Chìa khóa giúp mẹ “bỉm sữa” người Úc giảm được 43kg mà không cần từ bỏ những món yêu thích
Sinh con xong, chắc hẳn bà mẹ nào cũng phải loay hoay với những kế hoạch giảm cân để lấy lại vóc dáng thon gọn như xưa. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy thử tham khảo bí quyết giảm cân từ mẹ “bỉm sữa” người Úc sau đây.
Thêm một “mẹ bỉm sữa” giảm 13kg thành công sau khi sinh, lấy lại vóc dáng quyến rũ vạn người mê Giảm hơn 60kg, bí quyết gì giúp mẹ “bỉm sữa” vẫn được ăn bít tết mỗi tối mà cân nặng lại xuống đều đều? Mẹ “bỉm sữa” 40 tuổi xứ Hàn gây choáng vì màn Before – After khiến gái đôi mươi cũng phải hâm mộ
Sophie Roberts (30 tuổi) là một bà mẹ “bỉm sữa” hiện đang sinh sống tại thành phố Sydney (Úc). Từng có khoảng thời gian, Sophie nặng tới 110kg do thói quen ăn uống vô tư của mình. Ngày đó, Sophie chia sẻ cô cũng từng thử qua một vài chế độ ăn kiêng giảm cân nhưng không thu lại được kết quả gì.
Sophie Roberts (30 tuổi)
Khi sinh con trai đầu lòng vào năm 2015, Sophie bắt đầu nhận thấy thân hình của mình quá sồ sề và cần phải được cải thiện. Lúc này, nhờ quyết tâm và kiên trì thay đổi, Sophie đã giảm được 38kg. Tuy nhiên, đến năm 2018, cô nặng 80kg và sau khi sinh em bé thứ 2, Sophie tiếp tục tăng thêm 12kg nữa.
Khi cô con gái mới sinh được 6 tuần tuổi, Sophie bắt đầu quay trở lại với chế độ giảm cân của mình. Nhờ duy trì việc ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn, Sophie tiếp tục giảm thêm 20kg sau một năm. Đây cũng là lần đầu tiên cô thấy chỉ số BMI trong cơ thể mình đạt mức an toàn.
Video đang HOT
Hiện tại, mẹ “bỉm sữa” người Úc này duy trì mức cân nặng là 67kg. Tính từ thời điểm nặng nhất đến bây giờ, Sophie đã giảm thành công được 43kg. Để có được thành công như hiện tại, Sophie chia sẻ cô có 3 nguyên tắc rất đơn giản trong cuộc sống và nó cũng là chìa khóa giúp cô giảm cân hiệu quả.
1. Kiểm soát kỹ lượng calories nạp vào cơ thể
Tùy theo chỉ số cơ thể ở từng thời điểm, Sophie bắt đầu đặt ra những mức calories trong ngày và chia chúng thành các bữa nhỏ. Nếu quá thèm ăn một món nào đó, Sophie vẫn thêm chúng vào thực đơn nhưng miễn sao nó không vượt quá lượng calories cho phép trong ngày là được. Bằng cách này, Sophie cảm thấy bữa ăn của mình không bị hạn chế mà vẫn đủ yếu tố ngon miệng, hợp khẩu vị.
2. Kiên trì với những gì mình đề ra
Sophie theo dõi và kiểm soát tất cả mọi thứ mà cô ăn hàng ngày. Đó là một cách sống mới mà Sophie cho là thói quen tốt trong việc giảm cân. Khi đã biến nó thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ có động lực để thực hiện nó tốt hơn mà không cảm thấy khó chịu hay phiền phức.
3. Lập kế hoạch cho từng bữa ăn
Sophie dành 20 phút mỗi tuần để ngồi liệt kê danh sách những loại thực phẩm cần mua. Sau đó, cô sẽ đi siêu thị và mua hết những gì mình đã viết ra trước đó vào ngày chủ nhật. Khi trở về nhà, Sophie sẽ sơ chế và bảo quản cẩn thận những loại đồ ăn cho từng ngày. Điều này giúp Sophie hoàn thiện được thực đơn ăn kiêng cho cả tuần mà không cần phải nghĩ quá nhiều tới chuyện hôm nay ăn gì.
Đặc biệt, Sophie cũng thường tích trữ sẵn đồ ăn lành mạnh trong nhà để hạn chế tối đa việc ăn ngoài, từ đó giúp kiểm soát các loại thực phẩm nạp vào cơ thể tốt hơn. Ngoài ăn kiêng lành mạnh, Sophie còn chăm tập gym và xen kẽ việc chạy nhảy, chơi đùa cùng các con mỗi ngày. Nhờ đó, nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể Sophie cũng được đốt cháy hiệu quả.
Theo Trí thức trẻ
Những công thức tính một vóc dáng khỏe đẹp
Chỉ số BMI phân loại thừa cân - béo phì, WHR đánh giá phân bố mỡ trong cơ thể, Skelie tính theo tỷ lệ giữa thân người và đôi chân.
Theo huấn luyện viên thể hình Trần Vũ Thành Nhân, những chỉ số tính vóc dáng ngoài việc giúp bạn tự kiểm tra chuẩn đẹp của thân hình còn có thể dự báo các nguy cơ bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... nếu cân nặng dư thừa do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ.
Trong đó, mỡ phân bố đều toàn thân gồm mặt, cổ, vai, ngực, bụng, mông, đùi thì gọi là béo phì toàn thân. Nếu mỡ tập trung nhiều vùng eo thắt lưng và bụng là béo phì kiểu trung tâm, còn gọi là béo phì kiểu "đàn ông". Kiểu béo phì này có nhiều nguy cơ bệnh tật. Mỡ tích tụ nhiều vùng quanh mông, bẹn và đùi thì gọi là béo phì phần thấp, béo kiểu "đàn bà". Đây là kiểu béo phì có ít nguy cơ bệnh tật hơn.
Chỉ số BMI
BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Đây là phương pháp thông dụng nhất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dùng để đánh giá tình trạng béo của cơ thể.
Chỉ số WHR (Waist Hip Ratio)
Người Việt Nam nên có BMI trong khoảng 18,5-22,9. Thông thường chỉ số BMI lý tưởng đối với các bạn gái trẻ là 18,5-20; với phụ nữ trung niên và người lớn tuổi là 20-22.
WHR được tính bằng kích thước vòng eo (cm) chia cho vòng mông (cm). Trong đó, vòng eo được đo ngang rốn, vòng mông đo ngang qua điểm phình to nhất của mông. Chỉ số này giúp đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể.
Nếu WHR của nam giới lớn hơn 0,95 và của nữ lớn hơn 0,85 thì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim...
Chỉ số WHR được tính bằng số đo vòng eo chia cho vòng mông. Ảnh: The Journier
Chỉ số Skelie
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ giữa thân người và đôi chân. Không phải chân dài đồng nghĩa với việc bạn sở hữu vóc dáng hoàn hảo, chúng còn phụ thuộc vào việc đôi chân của bạn có phù hợp với chiều dài của lưng hay không.
Chỉ số Skelie của người châu Phi là cao nhất, người châu Âu cao nhì và người châu Á thuộc loại thấp. Ở người Việt Nam trung bình là 50.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Không chỉ ăn nhiều mới béo: Khoa học chỉ rõ bật tivi hoặc đèn khi ngủ, phụ nữ dễ bị tăng cân béo phì Không tắt thiết bị điện khi ngủ không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên JAMA Internal Medicine, Dale Sandler, nhà điều tra cấp cao của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Mỹ, cho biết phụ nữ có 17% nguy cơ tăng 5 kg, 22% nguy cơ thừa cân và 33% nguy cơ mắc bệnh béo phì...