Công tố viên Hàn Quốc đề nghị bắt giữ hai nghị sĩ liên quan bê bối phát phong bì tiền
Ngày 1/8, các công tố viên Hàn Quốc một lần nữa đề nghị tòa án ra lệnh bắt giữ hai nghị sĩ bị cáo buộc dính líu đến bê bối phát phong bì tiền mặt để vận động phiếu bầu trong cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính hồi năm 2021.
Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc đã từ chối đồng ý với lệnh bắt giữ 2 nghị sĩ trên.
Hạ nghị sĩ Youn Kwan-suk (trái) và Hạ nghị sĩ Lee Sung-man. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, Hạ nghị sĩ Youn Kwan-suk và Hạ nghị sĩ Lee Sung-man, hiện là nghị sĩ độc lập sau khi rời DP, bị cáo buộc tham gia phân phát phong bì tiền mặt với số tiền là 3 triệu won/phong bì, cho 20 nghị sĩ thuộc đảng DP để giúp ứng cử viên Song Young-gil giành chức Chủ tịch đảng này trong cuộc bỏ phiếu hồi năm 2021. Vào thời điểm đó, ông Song Young-gil đã giành chiến thắng và giữ chức Chủ tịch DP đến tháng 3/2022.
Tháng 5 vừa qua, các công tố viên đã đề nghị bắt giữ ông Youn Kwan-suk và ông Lee Sung-man, song Quốc hội đã không đồng thuận với yêu cầu trên. Theo luật pháp Hàn Quốc, các nghị sĩ không thể bị bắt nếu không có sự đồng ý của Quốc hội trong thời gian cơ quan này nhóm họp. Tuy nhiên, với việc Quốc hội không có cuộc họp nào cho đến ngày 16/8 tới, lực lượng chức năng hiện có thể bắt giữ hai nghị sĩ trên nếu có lệnh.
Video đang HOT
Tòa án quận trung tâm Seoul đang có kế hoạch mở phiên tòa nhằm xác định liệu có đủ căn cứ để ban hành lệnh bắt hai nghị sĩ trên hay không.
Một công tố viên cho biết cơ quan công tố đã một lần nữa yêu cầu lệnh bắt giữ nhằm xác định rõ trách nhiệm của các nhà lập pháp bị cáo buộc nhận tiền và xuất hiện quan ngại về khả năng các nhân vật liên đới tiêu hủy chứng cứ.
Cả ông Youn Kwan-suk và ông Lee Sung-man đều phủ nhận mọi cáo buộc.
Quốc hội Thái Lan sẽ chọn thủ tướng mới như thế nào?
Quốc hội bao gồm 500 ghế mới được bầu trong Hạ viện và 250 ghế được bổ nhiệm trong Thượng viện phải cùng bỏ phiếu bầu thủ tướng mới.
Lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP) đồng thời là ứng viên Thủ tướng Thái Lan Pita Limjaroenrat tại trụ sở Quốc hội ở Bangkok ngày 13/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi phiên họp được triệu tập, các bên sẽ được yêu cầu đề cử các ứng cử viên, yêu cầu phải có sự ủng hộ của 50 thành viên.
Cuộc bỏ phiếu là một cuộc bỏ phiếu mở. Mỗi người trong số 750 nhà lập pháp sẽ được đọc tên theo danh sách thứ tự bảng chữ cái để nói lên lựa chọn của mình. Để trở thành Thủ tướng, một ứng viên cần có 376 phiếu bầu - chiếm hơn một nửa số ghế quốc hội.
Nếu không ai đạt đến ngưỡng đó, một cuộc bỏ phiếu khác sẽ được lên lịch trình. Các ứng cử viên tương tự có thể được đưa ra một lần nữa hoặc những ứng cử viên mới có thể được đề cử bổ sung. Quá trình này được lặp lại cho đến khi một ứng cử viên nhận được 376 phiếu bầu. Không có giới hạn về thời gian đối với quy trình bầu thủ tướng Thái Lan mới.
Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử ngày 14/5, các đảng được yêu cầu trình danh sách các ứng cử viên Thủ tướng tiềm năng. Bất kỳ đảng nào giành được ít nhất 25 trong số 500 ghế ở hạ viện đều có thể đề cử một tên ứng viên để đưa ra bỏ phiếu.
Hiện tại có 9 người đủ điều kiện, bao gồm ông Pita Limjaroenrat thuộc đảng Tiến bước, ông trùm bất động sản Srettha Thavisin thuộc đảng Pheu Thai và Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ở các đảng đối lập, những ứng viên đủ điều kiện bao gồm Phó Thủ tướng và bộ trưởng y tế sắp mãn nhiệm, Anutin Charnvirakul, cựu chỉ huy quân đội bảo hoàng và lãnh đạo chính quyền Prawit Wongsuwan, Thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-ocha. Mặc dù ngày 11/7, Thủ tướng Prayuth tuyên bố rút lui khỏi chính trường nhưng vẫn đủ điều kiện.
Hiến pháp cũng có quy định cho phép một người bên ngoài được đề cử nhưng cần có 2/3 ghế ủng hộ, tương đương 500 nhà lập pháp.
Hiện, ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí thủ tướng mới của Thái Lan là ông Pita. Cựu Giám đốc điều hành ứng dụng gọi xe Grab từng có thời gian học tập tại Mỹ này nhận được sự ủng hộ đông đảo từ liên minh 8 bên.
Liên minh của Pita hiện nắm giữ 312 ghế, vì vậy ông cần thêm 64 phiếu bầu từ các đảng khác hoặc từ các thượng nghị sĩ khác. Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ dàng.
Chương trình nghị sự của đảng Tiến bước, bao gồm các cải cách đối với các thể chế như quân đội, có thể bị nhiều thượng nghị sĩ bảo thủ phản đối vì quá mới mẻ.
Một vài diễn biến bất ngờ vào đêm trước cuộc bỏ phiếu cũng có thể đã làm sứt mẻ hình ảnh của Pita và cơ hội nhận được số phiếu cần thiết của ông. Trong ngày 12/7, Tòa án Hiến pháp đã đồng ý tiếp nhận đơn khiếu nại đối với Pita và đảng Bước tiến về chính sách đối với Luật khi quân, chỉ vài giờ sau khi ủy ban bầu cử đề nghị Pita bị loại khỏi tư cách là nhà lập pháp vì vi phạm quy tắc cổ phần.
Trong một đòn giáng khác, đảng Dân chủ cũng xác nhận 25 nhà lập pháp của họ sẽ không ủng hộ Pita vì quan điểm của đảng Tiến bước đối với Luật khi quân.
Đảng Tiến bước có thể đã tính toán sai trước cuộc bầu cử khi chỉ định Pita là ứng cử viên Thủ tướng tiềm năng duy nhất của họ. Mặc dù ông có thể được đề cử một lần nữa, nhưng đối tác liên minh đảng Pheu Thai có thể nắm bắt cơ hội để đề cử một trong những ứng cử viên của mình và điều này có thể làm thay đổi đáng kể động lực của liên minh.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kế hoạch phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển Ngày 12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, ông sẽ chuyển đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển lên Quốc hội nước này để tiến hành biểu quyết thông qua ngay khi các nhà lập pháp nhóm họp trở lại vào ngày 1/10 tới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep...