Chiếc đũa gãy vô tình trở thành cứu tinh của bé gái 3 tuổi sau khi bị trượt té từ trên ghế xuống
Bé gái 3 tuổi thoát chết trong hi hữu khi bị chiếc đũa đâm vào miệng dụng đến bán cầu tiểu não, nhưng cũng nhờ chiếc đũa bị gãy mà bé được cứu sống.
Theo tin tức của báo điện tử Vân Nam cho biết, vào ngày 31/7 vừa qua, bé gái 3 tuổi Bình Bình sống ở thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc đã may mắn thoát chết trong gang tấc sau khi bị chiếc đũa đâm từ miệng đến bán cầu tiểu não khi đang ăn cơm.
Chia sẻ với truyền thông, mẹ của Bình Bình cho biết, vợ chồng cô như hồi sinh khi suốt nửa tháng qua mất ăn mất ngủ vì tai nạn kinh khủng của con gái. Được biết, vào tối ngày 14/7, Bình Bình cùng gia đình ăn tối. Vốn là cô bé hiếu động, Bình Bình đã đứng lên ghế để ăn cơm, trong lúc đó gia đình đang mải mê nói chuyện, không để ý đến bé thì bất ngờ cô bé bị trượt chân té khỏi ghế, và chiếc đũa mà Bình Bình đang cầm trên tay đã đâm thẳng vào miệng đụng đến bán cầu tiểu não. Lúc này, chiếc đũa bị gãy, một phần khiến cô bé bị tổn thương, phần còn lại rơi ra ngoài. Sau khi tai nạn xảy ra, Bình Bình lập tức bị nôn mửa, đau họng và đau đầu. Bố mẹ quá hoảng hốt đã đưa con gái vào bệnh viện để cấp cứu.
Chiếc đũa khiến Bình Bình suýt mất mạng. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Sau khi nhập viện kiểm tra, các bác sĩ chấn đoán bán cầu tiểu não của Bình Bình bị tổn thương và có dị vật, cần làm phẫu thuật gấp để lấy dị vật ra. Bình Bình nhập viện vào cuối tuần nên không có đủ đội ngũ y bác sĩ để xử lý, tuy nhiên trường hợp của Bình Bình được xem là rất nguy kịch nên Phó chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Côn Minh – Ngô Hải Oanh đã kịp thời xử lý và phẫu thuật ngay để tránh ảnh hưởng đến tính mạng đứa bé. Bác sĩ Ngô cho biết, bệnh nhân là trẻ con nên cuộc phẫu thuật sẽ khá phức tạp. Khi sau khi tiếp nhận trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa khác nhau như tai mũi họng, gây mê, chẩn đoán hình ảnh đã ra sức kết hợp với hy vọng có thể cứu được đứa bé.
2 giờ sáng ngày 16/7, các y bác sĩ bắt đầu tiến hành ca phẫu thuật, hơn 6 tiếng đồng hồ nỗ lực, cuối cùng đã lấy được dị vật ra khỏi bán cầu tiểu não của Bình Bình, dị vật là phần gãy của chiếc đũa dài khoảng 3cm. Sau 24 tiếng được điều trị chăm sóc ICU, tình trạng sức khỏe của Bình Bình có dấu hiệu ổn định, cần phải nằm viện để theo dõi về thần kinh. Theo dự kiến của bác sĩ, nếu như tình hình diễn ra suôn sẻ, có khả năng đầu tháng 8 Bình Bình được xuất viện. Bác sĩ Triệu Ninh Huy cho biết, trường hợp của Bình Bình quả thật là một phép màu. Việc Bình Bình có thể vượt qua một cách ngoạn mục như vậy cũng nhờ ý chí kiên cường của bé cũng như sự chăm sóc, điều trị tích cực của các bác sĩ. May mắn hơn, chính là chiếc đũa đã bị gãy, nếu như chỉ cần dài thêm nửa centimet, có lẽ Bình Bình đã không giữ được tính mạng.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, phó chủ nhiệm khoa – bác sĩ Ngô Hải Oanh cảnh báo các bậc cha mẹ nên cẩn trọng trong việc giáo dục và tập thói quen ăn uống cho con trẻ. Trong lúc ăn không nên chạy nhảy hoặc làm những việc bất thường. Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau thường chọn chế độ ăn khác nhau để tránh tắc nghẽn khí quản và thực quản. Ngoài ra việc dùng đũa, dùng thìa phải đúng cách, không được cầm tùy tiện tránh những tai nận đáng tiếc xảy ra.
(Nguồn: Sina)
Theo Helino
Vì sao mùa hè nhưng vẫn có thể bị cảm lạnh?
Không ít người tin rằng cảm lạnh sẽ dễ xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc trong những ngày lạnh và mưa. Nhưng trên thực tế, mọi người vẫn có thể bị cảm lạnh ngay trong những ngày tháng mùa hè nóng nực.
Cảm lạnh không chỉ xuất hiện khi thời tiết lạnh mà còn cả khi thời tiết nóng - SHUTTERSTOCK
"Có rất nhiều loại vi rút có thể gây cảm lạnh, tuy nhiên không có một loại cụ thể nào là thủ phạm chính gây cảm lạnh vào mùa hè cả. Nghe có vẻ bất ngờ nhưng những trường hợp cảm lạnh thường thấy không phải do nhiệt độ hay mùa, mà là do bị nhiễm vi rút gây bệnh", MSN dẫn lời bác sĩ Luke Powles tại Bệnh viện King's Cross (Scotland).
Mọi người thường hay nói với nhau là cảm lạnh thường xuất hiện vào những tháng thời tiết lạnh hoặc trời mưa. Tuy nhiên, bác sĩ Powles cho rằng đó là thời điểm mà nhiều người sẽ ít đi ra ngoài. Họ quây quần trong nhà cùng nhau nên đó là điều kiện lý tưởng để vi rút lây lan.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy loại vi rút gây cảm lạnh Enterovirus có thể xuất hiện nhiều hơn vào những tháng mùa hè. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt và hắt hơi, thỉnh thoảng là nôn mửa.
Một dấu hiệu khác cũng thường thấy là nước mũi đặc và đổi màu. Nếu trong trường hợp người bệnh cảm thấy bị đau nhức ở cơ và cả cơ thể thì có thể là do cúm, bác sĩ Powles lưu ý.
Cách điều trị cảm lạnh vào mùa nóng cũng khá giống với mùa lạnh. Ngoài uống thuốc, người bệnh cần uống nhiều nước, súc bằng nước muối khi bị đau họng, dùng nước muối hoặc thuốc xịt để làm giảm nghẹt mũi, theo Health24.
Theo thanhnien.vn
15 bài sơ cứu mẹ nhất định phải thuộc lòng để cứu con kịp thời khi gặp nạn Trẻ con thường có tính hiếu động nên rất dễ xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn. Vì thế, bạn nhất định phải biết cách sơ cứu cho bé khi gặp nạn để cứu con kịp thời. 1. Sơ cứu khi bé bị co giật Bạn biết không, nếu bị có rất thì trẻ sẽ rất dễ cắn phải lưỡi và gây...