiết lộ bất chấp những cảnh báo của bà Eddy, vaccine bại liệt vẫn được đưa vào sử dụng. Theo Reuters, ngày 12/4/1955, Chính phủ Mỹ đã cấp phép vaccine đầu tiên ngừa bệnh bại liệt ở trẻ em. Ngay lập tức, vaccine này "cháy hàng", bị nâng giá chóng mặt.

Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? - Hình 1

Lọ vaccine bại liệt do phòng thí nghiệm Cutter sản xuất năm 1955. Ảnh: AP.

Ước tính trong một năm, khoảng 120.000 trẻ em đã được tiêm vaccine của Cutter. Nhưng đây cũng là lúc bi kịch ập đến. Khoảng 40.000 trẻ mắc bại liệt mặc dù đã tiêm vaccine, triệu chứng gồm sốt, đau họng, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ.

Số ca mắc nhanh chóng lan tăng lên tạo thành một đợt bùng phát dịch bại liệt trên khắp nước Mỹ. Các nhà điều tra xác định vaccine đã bị nhiễm virus bại liệt còn sống từ phòng thí nghiệm Cutter.

Năm 2005, ông Offit viết cuốn sách về sự cố này và đánh giá đây là "thảm họa sinh học tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ - dịch bệnh bại liệt do chính con người tạo ra". Vị chuyên gia nhấn mạnh sức tàn phá của đợt dịch thậm chí chỉ đứng sau bom nguyên tử - thứ người Mỹ sợ hãi nhất.

Kinh nghiệm xương máu từ quá khứ đã khiến các quy trình phê duyệt tại tất cả quốc gia và tài liệu của WHO đều rất nghiêm ngặt. Việc phê duyệt vaccine được xem xét dựa trên những dữ liệu khoa học và thận trọng. Do đó, quyết định phê duyệt hay không phải căn cứ trên những báo cáo lâm sàng cả 3 pha.

Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? - Hình 2

Các giai đoạn phát triển của vaccine.

Trong đó, pha 3 của giai đoạn II (nghiên cứu lâm sàng trên người) cần số lượng mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người tiêm thử. Giai đoạn II cũng đánh giá hiệu lực của vaccine - yếu tố quan trọng nhất.

Nhà nghiên cứu đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: Vaccine có ngừa được bệnh, ngừa lây nhiễm mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc các loại phản ứng miễn dịch khác liên quan đến mầm bệnh không.

Do tính cấp thiết của đại dịch, vaccine Covid-19 đã được rút ngắn nhiều giai đoạn. Thay vì tốn 5-10 năm hoặc hơn, nhiều vaccine như Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V hay Moderna mất 1-2 năm. Nguyên nhân là nhà sản xuất dựa trên các công thức đã có sẵn để phát triển, giảm bớt thời gian nghiên cứu.

Vì sao hiệu lực của vaccine là yếu tố quan trọng nhất?

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi xem xét vaccine Covid-19 hay bất kỳ vaccine nào khác, chúng ta cần xác định hiệu lực và hiệu quả bảo vệ của nó.

WHO nhấn mạnh chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt ở pha 3, mới là yếu tố quyết định để đánh giá vaccine có "hiệu lực bảo vệ", làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không. Với vaccine Covid-19, tại thời điểm hiện tại WHO yêu cầu tất cả phải được đánh giá cả "tính sinh miễn dịch" và "hiệu lực bảo vệ".

Tất cả vaccine Covid-19 được WHO phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp đều phải được thông qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là khâu để chuyên gia WHO kiểm tra chất lượng, độ an toàn, hiệu lực vaccine.

Để được phê duyệt, vaccine bắt buộc phải có tỷ lệ hiệu lực cao, tối thiểu 50% trở lên. Sau khi được phê duyệt, chúng vẫn tiếp tục được theo dõi để đảm bảo tính an toàn, hiệu lực liên tục.

Hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển "kết quả quan tâm" (thường là tỷ lệ mắc bệnh) so với nhóm dùng giả dược. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.

Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? - Hình 3

WHO phân biệt hiệu lực và hiệu quả của vaccine. Việt hóa: Thiên Nhan.

Kết quả này được gọi là hiệu lực của vaccine - thước đo mức độ giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine có hiệu lực càng cao, số lượng người trong nhóm được tiêm bị bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhóm dùng giả dược.

Ví dụ, vaccine Covid-19 được chứng minh hiệu lực 80% đồng nghĩa những người được tiêm ở thử nghiệm lâm sàng có nguy cơ phát triển/mắc bệnh thấp hơn 80% so với nhóm dùng giả dược. Con số 20% không có nghĩa 20% nhóm được tiêm vaccine sẽ mắc Covid-19.

Yêu cầu về số lượng người đánh giá hiệu lực cũng cần đủ lớn. Như trong quy định của WHO, đánh giá bước này ở pha 3 giai đoạn 2, số mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người.

Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo trong thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ tuổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.

WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường trong các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.

Không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine Covid-19 cũng vậy. Tỷ lệ nhỏ người không được bảo vệ sau khi tiêm vaccine, kháng thể mất dần theo thời gian cũng là điều chúng ta không thể lường trước. Chưa kể, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc khả năng miễn dịch của từng người.

Do đó, vaccine mang lại giá trị đến đâu, chúng ta vẫn cần thế giới thực trả lời. Cùng lúc đó, các biện pháp phòng dịch vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Đi bộ nhanh đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe bất ngờ
09:34:38 14/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Kiến ba khoang vào mùa, bác sĩ chỉ cách xử trí đúng
09:38:09 14/11/2024
40.000 người tử vong do viêm gan mỗi năm
08:22:02 14/11/2024
Biểu hiện của thiếu vitamin C
11:46:31 15/11/2024

Tin đang nóng

Chiến thắng đầu tiên của Việt Nam tại Miss Universe 2024
07:30:27 16/11/2024
Kẻ trốn nã trong xe giường nằm bị CSGT tóm gọn
06:29:54 16/11/2024
Mỹ nam 2 năm đóng 9 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp như "yêu nghiệt" không thuộc về nhân gian
05:53:44 16/11/2024
Trịnh Sảng kêu cứu
07:06:13 16/11/2024
Con gái "nữ hoàng nhạc Pop": Nhóc tì quyền lực nhất showbiz nắm giữ 20.000 tỷ, từ nhỏ đã được mẹ định hướng cho làm một việc
07:02:43 16/11/2024
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
07:23:58 16/11/2024
Tôi đau khổ khi phát hiện chiếc dây chuyền vàng trên cổ em gái
07:08:20 16/11/2024
Phát hiện con gái bị mẹ chồng chèn ép, bố tôi sang đón ngay về khiến ông bà thông gia hoảng hốt
07:28:12 16/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ

08:17:41 15/11/2024
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim... hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ngắm 'đặc sản' của vùng đất nắng gió Ninh Thuận từ trên cao

Du lịch

08:14:29 16/11/2024
Ninh Thuận được biết đến là vùng đất còn giữ được nhiều nét hoang sơ, sở hữu nhiều cảnh đẹp đến nao lòng lữ khách. Nằm ở khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận được ví là một bức tranh hài hòa của núi rừng

Vừa đưa nhân tình vào nhà nghỉ thì cô lễ tân hớt hải chạy lên đưa cho chúng tôi thứ này, cảnh tượng sau đó khiến cả 2 kinh hãi thật sự

Góc tâm tình

08:10:45 16/11/2024
Cảnh tượng sau đó khiến cả tôi và nhân tình đều sợ hãi, chẳng còn để ý đến người yêu tôi vội vã chạy ra ngoài để đuổi theo vợ mình.

Người phụ nữ 40 khiến ai cũng ngỡ là nữ sinh cấp 3 vì ngoại hình trẻ trung đáng kinh ngạc

Làm đẹp

07:33:59 16/11/2024
Trong công việc, Lý Giai Anh phải trang điểm thường xuyên, do đó cô rất cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm nền. Cô ưu tiên các loại kem nền có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bí da, giúp làn da duy trì được độ mịn màng và khỏe mạnh.

Mong muốn đặc biệt của Quang Hùng MasterD với Sơn Tùng M-TP

Nhạc việt

07:27:43 16/11/2024
Khi được hỏi về những nghệ sĩ mà Quang Hùng muốn mời đến concert riêng, anh chàng bẽn lẽn cho biết 3 thần tượng lớn nhất - đó chính là Sơn Tùng M-TP, Phan Mạnh Quỳnh và JustaTee.

Diệp Lâm Anh sexy đối lập với nàng hậu có "khuôn mặt tỉ lệ vàng", cùng hội vũ trụ mỹ nhân đọ sắc

Sao việt

07:22:11 16/11/2024
Nhiều sao Việt đã góp mặt tại, tạo nên cuộc đọ sắc của hội vũ trụ mỹ nhân tại sự kiện công bố Let s Feast Vietnam sắp lên sóng.

Gặp Cảnh sát 141, con nghiện "ôm" ma túy vứt xe máy bỏ chạy

Pháp luật

06:59:56 16/11/2024
Ngày 16/11, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, tổ công tác Y9/141 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã phát hiện, bắt giữ đối tượng mang heroin trong người.

Nhan sắc mỹ nhân 'phi giới tính' trong 'Jeongnyeon: Ngôi sao vụt sáng'

Phim châu á

06:03:45 16/11/2024
Jung Eun Chae với mái tóc ngắn cá tính và phong thái lịch thiệp gây ấn tượng trong phim Jeongnyeon: Ngôi sao vụt sáng (Jeongnyeon: The Star is Born).

'Marvel Zombies' và loạt sê ri đáng trông đợi của Marvel trong năm 2025

Hậu trường phim

06:03:01 16/11/2024
Hãng Marvel Studios chính thức xác nhận đầy đủ các sê ri truyền hình sẽ chiếu trên nền tảng Disney+ trong năm 2025.

Lisa sexy chưa từng thấy tuổi 27, xác nhận ngày trở lại của BlackPink

Nhạc quốc tế

06:02:01 16/11/2024
Lisa, em út của nhóm BlackPink lần đầu chia sẻ về quá trình theo đuổi sự nghiệp solo cũng như mối quan hệ của 4 thành viên trong nhóm và kế hoạch trở lại.

Nga bán được tiêm kích "bóng ma bầu trời" Su-57 đầu tiên cho nước ngoài

Thế giới

06:00:05 16/11/2024
Nga thông báo đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích hiện đại nhất của nước này, Su-57, nhưng không tiết lộ cụ thể bên mua.

Công thức nấu súp đậu hũ chua ngọt thanh đạm, giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

05:58:55 16/11/2024
Súp đậu hũ chua ngọt rất thích hợp để thưởng thức trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là vào những ngày thời tiết se lạnh.