Chỉ tuyển người có học lực khá vào diện cử tuyển đại học
Sau 14 năm, quy định tuyển sinh chế độ cử tuyển với học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số đã có những điều chỉnh đáng kể, với yêu cầu đầu vào cao hơn hẳn về học lực, hạnh kiểm.
Trường Dự bị ĐH TP.HCM – nơi đào tạo giai đoạn đầu sinh viên diện cử tuyển – ĐĂNG NGUYÊN
Đây là nội dung quan trọng của Nghị định 141 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vừa ban hành, chính thức có hiệu lực từ tháng 1.2021 tới.
Chỉ tuyển người dân tộc thiểu số
Cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC. Nguyên tắc cử tuyển đúng đối tượng và tiêu chuẩn, đảm bảo người đi học theo chế độ này được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Phạm vi áp dụng của chế độ cử tuyển theo nghị định này là người dân tộc thiểu số gồm: người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Như vậy, nghị định mới có sự điều chỉnh quan trọng về đối tượng áp dụng chế độ cử tuyển so với trước đây – không còn áp dụng cho người Kinh. Theo nghị định 134/2006, bên cạnh người dân tộc thiểu số thì đối tượng cử tuyển còn áp dụng cho công dân Việt Nam thuộc các dân tộc có thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh, trong đó ưu tiên xét tuyển người dân tộc thiểu số và tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.
Video đang HOT
Nâng chuẩn đầu vào tuyển sinh
So với nghị định cũ, tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển cũng có khác biệt với yêu cầu cao hơn.
Theo đó, tiêu chuẩn chung là thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc cha hoặc mẹ), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; không quá 22 tuổi đến năm tuyển sinh và đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển theo yêu cầu.
Ngoài ra, ở từng bậc học đều có các tiêu chuẩn riêng cụ thể. Bậc ĐH yêu cầu tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm loại tốt các năm bậc THPT; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên. Học sinh này phải có thời gian học đủ 3 năm và tốt nghiệp THPT tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Người cử tuyển vào bậc CĐ có yêu cầu hạnh kiểm tốt, học lực năm cuối cấp trung bình trở lên.
Trong khi theo quy định trước đó, người được cử tuyển vào ĐH, CĐ cần tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp, xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên; xếp loại học tập năm cuối cấp (hoặc cuối khóa) đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh. Độ tuổi tối đa với người dự tuyển cũng được nới rộng hơn, không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh.
Bố trí việc làm ra sao?
Người theo học chế độ cử tuyển được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành trong thời gian đào tạo. Học xong được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển và bố trí việc làm với người học cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định của Chính phủ. Thời gian người học theo chế độ này chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận đổ hồ sơ để xét tuyển.
Nghị định này cũng nêu rõ những trường hợp người học phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. Cụ thể gồm: người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học (trừ trường hợp bất khả kháng); không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết; có thời gian làm việc sau khi tốt nghiệp theo vị trí việc làm do UBND cấp tỉnh điều động ít hơn 2 lần thời gian hưởng học bổng và chi phí đào tạo; bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Chi phí bồi hoàn kinh phí gồm học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp khi đi học.
Như vậy, khi nghị định 141 được thực thi, việc tuyển sinh đầu vào chế độ cử tuyển sẽ có nhiều điểm mới quan trọng. Đáng chú ý trong đó là việc chỉ tuyển người có học lực khá năm cuối cấp vào bậc ĐH.
Thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT khi nào?
Thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT nhưng bị tai nạn, ốm, có việc đột xuất trước ngày thi không quá 10 ngày được xét đặc cách tốt nghiệp.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 quy định rõ đối tượng được xét đặc cách tốt nghiệp. Không chỉ thí sinh bị tai nạn, ốm, có việc đột xuất trước ngày thi không quá 10 ngày mà cả những em rơi vào trường hợp trên ngay trong buổi thi đầu tiên (tức sáng 9/8) cũng được xem xét.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 4/8, thí sinh đang mắc Covid-19 (F0) cũng sẽ được xét đặc cách thay vì tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT vào ngày 8-10/8 tới. Điều kiện để xét đặc cách đối với nhóm thí sinh này là phải xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm lớp 12 đạt từ khá trở lên.
Thí sinh phải nộp hồ sơ bao gồm hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn hoặc bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm lớp 12.
Thí sinh ngồi xe lăn vẫn đến điểm thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Giang Huy.
Với thí sinh đã tham gia ít nhất một bài thi (chẳng hạn dự thi xong buổi thi sáng 9/8), nhưng sau đó không thể tiếp tục dự thi do bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất cũng sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT nếu điểm bài thi đã làm đạt từ 5 trở lên, xếp loại lớp 12 có học lực từ trung bình và hạnh kiểm từ khá trở lên.
Thí sinh bị tai nạn, ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt không thể dự thi những buổi đầu nhưng tự nguyện dự thi số bài thi còn lại (ví dụ không thể dự thi ngày 9/8 nhưng vẫn thi được hai buổi ngày 10/8) cũng cần đạt điều kiện trên để được xét đặc cách. Hồ sơ xét của hai nhóm này tương tự với nhóm đầu tiên.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế, có thời gian tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu tại các giải thể thao quốc tế trùng với thời gian thi tốt nghiệp THPT.
Về thủ tục, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho hiệu trưởng nơi đăng ký dự thi chậm nhất 7 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi (chiều 10/8).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và thí sinh diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ phải làm ba bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Buổi họp phụ huynh đặc biệt: MC 'song ngữ', cô giáo thành khách mời Một buổi họp phụ huynh mà cô giáo... vắng mặt, chỉ tham gia khi các em học sinh mời vào lớp. Chưa kể trước toàn thể cha mẹ, các em học sinh còn trổ tài MC 'song ngữ', đàn hát vui nhộn. Những tràng vỗ tay từ cha mẹ vang lên không ngớt động viên các em học sinh trong buổi họp phụ...