Chia sẻ của cô gái về 4 thay đổi trong thói quen chi tiêu khi chuyển từ thành phố về vùng quê
Sống ở thành thị hay nông thôn sẽ tốt hơn? Thực ra đây vốn là một câu hỏi mang tính chủ quan. Nhưng nếu bạn đang cân nhắc việc sống ở thành thị hay nông thôn, thì hãy thử cân nhắc những thay đổi mà Lucy Wright chia sẻ trong bài viết này.
Nếu bạn đang cân nhắc rời khỏi một khu vực thành thị và chuyển đến một khu vực nông thôn để sinh sống nhưng vẫn tự hỏi liệu đây có là quyết định đúng đắn? Vậy thì hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bạn có một công việc yêu thích và vẫn có thể làm việc từ xa hay có thể dễ dàng kết nối khu vực làm việc và ngôi nhà ở ngoại thành?
Bạn muốn cuộc sống của mình chậm nhịp hơn thay vì những ồn ào nơi phố thị?
Bạn có sẵn sàng sống một cuộc sống không có đầy đủ những thú vui giải trí như trước?
Lucy Wright lớn lên ở nông thôn – đó là nơi cô dành những ngày cuối tuần cùng anh trai mình đi xe đạp, dựng lều…
Nhưng ngay sau khi tốt nghiệp, cô đã nghe theo tiếng gọi của thành phố và chuyển về đây sinh sống để tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn và lối sống tươi sáng, tràn đầy năng lượng mà nó mang lại.
Và cô thích cuộc sống mới này – cô sống chỉ cách nơi làm việc, các cửa hàng, câu lạc bộ, quán bar và nhà hàng một quãng đi bộ ngắn hoặc đi tàu điện ngầm. Công việc của cô là làm việc cho một tờ báo – việc này cũng có nghĩa là cô thường ra ngoài xem xét các nhà hàng mới, tham dự các buổi ra mắt hoặc gặp gỡ mọi người để ăn tối và đi uống sau giờ làm việc.
Mặc dù điều này có thể trông hấp dẫn đối với một số người, nhưng thực tế là cuộc sống của cô quá đầy đủ và bận rộn, cô không dành nhiều thời gian ở nhà.
Cô đang sống một cuộc sống tiện lợi và điều này phải trả giá đắt. Đúng vậy, gần đó có các nhà hàng và đồ ăn mang đi, nhưng điều này có nghĩa là cô hiếm khi nấu ăn và cô gần như không thể kiểm soát được chi phí cho thực phẩm.
Làm việc nhiều giờ và cạn kiệt năng lượng từ lối sống của mình, cô quyết định phải thay đổi điều gì đó. Vì vậy, cô đã chuyển đổi công việc, thu dọn cuộc sống của mình vào những chiếc hộp để rời khỏi thành phố chật chội và ô nhiễm và tìm kiếm thêm không gian, chất lượng cuộc sống tốt hơn và cơ hội để mọi thứ chậm lại một chút.
Thành thị hay đồng quê? Sau khi trải nghiệm cuộc sống ở cả 2 nơi, Lucy Wright đã quyết định rời thành phố và về quê sinh sống
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều cơ hội làm việc từ xa hơn và nhiều người đang cân nhắc rời bỏ giấc mơ đô thị một thời của họ để tìm kiếm không khí trong lành cũng như nhiều không gian mở hơn.
Trước đây vị trí là yếu tố quan trọng nhất khi tìm nhà, nhưng điều này đã được thay thế bằng vị trí gần không gian mở và khu vực mà bạn có thể làm việc tại nhà hơn. Và Lucy Wright đã có những thay đổi gì sau khi chuyển về quê sinh sống?
Cắt giảm chi phí đi lại
Trước đây, cô đã từng dành những ngày cuối tuần để trốn khỏi thành phố như việc lái xe trong vài giờ và dành hàng trăm giờ tham dự các khóa thiền, yoga ở các vùng nông thôn để giúp giảm stress vào các buổi tối Chủ nhật trước khi căng thẳng không thể tránh khỏi sẽ trở lại vào sáng thứ Hai.
Bây giờ, chế độ tập thể dục của cô không tốn kém – cô chỉ cần một tấm thảm yoga, nửa giờ và một video tập luyện trên YouTube trong vườn của mình. Cô đã tiết kiệm được rất nhiều tiền bằng cách không tham gia các lớp học studio – học phí 80 (gần 2,5 triệu) mỗi tháng – hoặc các khóa thiền tốn kém.
Thay vì sử dụng taxi hay Uber như khi ở thành phố, thì giờ đây cô đã sử dụng lại chiếc xe đạp của mình. Cô luôn cố gắng đạp xe bất cứ khi nào, và cách này cũng giúp bảo vệ môi trường hơn.
Thay vì tốn tiền gọi taxi hay Uber như trước đây, giờ phương tiện chính của cô là xe đạp.
Cắt giảm ngân sách ăn uống
Ngân sách thực phẩm của cô đã gần như giảm một nửa. Thay vì gọi điện đặt đồ ăn hay chọn nguyên liệu hoặc mua trên đường về nhà, cô đã có kế hoạch ăn uống và ngân sách cho mỗi ngày.
Video đang HOT
Cô nấu hàng loạt thực phẩm và bảo quản chúng trong tủ lạnh nhiều nhất có thể, cách này giúp cô không không lãng phí thức ăn và tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc. Cô cũng rất vui khi biết rằng những gì cô nấu là tốt cho sức khỏe, tươi ngon và rẻ hơn rất nhiều so với những đồ ăn bên ngoài.
Các loại cocktail sau giờ làm việc ngẫu hứng, có giá 15 bảng Anh (khoảng 400.000 đồng), đã được thay thế bằng đồ uống trong quán địa phương. Và tất nhiên, giá đồ uống ở đây rẻ hơn rất nhiều.
Thay vì mua những đồ ăn nhanh bên ngoài, cô đã tự nấu ăn nhiều hơn và luôn mang đồ ăn theo mỗi khi ra ngoài – vì ở nông thôn, việc tìm kiếm các nhà hàng cũng không dễ dàng như ở thành phố.
Loại bỏ thời trang giá rẻ
Khi còn sống ở thành phố, cô thường dành những ngày cuối tuần để ngồi nhà lướt web vô bổ, và cuối cùng, cô luôn mua một đống hàng trực tuyến.
Tủ quần áo của cô chứa đầy những món đồ thời trang nhanh có chất lượng kém. Và nó quá đầy đến mức cô thường không thể nhìn thấy mọi thứ mình sở hữu và cuối cùng chỉ mặc một phần nhỏ quần áo trong tủ.
Kể từ khi chuyển đi, cơ hội chi tiêu đã giảm thiểu đáng kể và cô không bỏ lỡ những thứ mình từng mua. Bây giờ cô luôn cân nhắc việc mua hàng và thời gian của mình cẩn thận hơn rất nhiều.
Bất cứ khi nào cô mua quần áo mới, cô luôn hình dung ra ít nhất năm thứ mà cô có thể phối cùng để đảm bảo rằng mình không chi tiền một cách lãng phí.
Có bao nhiêu người trong số chúng ta nghiện mua sắm? Hãy thử tính toán lại xem bạn sử dụng bao nhiêu % trong số những món đồ bạn đã mua và hãy thay đổi thói quen này.
Hiện nay, thay vì chi 30 bảng Anh (khoảng 900.000 đồng) vài lần một tháng cho một món đồ thời trang nhanh, cô mua sắm vài lần một năm cho những thứ mình thực sự cần và yêu thích.
Cắt giảm những chi tiêu bốc đồng
Việc di chuyển ra khỏi thành phố là một cú sốc đối với thói quen của cô – đột nhiên không có một cửa hàng Starbucks nào ở mọi góc hoặc một hiệu thuốc mở cửa để cô ghé vào trên đường về nhà để mua đồ trang điểm. Những thứ nhỏ nhặt mà cô thường coi là đương nhiên, chẳng hạn như cà phê, đồ ăn vặt giờ đã trở thành những món ăn được lên kế hoạch.
Tất cả những điều này đã giúp cô có thể tiết kiệm nhiều hơn. Cô cũng có nhiều không gian hơn để sống, một khu vườn của riêng mình và đặc biệt, cô có thể thoải mái đậu xe mà không phải trả phí gửi xe. Cô đã từng chi 30 bảng Anh (khoảng 900.000 đồng) một tháng cho tiền đậu xe.
Tất nhiên, thỉnh thoảng cô vẫn nhớ thành phố và lái xe vào thành phố để gặp mọi người, nhưng cô thích quay lại trong ngày và luôn cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà vào cuối ngày.
Giật mình nghe chia sẻ 7 thói quen tai hại khiến nữ nhân viên ngân hàng vướng vào nợ nần
Luôn tự tin rằng mình sẽ không vướng vào nợ nần và chi tiêu theo mức thu nhập mà mình kiếm được, nhưng sau vài năm, Marissa Ricalde giật mình nhận ra khoản nợ của cô đã là sáu chữ số.
Bất cứ ai mắc nợ có lẽ đều có một danh sách dài những lời bào chữa cho lý do tại sao họ mắc phải nó. Mãi cho đến khi Marissa Ricalde ở độ tuổi cuối 20, khi cô bắt đầu phân tích đầy đủ tình hình tài chính của mình và nhận ra rằng cô đã nợ nần chồng chất lên đến 6 con số trong nhiều năm, khiến cô cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Cô cũng có vô vàn lý do cho những chi tiêu của mình.
Thật dễ dàng để bị cuốn vào những chi tiêu ở thời điểm hiện tại mà không nghĩ đến việc nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai.
Ba năm qua cố gắng thoát khỏi nợ nần không hề dễ dàng, nhưng cô đã xác định được một số thói quen không tốt dẫn đến sự suy sụp về tài chính của mình.
Bằng cách nhận thức được hành vi của mình, cô đã có thể loại bỏ những thói quen xấu và thay thế chúng bằng những thói quen mới tốt hơn.
1. Không có ngân sách
Mặc dù có khái niệm đơn giản về ngân sách, cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình cần một ngân sách kể từ khi bắt đầu đi làm năm 15 tuổi.
Cô luôn nghĩ rằng mình đã kiểm soát được, cô biết mình kiếm được ít như thế nào, nên không cần phải theo dõi tiền của mình được dùng cho những việc gì. Nhưng nó giống như việc bạn đang ở trên một con tàu mà không biết có một số rò rỉ cho đến khi con tàu chìm.
Hãy luôn có kế hoạch tài chính cho mỗi năm, mỗi tháng trong cuộc đời bạn để giữ mọi thứ đúng quỹ đạo.
Trước khi bắt đầu hành trình tài chính của mình vào năm 2018, cô nằm trong số 30% người Mỹ không sử dụng ngân sách và mặc dù con số này đã cải thiện lên 20% trong năm nay, vẫn có khoảng 66 triệu người không làm điều đó.
Không có ngân sách hay bất kỳ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nào. Cô luôn nghĩ rằng tiền lương đủ sống là tiêu chuẩn và những chi phí lớn có thể được tài trợ bằng thẻ tín dụng. Nhưng suy nghĩ này đã dẫn đến một chu kỳ liên tục mắc nợ không có điểm dừng trong những năm sau này của cô.
2. Học theo những người có sức ảnh hưởng nhưng lại không đúng với tài chính của bản thân
Cô cũng nghiện Instagram, tìm kiếm "thông tin" từ những người có ảnh hưởng, những người đã đi du lịch liên tục và đăng nội dung đẹp giới thiệu những chuyến phiêu lưu của họ. Cô thường lướt mạng để cập nhật hàng tuần và xem xét cuộc sống mà cô muốn cho bản thân.
Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Học hỏi những cách quản lý tài chính hay, thư giãn đầu óc thay vì học thêm những thói quen tiêu dùng không lành mạnh.
Cô được truyền cảm hứng để tạo ra một lối sống mà cô thực sự không đủ khả năng. Cô đã theo dõi một loạt những người có ảnh hưởng và nổi tiếng, và điều này khiến cho cô cảm thấy như mình phải mua những xu hướng thời trang và làm đẹp mới nhất, đi du lịch đến những nơi xa xôi.
Sau khi chi hàng nghìn đô cho những thứ không cần thiết như ăn uống, chăm sóc da và du lịch, cô càng thêm nợ nần chồng chất.
3. Sử dụng thẻ tín dụng để mở rộng thu nhập
Bạn có bao giờ nghe đến những lời mời gọi như hoàn lại bao nhiêu % tổng số tiền bạn chi bằng thẻ tín dụng nếu khoản chi của bạn vượt một số tiền nhất định?
Marissa Ricalde đã được chấp thuận cho một số thẻ với các chương trình phần thưởng hấp dẫn, và cô có thói quen sử dụng những thẻ đó như thể chúng là một phần mở rộng thu nhập của mình.
Cô đã nghĩ rằng việc đáp ứng yêu cầu chi tiêu tối thiểu là vài nghìn đô để có thể đổi phần thưởng có thể dễ dàng được hoàn trả. Tuy nhiên, phần thưởng thẻ tín dụng sẽ không bổ ích nếu chúng dẫn đến khoản nợ lớn.
Hãy luôn nhớ các gói kích cầu tiêu dùng từ thẻ tín dụng sẽ chỉ mang đến cho bạn những khoản nợ mà thôi.
Các chuyên gia tài chính đặc biệt khuyên không nên làm điều này, vì các cá nhân có thể dễ dàng tích lũy số dư lớn để gặt hái thành quả.
Cô cảm thấy thoải mái với các khoản thanh toán hàng tháng tối thiểu bởi vì, vào thời điểm đó, nó có thể chi trả được. Nhưng cô lại quên mất rằng số dư nợ sẽ được cộng dồn và dẫn đến số tiền lãi chết người sau này.
4. Không có quỹ khẩn cấp
Cô cũng sử dụng thẻ tín dụng như một nguồn tài trợ cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, đây cũng là điều mà 37% người Mỹ làm, theo một cuộc khảo sát của Bankrate.
Cô không có gì để dành cho trường hợp khẩn cấp và cô cũng đã đạt đến hạn mức tín dụng của mình. Phương thức cấp vốn này trở nên cực kỳ tốn kém, bởi vì cô không thể trả hết số dư của mình và các khoản thanh toán lãi suất cao bắt đầu tăng lên.
Cuộc sống không ai có thể biết trước được điều gì. Con ốm, tai nạn bất ngờ, gia đình nội ngoại có vấn đề, hay thậm chí là ly hôn... Hãy luôn có quỹ khẩn cấp cho những trường hợp xấu nhất.
Còn tệ hơn nữa, nếu cô mất việc, cô sẽ không có khả năng trang trải bất kỳ chi phí nào, điều này khiến cô lo lắng.
5. Ưu tiên "Muốn" hơn "Nhu cầu"
Mua hàng hấp tấp là căn nguyên của việc chi tiêu liều lĩnh của Marissa Ricalde và rất nhiều người. Cô không bao giờ nghĩ nhiều đến việc ưu tiên nhu cầu hơn mong muốn bởi vì cô nghĩ rằng mình có đủ khả năng chi trả.
Hãy luôn đặt những điều bạn cần lên trên những điều bạn muốn để tránh lãng phí. Bởi chúng ta sẽ chẳng thể nào thực hiện được hết những mong muốn của mình - và rất nhiều trong số chúng là ngoài tầm với hoặc chúng sẽ trở nên vô dụng sau khi chúng ta mua về.
Không có mục tiêu hay ngân sách, cô biện minh cho những điều mình muốn nếu cô cảm thấy việc mua hàng đang làm tăng chất lượng cuộc sống của mình: nếu cô chạy bộ, tốt hơn là nên mua những đôi giày tốt nhất cho dù giá cả thế nào hay nên đi du lịch ngay bây giờ bởi vì cuộc sống quá ngắn.
Cô cảm thấy hợp lý, nhưng điều này nhanh chóng trở thành món nợ mà cô nghĩ có thể dễ dàng trả lại bằng thu nhập trong tương lai.
6. Chi tiêu quá mức cho con cái
Là một người mẹ, cô luôn muốn có thể cho con trai mình cả thế giới và một phần của điều này là mong muốn mang đến cho con những thứ xa xỉ mà cô không có được khi lớn lên, đặc biệt là khi nói đến những trải nghiệm như du lịch.
Trong một cuộc khảo sát của Credit Karma, 53% phụ huynh đã vay tiền để trả cho những món đồ hoặc trải nghiệm không cần thiết cho con cái. Hẳn bạn sẽ thấy mình trong này, khi những bộ quần áo bạn mua và con thì lớn nhanh nên không kịp mặc, những món đồ chơi đắt tiền....
Hãy thử kiểm tra lại xem có bao nhiêu món đồ chơi mà con bạn đã bỏ xó sau khi dùng một lần, hay những bộ quần áo chưa mặc lần nào với giá đắt đỏ mà bạn đã mua.
Mặc dù nghĩ rằng cô đã có ý định tốt nhất cho con mình, nhưng khoản nợ chồng chất đã khiến cô không thể tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp hoặc quỹ đại học cho con mình hay đầu tư vào những dự án tài chính.
7. Chờ đợi để đầu tư
Nhắc đến đầu tư, cô luôn nghĩ rằng đó là thứ dành cho người giàu và cô cần phải thuê một nhà môi giới để có thể bắt đầu.
Mặc dù điều này có thể đúng khi cô còn học đại học, nhưng ngày nay nó không còn được áp dụng nữa, vì đầu tư đã trở nên hợp lý và dễ tiếp cận hơn nhiều trong vòng 10 năm qua.
Đừng bao giờ chờ tới khi bạn có nhiều tiền rồi mới đầu tư. Hãy thử đầu tư vào những thứ nhỏ, rồi dần dần là những thứ lớn. Hãy để đồng tiền của bạn được sinh sôi.
Bằng cách thổi bay tiền khi thực hiện những nhu cầu của bản thân và gánh một khoản nợ thẻ tín dụng lãi suất cao đáng kể, cô đã mất đi những khoản tiền mà đáng lẽ mình có thể dùng để đầu tư và kiếm lời.
Mặc dù vướng vào tất cả những thói quen xấu này đã khiến cô gặp khó khăn về tài chính, nhưng giờ đây cô đã biết kiểm soát tình hình hơn và tiếp tục hành trình hướng tới sự độc lập về tài chính.
Cần rất nhiều kỷ luật và ý thức tự giác để tránh những thói quen này, và làm như vậy, cô đã có thể đạt được hai cột mốc quan trọng: tích cực trả nợ trong vòng hai năm qua và tiết kiệm một quỹ khẩn cấp đủ lớn để trang trải các chi phí cơ bản trong ít nhất sáu tháng.
Bóc mẽ những thói quen rửa bát tưởng vừa sạch vừa tiện, ai dè chỉ mất công lại rước thêm vi khuẩn vào người Trong đó, nhiều thói quen đã được hình thành từ nhiều năm và được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Đã đến lúc bạn cần thay đổi và tạo cho mình những thói quen mới để bảo vệ sức khỏe gia đình hiệu quả nhất. 1: Ngâm đồ bẩn trước khi rửa Trong thực tế, đây là thói quen khá phổ biến của...