Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa
Chính phủ Mỹ có nguy đóng cửa một phần vào cuối tháng 9, nếu ngân sách mới không được thông qua.
Mỹ chỉ còn chưa đầy 2 tuần để ngăn chặn nguy cơ chính phủ của nước này phải đóng cửa. Nguy cơ đó ngày càng gia tăng khi các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ vẫ bất đồng về dự luật chi tiêu ngắn hạn.
Một số dự luật ngân sách đang được thảo luận ở Washington. Tuy nhiên, không có dự luật nào có đủ phiếu để thông qua ở cả Thượng viện – do Đảng Dân chủ chiếm đa số và Hạ viện – do Đảng Cộng hòa kiểm soát.
Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa một phần nếu Quốc hội Mỹ không thông qua được các dự luật chi tiêu vào cuối tháng 9 trước khi bắt đầu năm tài khóa mới. (Ảnh: iStock)
Đêm 30/9 là hạn chót để các nhà lập pháp đạt được thỏa thuận trước khi nguồn tài trợ cho các dịch vụ công của Chính phủ Mỹ cạn kiệt.
Video đang HOT
Kịch bản Chính phủ Mỹ đóng cửa gây nguy hiểm cho tài chính của hàng trăm nghìn người lao động. Theo đó, người lao động có thể phải tạm nghỉ không lương. Trong khi đó, công viên, bảo tàng và các cơ quan liên bang khác sẽ phải đóng cửa.
Hôm 19/9, Nhà Trắng cho biết: “Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là kết thúc năm tài chính, những thành viên đảng Cộng hòa cực đoan ở Hạ viện đang chơi trò chơi đảng phái với mạng sống của người dân”.
Bế tắc trong việc chấp thuận gói tài chính bổ sung của Quốc hội Mỹ được cho có thể gây ra hậu quả đối với chiến sự ở Ukraine. Điều này diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang tìm kiếm một dự luật ngân sách trị giá 24 tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Kiev.
Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ từ các thành viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Thượng viện song lại bị một số thành viên Hạ viện phản đối hoàn toàn.
Hồi tháng 6, Chính phủ Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ khi các thượng nghị sĩ bỏ phiếu thông qua giới hạn nợ chính phủ vào phút chót, sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng.
Trước đây, Mỹ từng có những giai đoạn đóng cửa, trong đó có khoảng thời gian 35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump – dài nhất trong lịch sử Mỹ.
Google bị cáo buộc trả 10 tỷ USD/năm để độc quyền trong tìm kiếm trực tuyến
Chính phủ Mỹ ngày 12/9 đã cáo buộc Google trả 10 tỷ USD mỗi năm cho Apple và các công ty khác để bảo vệ sự độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.
Lời cáo buộc này được đưa ra trong ngày mở đầu phiên tòa chống độc quyền quan trọng nhất trong 25 năm diễn ra ở Washington.
Biểu tượng Google. Ảnh: AFP/TTXVN
Luật sư Kenneth Dintzer của Bộ Tư pháp cho biết vụ việc này liên quan đến tương lai của Internet và liệu Google có phải đối mặt với sự cạnh tranh trong lĩnh vực tìm kiếm hay không. Luật sư Dintzer cho biết tập đoàn công nghệ này từ năm 2010 đã bắt đầu "duy trì trái phép" thế độc quyền mà họ đã thiết lập. Ông nói thêm rằng Google hiện chiếm khoảng 89% thị trường tìm kiếm trên Internet.
Trong hơn 10 tuần với hàng chục nhân chứng được gọi đến tòa, Google cố gắng thuyết phục Thẩm phán Amit P. Mehta rằng vụ việc do Bộ Tư pháp đưa ra là không có căn cứ.
Luật sư John Schmidtlein của Google lập luận trước tòa rằng Google đã đổi mới và cải tiến công cụ tìm kiếm của mình trong nhiều thập niên, các nguyên đơn không thể bỏ qua điều này.
Đây là phiên tòa đầu tiên các công tố viên Mỹ đối đầu trực diện với một công ty công nghệ lớn kể từ khi Microsoft bị nhắm đến hơn 20 năm trước vì sự thống trị của hệ điều hành Windows.
Vụ kiện của Google tập trung vào sự tranh cãi của chính phủ rằng "gã khổng lồ" công nghệ này đã giành được sự thống trị trong tìm kiếm trực tuyến một cách không công bằng khiến các đối thủ không có cơ hội cạnh tranh.
Luật sư Dintzer nói với Thẩm phán Mehta rằng Google trả 10 tỷ USD mỗi năm cho Apple và những hãng khác để đảm bảo trạng thái mặc định của công cụ tìm kiếm trên điện thoại và trình duyệt web, qua đó "vùi dập" những công ty mới nổi trước khi họ có cơ hội phát triển.
Sự thống trị đó đã đưa Alphabet, công ty mẹ của Google, trở thành một trong những công ty giàu nhất thế giới, với quảng cáo tìm kiếm tạo ra gần 60% doanh thu của công ty, lấn át thu nhập từ các hoạt động khác như YouTube hay điện thoại Android.
Google kiên quyết bác bỏ cáo buộc của Mỹ khi cho rằng công cụ tìm kiếm của họ thành công nhờ chất lượng và những khoản đầu tư khổng lồ được thực hiện trong nhiều năm.
Những nạn nhân trong vụ kiện này là các công cụ tìm kiếm đối thủ vẫn chưa giành được thị phần đáng kể cho mảng tìm kiếm hoặc quảng cáo tìm kiếm so với Google, như Bing và DuckDuckGo của Microsoft.
Google vẫn là công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, chiếm 90% thị trường ở Mỹ và trên toàn cầu, phần lớn trong số đó đến từ việc sử dụng điện thoại di động trên iPhone và điện thoại chạy trên Android do Google sở hữu.
Thẩm phán Mehta sẽ đưa ra phán quyết trong vài tháng tới sau khoảng ba tháng điều trần.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc nói về khả năng ông Tập đến Mỹ dịp APEC Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã làm dấy lên đồn đoán về khả năng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tham dự hội nghị APEC sắp tới ở Mỹ trong một bài viết kêu gọi Washington "thể hiện sự chân thành thực chất". Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau bên lề...