Chìa khóa giúp tối ưu hóa sự phát triển của trẻ 5 năm đầu đời
Các mẹ thường đặc biệt quan tâm đến cân nặng của con. Chỉ cần thấy bé “roi roi”, có vẻ như “ít mũm mĩm” so với các bé cùng độ tuổi là mẹ đã sốt ruột, tự trách mình, tìm kiếm hàng loạt cách giúp bé tăng cân.
Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng nhi, cân nặng không phải thước đo duy nhất về tăng trưởng của một em bé khỏe mạnh. Mẹ cần hiểu rõ về các chỉ số tăng trưởng, cũng như biết cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để bé có thể bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng về lâu dài, bao gồm cả chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, sự phát triển trí não trong giai đoạn đầu đời.
Hiểu đúng về “đà tăng trưởng” để giúp trẻ đạt sự phát triển tối ưu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, khi muốn kết luận một em bé có suy dinh dưỡng hay không, có đạt đà tăng trưởng đúng chuẩn hay không thì bên cạnh biểu đồ cân nặng, chiều cao còn cần xét thêm các chỉ số khác như: chỉ số chiều cao tương ứng với cân nặng, chỉ số vận động, chỉ số BMI và một số tiêu chí khác nữa.
Như vậy, rõ ràng cân nặng không phải là thước đo duy nhất để đánh giá về sức khỏe và sự phát triển của một em bé. Chia sẻ tại hội nghị thượng đỉnh về Sự Tăng Trưởng do Viện Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott tổ chức mới đây tại Tây Ban Nha, bà Marion Margaret Aw, Phó giáo sư tại Khoa Nhi, Trường Y Khoa Yong Loo Lin (YLL SoM), Đại học Quốc gia Singapore và là Bác sĩ Nhi khoa tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh: “Mẹ nên đặc biệt chú trọng đến sự tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn 5 năm đầu đời, vì đây được xem là giai đoạn cửa sổ vàng, chỉ đến duy nhất một lần trong đời và tác động lâu dài đến sức khỏe, tầm vóc, sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ về sau”.
Video đang HOT
Mẹ cũng cần biết thêm một số tiêu chí của WHO đưa ra để đánh giá chuẩn sự phát triển của trẻ, như “Phát triển toàn diện” (không lấy cân nặng để đánh giá sự phát triển của trẻ mà bao gồm đầy đủ các yếu tố kết hợp); “Phát triển cân đối” (phát triển đều giữa chiều cao và cân nặng); “Phát triển vận động” (trẻ biết hoạt động phù hợp với lứa tuổi của mình)… Ở đây, lưu ý thêm rằng yếu tố gen di truyền được xác định chỉ ảnh hưởng khoảng 20% sức khỏe tổng thể và sự phát triển toàn diện của trẻ; 80% còn lại sẽ phụ thuộc vào những yếu tố mẹ có thể tác động được, như dinh dưỡng, lối sống, môi trường lành mạnh…
Riêng về sự phát triển chiều cao của trẻ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao. Một em bé khỏe mạnh có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai và chiếc chìa khóa vàng để mẹ hỗ trợ con chính là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng.
Giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng và duy trì đà tăng trưởng tối ưu bằng bổ sung dinh dưỡng đường uống
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi khá cao, khi có đến 6.4% trẻ nhẹ cân, 24.6% trẻ thấp còi, 14.1% trẻ thiếu cân (báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017). Nếu bé đang có những dấu hiệu như biếng ăn, chậm tăng trưởng, tăng trưởng dưới chuẩn bình thường, mẹ nên làm gì để chủ động cải thiện và giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng?
Câu hỏi này chính là trăn trở không chỉ của các bà mẹ mà còn của nhiều cơ quan ban ngành. Những năm qua, nhiều sáng kiến cải thiện dinh dưỡng do Abbott phối hợp cùng chính phủ Việt Nam thực hiện cũng đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Có thể kể đến nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott đã chứng minh hiệu quả của việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống với tình trạng thấp còi của trẻ từ 24 đến 48 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình trong 6 tháng, đã giúp cải thiện mức tăng cân và chiều cao trung bình cho các trẻ được nghiên cứu.
Theo đó, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt khi bổ sung dinh dưỡng đường uống: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần, trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần; sau 48 tuần, trẻ duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng.
Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu nói trên là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất, chứa 37 dưỡng chất thiết yếu và nguồn đạm chất lượng cao, được chứng minh lâm sàng giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng rõ rệt và tăng cường sức đề kháng.
Thay vì chỉ quá coi trọng cân nặng của con như tâm lý nuôi con trước đây, mẹ hiện đại có thể tạo dựng cho bé một đà tăng trưởng tốt, với sự phát triển toàn diện về cả cân nặng, chiều cao, sức đề kháng, khả năng học hỏi.
Những cách thức hiệu quả và đơn giản mẹ dễ dàng áp dụng ngay bao gồm việc lên thực đơn phong phú để có bữa ăn hấp dẫn với bé; luôn để bé có tâm lý thoải mái đừng ép bé ăn bằng mọi cách; đưa bé đến khám bác sĩ trong trường hợp bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hoặc những bệnh tiềm ẩn để điều trị dứt điểm; bổ sung dinh dưỡng đường uống và duy trì kể cả sau khi bé bắt kịp đà tăng trưởng để bảo đảm con có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng.
Phương Anh
Theo Dân trí
Cân nặng của mẹ xác định BMI của trẻ
Bên cạnh yếu tố di truyền, trọng lượng của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI) ở tuổi vị thành niên.
Shutterstock
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Open cho thấy thanh thiếu niên có mẹ không hoạt động thể chất dễ có nguy cơ bị thừa cân.
"Cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sống của trẻ. Hành vi dẫn đến béo phì dễ dàng được chuyển từ cha mẹ sang con", nghiên cứu sinh Marit Naess tại Đại học Khoa học và công nghệ Na Uy cho biết.
"Nếu mẹ giảm từ 2 - 6 kg, điều này có thể liên quan đến chỉ số BMI thấp hơn ở trẻ em", chuyên gia Kirsti Kvaloy từ đại học trên giải thích thêm.
Tuy nhiên, không có mối liên kết đáng kể nếu người cha giảm cân. Cuộc khảo sát ở 4.424 trẻ và cha mẹ cho thấy có thể là do các bà mẹ vẫn là những người chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch cho các hoạt động trong nhà cũng như lựa chọn thực phẩm.
Theo thanhnien
5 thói quen sống có thể giúp bạn không bị ung thư Giữ cân nặng chuẩn, ăn uống cân bằng, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh xa ẩm mốc. Giữ cơ thể cân đối Theo Prevention, cần tập luyện và ăn uống để giảm mỡ, săn cơ, trở nên săn chắc nhất có thể, không phải tình trạng ốm tong teo thiếu cân. Trong đó, chỉ số vòng eo được xem là...