Chiếc kèn trong phổi bé trai 7 năm, nhiều bệnh viện không phát hiện
Bé trai ngậm chiếc kèn thổi và bị rơi vào đường thở 7 năm qua, đi nhiều bệnh viện nhưng không được phát hiện.
Ngày 26.12, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bé trai 15 tuổi (ngụ Phú Yên), lấy ra dị vật là chiếc kèn đã ở trong phổi 7 năm.
Gia đình cho biết, 7 năm trước, bé ngồi ngậm chiếc kèn và thổi (chiếc kèn này lấy ra từ chiếc giày trẻ em). Lúc đó bạn bé đến vỗ vào lưng và bé bị sặc làm kèn rơi vào trong nhưng không khó thở, tím tái. Bé báo người nhà là nuốt chiếc kèn vô bụng, người nhà có nghe bé thở ra tiếng kèn vào thời điểm đó. Bé được đưa đến khám tại bệnh viện gần nhà chụp X-quang kiểm tra, tuy nhiên bác sĩ cho rằng chiếc kèn sẽ theo đường ăn ra ngoài nên không can thiệp gì. Sau đó bé vẫn thở bình thường, không khó thở hoặc viêm phổi, lâu lâu bị ho và mua thuốc về uống tự hết.
Chiếc kèn lấy ra từ phổi bệnh nhân. Ảnh BVCC
Nhưng cách nay hơn 1 tháng, bé bỗng nhiên ho nhiều hơn và người nhà đưa bé đến khám tại 2 bệnh viện ở TP.HCM, nghi lao phổi, được điều trị phác đồ lao phổi, tái khám mỗi 10 ngày/1 lần. Đợt tái khám thứ 3 tình trạng vẫn không cải thiện, bé ho nhiều. Kết quả chụp CT-Scanner phổi, nghi là dị vật nên bệnh viện cho thuốc về uống, tái khám sau 10 ngày. Sau đó tái khám thì không còn thấy dị vật, xét nghiệm lao âm tính, bé được chẩn đoán viêm phổi phải.
Tuy nhiên, khi bé về quê và đến khám tại bệnh viện ở Bình Định, tại đây chụp CT-Scanner phổi lại nghi dị vật đường thở nên người nhà xin chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1 nội soi đường thở.
Lấy ra thành công
Video đang HOT
Sáng 24.12, Phòng khám Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi đến khám vì lý do ho kéo dài, đã chữa trị nhiều nơi không khỏi. Bác sĩ nhận định đây là ca dị vật chiếc kèn khó và hy hữu, lại nằm trong phổi quá lâu và rất sâu ở phế quản hạ phân thùy phổi bên phải.
Đúng ngày Giáng sinh 25.12, ê kíp phẫu thuật của Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng 1 đã nội soi vào đường thở để xác định vị trí của chiếc kèn. Phẫu thuật viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận chiếc kèn do dụng cụ nội soi không đủ độ dài để xuống sâu phế quản hạ phân thùy phổi, đồng thời mô hạt mọc rất nhiều tạo thành 1 khối mô che chắn dị vật. Bên cạnh đó, khi đưa ống nội soi vào thì máu chảy nhiều vào lòng đường thở gây khó khăn cho việc quan sát của phẫu thuật viên cũng như ê kíp gây mê. Sau hơn 90 phút ca nội soi lấy chiếc kèn ra từ phổi bệnh nhi thành công.
TS-BS Phú Quốc Việt, Phó trưởng khoa Tai mũi họng, một trong các bác sĩ trực tiếp tham gia cuộc mổ cho biết: “Sau nhiều nỗ lực soi, ê kíp đã thấy được dị vật, nhưng vị trí dị vật là 1 thử thách cho phẫu thuật viên. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật 4 tay, tức 2 bác sĩ phụ nhau cùng soi và gắp dị vật cùng lúc. Sau lần đầu thất bại, lần thứ hai đã thành công lấy được dị vật ra khỏi đường thở. Kết quả nội soi lại đường thở khá ổn định, không còn chảy máu. Đây có thể coi là một nỗ lực hết mình của ê kíp phẫu thuật, lấy cho bằng được chiếc kèn ra khỏi người bệnh. Hiện bé có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường”.
Theo bác sĩ, đây được xem là món quà Giáng sinh đầy ý nghĩa mà tập thể ê kíp mổ dành cho ba mẹ của bé, “món quà dị vật chiếc kèn”, kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn.
Tránh chó lao ra đường, thanh niên 17 tuổi té sông, cọc đâm xuyên ngực
Tránh con chó lao ra đường bất ngờ, nam thanh niên ngã nhào xuống sông, bị cây cọc gỗ ven bờ đâm xuyên thấu ngực phải.
Rất may, nạn nhân đã được các bác sĩ cứu sống kịp thời.
Ngày 22.11, tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công lấy thanh gỗ dài 30 cm đâm xuyên phổi, qua cơ hoành, thấu gan bệnh nhân do tai nạn giao thông.
Trước đó, bệnh nhân T. T.S. (17 tuổi, ngụ Kiên Giang) được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, dị vật thành trước ngực phải dạng thanh gỗ nhọn, kích thước 5 x 30 cm hướng từ trên xuống, chiều dài dị vật nằm trong lồng ngực và ổ bụng khoảng 25 cm.
Cọc gỗ đâm xuyên ngực bệnh nhân sau khi được các bác sĩ mổ lấy ra. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Gia đình cho biết, trước đó bệnh nhân đang điều khiển xe máy thì bất ngờ phải tránh một con chó ra đường. Cú bẻ lái đột ngột khiến S. ngã nhào xuống sông, không may bị cây cọc ven bờ đâm thấu ngực phải. Ngay sau đó, bệnh nhân được người dân đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu rồi chuyển Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tại bệnh viện, các bác sĩ xử trí cấp cứu, truyền dịch, giảm đau, truyền máu... cho bệnh nhân.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận bệnh nhân bị dị vật là cây cọc gỗ đâm từ ngực phải xuyên qua phổi xuống ổ bụng thấu gan, gãy cung xương sườn trước 3 bên phải, dập phổi thùy giữa.
Các bác sĩ nhanh chóng quyết định phẫu thuật thám sát, xử lý tổn thương cấp cứu. Ê kíp phẫu thuật gồm 8 bác sĩ của khoa Gây mê hồi sức, Ngoại Lồng ngực - mạch máu, Ngoại tổng quát thực hiện kết hợp mở ngực và mở bụng lấy dị vật kiểm soát chảy máu, khâu nhu mô phổi, khâu cơ hoành, khâu gan cho bệnh nhân. Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định truyền 9 đơn vị máu và chế phẩm của máu.
Đoạn cọc gỗ được lấy ra khỏi ngực bệnh nhân dài hơn 30 cm. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra cẩn thận những tổn thương, bệnh nhân đã vượt qua nguy hiểm và chuyển khu hồi sức ngoại khoa theo dõi.
Đến sáng 22.11, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại Lồng ngực - mạch máu.
Cách xử trí khi bị dị vật đâm, xuyên
Theo ThS.BS Liêu Vĩnh Đạt, Phó trưởng khoa Ngoại Lồng ngực - mạch máu, Bệnh viện đa Khoa Trung ương Cần Thơ, ở ca cấp cứu trên việc sơ cứu và điều trị với sự phối hợp nhiều chuyên khoa rất quan trọng, mang tính quyết định đến khả năng cứu sống bệnh nhân.
Hiện tại, sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân dần cải thiện, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Đặc biệt, dị vật đâm xuyên qua thành ngực xuống ổ bụng, có thể gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan ở ngực và trong ổ bụng. Những tổn thương này có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc mất máu và tử vong.
"Việc đầu tiên là sơ cấp cứu tuyệt đối không lấy dị vật ra khỏi vết thương. Bởi lúc này, dị vật đóng vai trò trong việc ngăn chảy máu. Sau đó, phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh và cố định dị vật tốt nhất có thể và khẩn trương chuyển đến bệnh viện tuyến chuyên khoa để được xử trí kịp thời", BS Đạt cho hay.
Nhiều người ho, sốt có phải do Covid-19 tăng? Những ngày gần đây, nhiều gia đình bỗng dưng cả nhà đều bị ho, sốt; nhiều người trong một công ty hay chỗ làm cũng bị tình trạng tương tự cùng lúc. Anh Thanh Tuấn (ở Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết mấy ngày trước bỗng dưng anh bị ho, sốt, mệt mỏi cả đêm, hôm sau anh vẫn đi làm bình thường dù...