Chiến đấu cơ Mỹ “bó tay” trước S-400 của Nga ở Syria
Như một phần của chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria, điện Kremlin đã triển khai những hệ thống phòng không tinh vi S-400 để bảo vệ máy bay của mình. Tuy nhiên, theo Lầu Năm Góc, các hệ thống S-400 của Nga trên thực tế đang vô hiệu hóa lực lượng chiến đấu cơ của Mỹ.
S-400
Hồi đầu tháng này, Moscow đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đến Syria. Quyết định này được đưa ra sau khi xảy ra vụ việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga khi nó đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố ở biên giới Syria.
“Chúng tôi tin rằng, các biện pháp mà Nga áp dụng sau những hành động tội phạm của máy bay Thổ Nhĩ Kỳ khi bắn rơi máy bay Nga, trong đó có biện pháp triển khai các hệ thống tên lửa phòng không trên biển và trên mặt đất, là một bước đi quan trọng giúp bảo đảm an ninh hơn nữa cho quân đội Nga và Syria”, Thứ trưởng Quốc phòng Syria Faisal Mekdad hôm qua (18/12) đã nói như vậy.
Tuy nhiên, theo giới chức quân sự Mỹ, S-400 cũng đang gây ra những tác động không mong muốn khi ngăn cản các máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh. Lầu Năm Góc đang phải vật lộn với việc điều chỉnh chiến lược trong khu vực.
Vấn đề trên đủ gây ra sự hoảng sợ trong giới chức Lầu Năm Góc đến mức họ đang phải tìm cách tô vẽ hoạt động triển khai hệ thống phòng không của Nga ở Syria thành một dấu hiệu của “sự xâm lược của Nga”.
“Tình trạng gia tăng triển khai số lượng các hệ thống phòng không tối tân của Nga ở Syria… là một ví dụ thêm nữa cho thấy Nga và chính quyền Syria đang tìm cách làm phức tạp chiến dịch không kích của liên minh chống Daesh (IS) toàn cầu”, Thiếu tá Tim Smith của Mỹ phát biểu với tờ Bloomberg. Ông này còn cáo buộc thêm rằng, “những hành động bất hợp pháp của Nga và chính quyền Syria không ngăn được liên quân thực hiện chiến dịch chống IS và cũng chẳng đẩy được liên quân ra khỏi những khu vực cụ thể ở Syria mà IS đang hoành hành”, ông Smith nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Moscow không hề giấu diếm về nỗ lực muốn hợp tác, phối hợp với phương Tây trong cuộc chiến chống Daesh, hay còn gọi Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Hiện tại, chúng tôi một lần nữa lại phải đối mặt với một hệ tư tưởng man rợ và mang tính hủy diệt. Chúng ta không có quyền cho phép những kẻ khủng bố mới ra đời đó đạt được mục đích của chúng. Chúng ta cần phải ném bỏ mọi tranh cãi và bất đồng, thành lập trước hết là một mặt trận chống khủng bố thống nhất, đoàn kết và vững chắc. Mặt trận này sẽ hành động dựa trên luật pháp quốc tế và được bảo trợ bởi Liên Hợp Quốc”, Tổng thống quyền lực của Nga – ông Vladimir Putin đã phát biểu như vậy trong thông điệp liên bang hàng năm hồi đầu tháng này.
Trong khi Lầu Năm Góc đang phải tạm dừng các chuyến bay của lực lượng chiến đấu cơ có người lái gần các hệ thống phòng không của Nga thì nước này vẫn vận hành các máy bay do thám không người lái.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Nga trước đây luôn khẳng định, nước này không có kế hoạch xuất khẩu S-400 và rằng tổ hợp tên lửa phòng không thiện chiến này chỉ để dành riêng cho Lực lượng Vũ trang Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, Moscow đã chấp nhận bán thứ vũ khí bảo bối này của họ cho Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ, Ả-rập Xê-út cũng đang có ý định đàm phán với Nga để mua S-400.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chiến đấu cơ phương Tây khiếp sợ tên lửa Verba Nga?
Với đầu dẫn đa quang phổ, tên lửa vác vai Verba có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các biện pháp phòng vệ trên máy bay chiến đấu phương Tây.
Với đầu dẫn đa quang phổ, tên lửa vác vai Verba có khả năng vô hiệu hóa hầu hết các biện pháp phòng vệ trên máy bay chiến đấu phương Tây.
Tại triển lãm quốc phòng Army-2015 Cục thiết kế chế tạo KBM của Nga đã chính thức cho ra mắt tổ hợp tên lửa vác vai Verba.
Valeriy Mikhaylovics Kashin - một trong những thiết kế sử trưởng của KBM cho biết, tổ hợp phòng không Verba được đánh giá là đáng tin cậy và hiệu quả hơn người tiền nhiệm của nó là 9K338 Igla-S.
Điểm khác biệt lớn nhất của Verba so với các tên lửa phòng không vác trước đó của Nga là việc nó được trang bị thế hệ đầu tự dẫn hồng ngoại đa quang phổ so với các đầu dẫn hồng ngoại hai quang phổ trên Igla-S.
Trong ảnh là một binh sĩ Nga đang thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Verba do KBM phát triển.
Cũng theo Kashin, việc được tích hợp đầu dẫn đa quang phổ sẽ cho phép Verba xác định mục tiêu nhanh hơn cùng với đó là việc nó có thể vô hiệu hóa được các biện pháp phòng vệ chủ động từ mục tiêu như mồi bẫy nhiệt hoặc tia laser.
Tầm bắn hiệu quả của Verba cũng lớn hơn nhiều so với Igla-S khi nó có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách hơn 6km và ở độ cao 3.500m. Thậm chí, theo KBM tiết lộ, tầm bắn của Verba vẫn có thể được nâng lên xa hơn nữa nếu như nó tiếp tục được nâng cấp.
Theo đó, nếu tối ưu hóa được mức tiêu thụ nhiên liệu sau khi phóng với một hệ thống động cơ đẩy phù hợp tầm bắn của Verba có thể tăng lên từ 1,5 đến 2 lần so với hiện tại.
Tổ hợp tên lửa phòng không 9K333 Verba được trang bị một tên lửa đất đối không 9M336 với đầu dẫn hồng ngoại đa quang phổ mới do công ty quốc phòng Lomo có trụ sở St Petersburg phát triển. Trong khi đó đầu đạn của 9M336 lại được Viện nghiên cứu công nghệ RFNC- VNIIEF ở Sarov phát triển. Toàn bộ tổ hợp hợp phòng không Verba được lắp ráp và hoàn thiện tại nhà máy Degtyarev.
Một nguyên mẫu tổ hợp tên lửa phòng không vác vai di động Verba được KBM giới thiệu tại Army-2015
KBM đã hoàn tất quá trình thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không vác vai 9K333 Verba và tên lửa 9M336 từ năm 2012, ngay sau đó tổ hợp tên lửa phòng không này được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế.
Trong năm 2014, KBM đã bắt đầu chuyển giao các tổ hợp Verba đầu tiên cho các đơn vị bộ binh cơ giới và lực lượng đổ bộ đường không thuộc Quân khu phía Nam của Nga, mặt khác trong năm nay Quân khu phía Đông của Nga cũng sẽ tiếp nhận những tổ hợp tên lửa phòng không Verba đầu tiên
Hiện tại, KBM cũng bắt đầu tỏ ý định xuất khẩu Verba tuy nhiên ý tưởng này vẫn cần có thời gian để Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga thông qua trước khi có một quyết định chính thức.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Ai ở ĐNÁ quan tâm tổ hợp áp chế President-S Nga? Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Tờ...