Chỉ với 50 ngàn đồng, bà nội trợ Hà Nội có thể mua 10 loại rau củ sau cho gia đình 4 người lớn ăn thoải mái ăn trong vòng 1 tuần
Khoảng 2-3 tuần trở lại đây, giá rau xanh trên thị trường bất ngờ giảm mạnh, có những loại giảm gấp 4-5 lần nên hiện tại bà nội chợ chỉ cần cầm 50 ngàn đồng đi chợ là đã “thỏa sức” ăn cả tuần.
Đây là chia sẻ của bà nội trợ tên Hoa, 37 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội. Theo chị Hoa cho biết, nếu mấy tháng trước, chị thường phải dành khoảng 200 ngàn đi chợ mua rau củ quả về ăn mới đủ cho gia đình 4 người nhà chị ăn 1 tuần thì hiện nay, do giá rau củ giảm nên chị chỉ mua khoảng 50 ngàn đồng là cả tuần đã thoải mái rau củ quả ăn.
Chị Hoa cho biết, gia đình chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và 2 con. Con gái chị đang học lớp 10, con trai học lớp 8.
Bởi thế sức ăn của 2 con chị cũng hệt như người lớn: “Nhà mình cả nhà cũng thích ăn rau nên bữa ăn nào cũng ăn một đĩa rau củ to tú ụ. Hơn nữa do ăn rau củ tốt nên mình lúc nào cũng khuyến khích các con ăn rau nhiều hơn ăn thịt”.
Chị Hoa – người phụ nữ đảm đang của gia đình.
Các loại rau củ đang vào chính vụ nên giá rất rẻ.
Bà nội trợ này cũng tiết lộ, giá rau củ thời điểm này rẻ là do rau củ mùa này đang bước vào chính vụ. Bởi thế mướp, bầu, bí, lặc lè… giảm “sốc” nhất, khiến cho lần nào đi chợ chị Hoa cũng rất vui và tiết kiệm được 1 khoản.
Cụ thể, chỉ với 50 ngàn đồng đi chợ, bà nội trợ 35 tuổi này ra chợ đầu mối Phía Nam và sẽ mua được khoảng 10 loại rau củ xanh sau để đủ ăn cả tuần:
1 kg mướp hương: 8 ngàn đồng (6-7 quả mướp nhỏ, chia 2-3 bữa tùy theo mục đích xào hay nấu kèm các loại rau khác)
1 kg đậu cove: 10 ngàn đồng (chia 2 bữa)
1kg củ cải: 5 ngàn đồng (chia 2-3 bữa)
1 kg mướp đắng: 5 ngàn đồng (chia 2 bữa)
1 bó rau muống: 4 ngàn đồng (chia 2 bữa)
3 bó rau mùng tơi: 2 ngàn đồng (2 bữa)
2 bó rau rền xanh đỏ: 3 ngàn đồng (2 bữa)
1kg lặc lè: 4 ngàn đồng (chia 2 bữa)
1 quả bầu nhỏ: 4 ngàn đồng
Video đang HOT
1kg bắp cải: 5 ngàn đồng
Với số tiền 50 ngàn đồng, chị Hoa mua được các thực phẩm trên về nhà. Sau đó chị chia ra các bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình như sau:
Thứ 2: Mướp xào lòng mề rau muống luộc sấu
Bữa trưa: 1kg mướp thông thường được khoảng 6-7 quả nhỏ. Bữa trưa, nhà chị Hoa sẽ mang 3 quả mướp để xào với bộ lòng mề gà hoặc vịt. Ngoài ra sẽ ăn bó rau muống luộc với sấu làm canh.
Bữa tối: “1 bó rau muống thường rất to, ăn 1 bữa quá nhiều không ăn hết vứt đi cũng phí. Vì thế nhà mình thường chia ra 1 bó rau muống ăn 2 bữa sáng chiều. Do mùa hè rồi nên nhà mình cứ luộc rau muống với sấu để có bát canh chua ăn rất dễ ăn“, chị Hoa nói.
Thứ 3: Canh mùng tơi nấu mướp củ cải luộc
Bữa trưa: Để nấu canh này, chị Hoa thường mix 1 quả mướp nhỏ nấu với 1 bó rau mùng tơi thái nhỏ. Tận dụng nước xương hoặc nước luộc gà, chị thường bỏ vào nấu cùng. Khi hết nước xương, chị nấu mướp mùng tơi chỉ với gói bột tôm cũng khá thơm ngon.
Bữa tối: Chị Hoa cho biết, 2kg củ cải mua về có thể chia làm 2-3 bữa. Vì thế bữa tối thứ 2 chị sẽ luộc 1 đĩa củ cải để cả nhà ăn: “ Ăn củ cải luộc cả nhà mình đều thích vì ngọt và mềm, lại nhiều nước. Nhất là 2 con rất thích ăn”.
Thứ 4: Mướp đắng nhồi thịt Lặc lè luộc
Bữa trưa: 1kg mướp đắng, chị Hoa cũng chia ra làm 02 bữa ăn. Bữa đầu chị sử dụng 3 quả mướp đắng để cắt ra nấu canh mướp đắng nhồi thịt.
Bữa tối: Với 2kg lặc lè, chị Hoa chia ra làm 3 bữa. Tính ra mỗi bữa khoảng 6-7 lạng lặc lè luộc đã được 1 đĩa rau củ ăn thoải mái.
Thứ 4: Rau mùng tơi mướp nấu thịt bằm Đậu cove luộc
Bữa trưa: Rau mùng tơi mướp nấu thịt bằm
Do món ăn này nấu rất nhanh và tiện lại mát, thơm, dễ ăn nên chị Hoa thường làm loại canh này cho bữa trưa. Có thể tận dụng chút thịt băm để nấu cùng cũng rất ngọt nước.
Bữa tối: Đậu cove luộc hoặc xào
Tùy theo món ăn mặn trong mâm cơm hôm ấy mà chị Hoa có thể dùng đậu cove để chế biến luộc hay xào. Tuy nhiên nhà chị rất thích ăn rau củ quả luộc nên thông thường bà nội trợ này sẽ luộc. 1kg đậu cove, chị cũng hay chia làm 2 bữa.
Thứ 5: Rau bắp cải xào Canh rau rền luộc hoặc nấu nuối tôm
Bữa trưa: 1 chiếc bắp cải 1kg nhà chị cũng thường chia làm 2 bữa. Tuy nhiên nếu hôm nào xào, chị thường xào nguyên 1 kg dù hơi nhiều nhưng bắt các con ăn cố cũng hết.
Bữa tối: Lấy 1,5 bó rau rền ra luộc hoặc nấu với muối tôm cũng được bát canh rau to.
Thứ 6: Canh bầu nấu nước xương mướp đắng xào trứng
Bữa trưa: Chị Hoa nấu canh bầu nấu với muối tôm hoặc nấu với nước canh xương chị hầm bỏ sẵn trong tủ.
Bữa tối: Chị xào nốt 3-4 trái mướp đắng với 2 quả trứng gà là đã có thể có đĩa mướp đắng xào hấp dẫn.
Thứ 7: Củ cải xào nấm thịt mùng tơi nấu tôm khô
Bữa trưa: Để thay đổi cho món rau, chị có thể xào nốt mấy củ cải còn lại với nấm, thịt.
Bữa tối: Tận dụng nốt 1 bó mùng tơi còn lại chị nấu canh rau mùng tơi với tôm khô vừa rẻ vừa dễ ăn.
Chủ nhật: Canh rau rền thịt băm Đậu cove xào tỏi lặc lè luộc
Bữa trưa: Ăn canh rau rền nấu thịt băm vừa nhanh vừa đủ dưỡng chất.
Bữa tối: “Vẫn còn ít lặc lè nên mình sẽ luộc lặc lè và đậu cove xào tỏi là cũng được 2 món rau xanh cho gia đình ăn thoải mái bữa tối.
Nhờ có nhiều loại rau mà mâm cơm gia đình vừa tiết kiệm chi phí lại tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Như vậy, chỉ với 50 ngàn đồng nhưng nhờ biết tính toán món ăn và biết phân chia số thực phẩm nên nhà chị Hoa ăn rau củ cả tuần mà không thấy chán hoặc bị lặp lại quá nhiều lần. Chưa kể đây là những loại rau củ để được rất lâu trong tủ lạnh.
Áp dụng đúng 4 nguyên tắc này, dù có thất nghiệp bất ngờ chị em nội trợ nắm kinh tế gia đình cũng không lo cảnh "chết đói"
Chỉ cần áp dụng đúng 4 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm dưới đây, đảm bảo các gia đình sẽ an tâm hơn trong vấn đề tài chính kể cả khi bạn bị thất nghiệp bất ngờ.
Không chỉ trong thời buổi kinh tế khó khăn, bài toán kinh tế, chi tiêu tiết kiệm đã không quá lạ lẫm đối với nhiều bà nội trợ trong gia đình. Làm cách nào để ăn tiêu vừa đủ, không phung phí để còn dành dụm được một khoản kha khá lo tính chuyện "đại sự" khác nữa.
Thay vì ăn tiêu không theo tính toán rồi chật vật với việc không đủ tiền tiêu cuối tháng thì các bà nội trợ vẫn có thể rủng rỉnh tiền tiết kiệm nếu biết áp dụng đúng 4 nguyên tắc chi tiêu dưới đây.
1. Nguyên tắc "hũ gạo cứu đói"
Chị em nên thực hiện nguyên tắc này mỗi ngày và áp dụng đều đặt theo kỷ luật. Nguyên tắc này rất đơn giản như sau: Dành 10% số tiền tiêu trong ngày để tiết kiệm.
Ví dụ, gia đình bạn chi tiêu 1 ngày khoảng 300.000 đồng. Bạn hãy bỏ 30.000 đồng vào ngăn ví riêng hoặc lợn đất. Số tiền này tương đương với 10% chi tiêu của ngày hôm đó. Số tiền 30.000 đồng có thể là nhỏ so với chi phí cả gia đình nhưng nếu cộng dồn số tiền tiết kiệm ấy trong 1 tháng/ 1 năm/ nhiều năm bạn sẽ thấy khoản tiền lớn đến bất ngờ.
Số tiền này bạn có thể dùng để gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc như đau ốm.
2. Nguyên tắc "mackeno" (mặc kệ nó)
Đây là một nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm của Nhật khá nổi tiếng. Nó đánh mạnh vào tâm lý của con người khi bỏ qua các lời dị nghị, bàn tán hoặc a dua mua sắm theo số đông.
Đối với người Nhật, quần áo chỉ cần chỉnh trang, phù hợp với hoàn cảnh. Ăn no, vừa miệng và cà phê đủ tỉnh táo khi làm việc. Chính vì vậy, khi nghe thấy những lời dị nghị không tốt về mình bạn hãy "mackeno".
Bởi lẽ, nếu quần áo và thời trang hay từ chối tụ tập cùng bạn bè, không chạy theo mốt của bạn chỉ khiến người đời bàn tán vài ba hôm. Nhưng nếu cứ đuổi theo nó thì tài chính của bạn sẽ sụt giảm nghiêm trọng, bạn sẽ rơi vào rủi ro không thể thanh toán nổi cả những thứ thiết yếu nhất.
Hãy cân đo đong đếm để biết đâu là thứ tốt với bản thân mình.
3. Nguyên tắc tư duy "đại gia"
Nhiều bà nội trợ có thói quen thích mua hàng đại hạ giá, theo lố, số lượng nhiều thì được khuyến mại cái nọ cái kia. Tuy nhiên, nguyên tắc tư duy đại gia sẽ chỉ cho bạn rằng, nên dùng đồ tốt (từ đồ gia dụng tới nhu yếu phẩm hàng ngày). Bởi lẽ, tiền nào của nấy, hàng chất lượng sẽ dùng được lâu và bền. Có thể một số thứ hạn sử dụng là trọn đời.
Thay vì nhọc công suy nghĩ tới giá tiền, mẫu mã, chất lượng nhiều lần bạn nên mạnh dạn suy nghĩ thật kỹ trong 1 lần mà thôi. Lựa chọn sản phẩm tốt và dành thời gian cho những công việc khác hoặc tìm kiếm công việc kiếm tiền bổ sung.
4. Nguyên tắc cải thiện không gian sống
Nghe có vẻ hơi tốn kém nhưng lại hiệu quả rất nhiều. Biến mỗi góc nhỏ trong không gian sống trở nên hữu ích, đẹp mắt hơn sẽ là bài toán kinh tế thông minh. Ví dụ, bạn tạo góc cà phê, một phòng tập gym, một căn bếp gắn kết các thành viên trong gia đình rồi hạn chế la cà ở quán xá, giảm tiền xăng xe, góp phần bảo vệ môi trường và hơn nữa bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho kế hoạch tương lai.
"Ngó" mâm cơm gia đình cho 4 người ăn thoải mái chỉ bằng tiền ăn bát bún ngoài hàng 25-50 ngàn đồng mà vẫn đầy đặn, đủ dưỡng chất của hai bà nội trợ đảm Chỉ với chi phí cực ít ỏi, chỉ với 25-50 ngàn đồng - số tiền bằng khi ăn 1 bát bún ngoài hàng, nhưng nhờ tài nội trợ của những bà vợ đảm, khéo vén mà bữa cơm gia đình vẫn đầy đủ dưỡng chất và khá đầy đặn. Mâm cơm 50 nghìn đồng của mẹ đảm ở Hà Nội Nhà chị Lê...