Chỉ số hạnh phúc của người Hong Kong (Trung Quốc) thấp nhất thập kỷ hậu COVID-19
Giới chuyên gia cho rằng mặc dù đại dịch đã kết thúc, nhưng khi mọi người quá vội vã trở lại cuộc sống bình thường sẽ khiến họ cảm thấy choáng ngợp và căng thẳng.
Một cuộc khảo sát cho thấy người Hong Kong cảm thấy kém hạnh phúc hơn so với một thập kỷ trước. Ảnh: May Tse/SCMP
Theo một cuộc khảo sát do HK.WeCARE – một tổ chức thuộc Doanh nghiệp xã hội Wofoo thực hiện với hơn 1.200 tham gia trả lời, điểm trung bình chỉ số hạnh phúc là 5.88/10, giảm so với mức điểm 6.59/10 của năm ngoái. Đây cũng được cho là mức độ hạnh phúc thấp nhất trong 1 thập kỷ, cho thấy người dân Hong Kong (Trung Quốc) đang phải vật lộn với “tình trạng hậu chấn thương” do hậu quả của đại dịch COVID-19 để lại.
Giáo sư Simon Lam Ching, cố vấn của HK.WeCARE kiêm Phó hiệu trưởng khoa Điều dưỡng của Đại học Tung Wah cho biết: “Mặc dù đại dịch đã kết thúc nhưng cần có thời gian để khắc phục những thiệt hại mà nó gây ra trên toàn cầu”.
“Chúng ta đã được bao dung rất nhiều trong thời kỳ COVID-19, mọi người có thể được nghỉ ốm 7 ngày mà không cần xuất trình giấy chứng nhận, họ có thể làm việc tại nhà nếu muốn và có nhiều khoản trợ cấp để giúp vượt qua những thời điểm khó khăn nhất… Nhưng tất cả những điều này giờ đã không còn nữa, mọi người vội vã trở lại cuộc sống bình thường, điều này có thể khiến họ cảm thấy choáng ngợp và căng thẳng”, ông Simon nhấn mạnh.
Cuộc khảo sát có sự tham gia của 1.283 người với 74 câu hỏi về phúc lợi xã hội, sự hài lòng với các yếu tố bên ngoài, sức khỏe tự đánh giá và các triệu chứng trầm cảm, cùng các hạng mục khác. Hơn một nửa số người được hỏi có các triệu chứng trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng, trong đó 10% cảm thấy chán nản, phiền não hoặc vô vọng gần như hàng ngày.
Hơn nửa số người tham gia khảo sát được phát hiện có các triệu chứng trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng. Ảnh: Yik Yeung-man/SCMP
Video đang HOT
Qua phiếu khảo sát tự đánh giá cho thấy, tình trạng sức khỏe tâm thần của những người làm công việc chăm sóc đặc biệt đáng báo động, chỉ ở mức 5.53/10, so những người làm ngành nghề khác là mức 6.08/10. Trong số những người làm công việc chăm sóc, người chuyên chăm sóc người già và trẻ em mắc bệnh mãn tính có mức điểm sức khoẻ thấp nhất là 5.31/10.
Tik Chi-yuen – nhà lập pháp phúc lợi xã hội kiêm đồng Chủ tịch của HK.WeCARE nêu ý kiến: “Sức khỏe tinh thần tốt cũng rất quan trọng đối với năng suất làm việc. Sẽ thật tuyệt nếu các công ty có thể đưa ra các chính sách thân thiện với người làm nghề chăm sóc hơn, chẳng hạn như thêm ngày nghỉ phép và giờ làm việc linh hoạt hơn”.
“Tôi hy vọng chính phủ có thể lắng nghe ý kiến của nhiều người và cố gắng đạt được sự đồng thuận giữa các bên khác nhau, điều đó sẽ giúp ích trong việc thúc đẩy bầu không khí xã hội lành mạnh và cải thiện sức khỏe tâm thần của người dân”, Tik Chi-yuen nói.
Trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc bỏ yêu cầu sinh viên thi môn tiếng Anh
Một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc đã loại bỏ bài kiểm tra tiếng Anh khỏi yêu cầu cấp bằng tốt nghiệp trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng gia tăng về lợi ích thực tế của môn học này đối với nhiều người.
Áp phích ở Thượng Hải quảng cáo các lớp học tiếng Anh. Môn học là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: Shutterstock
Đại học Xian Jiaotong, một trường đại học nghiên cứu công lập ở tỉnh Thiểm Tây (Tây Bắc Trung Quốc), xác nhận rằng trường không còn yêu cầu sinh viên phải hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh đại học (CET) để vào đại học hoặc tốt nghiệp.
CET là kỳ thi hàng năm dành cho sinh viên đại học và sau đại học, những người thường phải vượt qua hai cấp độ - Band 4 để được nhận vào một trường đại học và Band 6 để tốt nghiệp.
Theo văn phòng công tác học thuật của trường đại học, sự thay đổi này là biện pháp bình thường được nhà trường thực hiện theo những diễn biến hiện tại. Đại diện văn phòng cũng nói thêm rằng các khóa học tiếng Anh cấp đại học dựa trên CET vẫn sẽ được giảng dạy.
Trường đại học Xian Jiaotong nằm trong danh sách Đại học hạng nhất, một danh sách chính thức gồm 5% trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Đây là trường đại học đầu tiên trong danh sách thực hiện thay đổi như vậy.
Yu Xiaoyu, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, học tiến sĩ tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho biết mặc dù việc loại bỏ yêu cầu bằng cấp về CET sẽ không làm giảm tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Trung Quốc nói chung, nhưng sinh viên có thể giảm động lực học ngôn ngữ này hơn.
"Điều không thay đổi là phần lớn thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn coi tiếng Anh là có lợi. Vì vậy có nhiều khả năng những sinh viên có trình độ tiếng Anh cao hơn, đặc biệt là những người có khả năng ngôn ngữ cao sẽ có nhiều cơ hội hơn", ông Yu Xiaoyu nói.
Ông Yu Xiaoyu gợi ý rằng một số công ty và hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc có thể yêu cầu trình độ tiếng Anh vì những tác động tích cực liên quan đến việc có trải nghiệm học ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn như trí nhớ tốt và khả năng học các khái niệm mới.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ này cũng cho biết, quan điểm rằng học ngôn ngữ thứ hai sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ mẹ đẻ của người học là sai lầm. Ông nói: "Trẻ em có khả năng sử dụng song ngữ hoặc thậm chí đa ngôn ngữ khi chúng được tiếp xúc với nhiều hơn một ngôn ngữ".
"Sinh viên đại học, hầu hết là người lớn, đã đạt đến trình độ thông thạo tiếng mẹ đẻ và cho dù họ có học bao nhiêu ngôn ngữ mới, họ sẽ luôn có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình", ông Yu Xiaoyu nhấn mạnh.
Đại học Xian Jiaotong là trường học ưu tú đầu tiên của Trung Quốc bỏ bài kiểm tra tiếng Anh.
Ảnh: Weibo
Ông Yu Xiaoyu cũng cho biết tính chất phi thực tế của các khóa học CET có nghĩa là những sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, ông cho rằng hệ thống này nên được cải cách thay vì bãi bỏ. "Chúng ta không nên hiểu quyết định của trường đại học là dấu hiệu cho thấy họ đang ít coi trọng tiếng Anh hơn. Thay vào đó, điều này có thể hàm ý rằng, các hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc hiện tìm cách cải cách các kỳ thi tiếng Anh cấp đại học để phù hợp với nhu cầu giáo dục và nghề nghiệp của sinh viên hiện tại".
Cùng với tiếng Trung và Toán, tiếng Anh là một trong ba môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia hay còn gọi là gaokao. Mỗi môn học bắt buộc chiếm 150 điểm, với điểm tổng thể khác nhau tùy trường hợp.
Kế hoạch giảm bớt gánh nặng môn tiếng Anh trong khi tăng cường cho tiếng Trung đã được thảo luận trong khoảng một thập kỷ qua. Trong đó, các trường đại học cũng được khuyến khích hạ thấp tiêu chuẩn để giảm bớt áp lực cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ở khu vực nông thôn, nơi hiếm khi sử dụng tiếng Anh.
Nhà lập pháp Tuo Qingming đã thu hút thêm sự chú ý trong cuộc tranh luận tại phiên họp lập pháp thường niên ở Bắc Kinh vào tháng 3. Ông nói rằng môn học này có giá trị thực tế rất hạn chế đối với nhiều người.
"Đối với một số lượng đáng kể người dân, việc học ngoại ngữ chỉ để được vào học ở bậc đại học. Những gì họ học thực sự mang tính định hướng cho kỳ thi. Họ sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng ngoại ngữ trong công việc hoặc cuộc sống của mình", ông Tuo Qingming nói.
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa Chính phủ Mỹ có nguy đóng cửa một phần vào cuối tháng 9, nếu ngân sách mới không được thông qua. Mỹ chỉ còn chưa đầy 2 tuần để ngăn chặn nguy cơ chính phủ của nước này phải đóng cửa. Nguy cơ đó ngày càng gia tăng khi các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ vẫ bất đồng về dự luật...