Thượng viện ‘gật đầu’ nâng trần nợ công, nước Mỹ ‘thở phào nhẹ nhõm’
Cuối ngày 1/6 (theo giờ Mỹ), Thượng viện đã thông qua dự luật nâng trần nợ công với số phiếu 63-36 trong một cuộc chạy đua với thời gian sau nhiều tháng bất đồng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công. (Nguồn: Getty Images)
Dự luật về trần nợ giờ đây sẽ được chuyển cho Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn thành luật trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn chót ngày 5/6 như cảnh báo của Bộ Tài chính Mỹ để các bên đạt được thỏa thuận nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD trước khi ngân sách liên bang cạn kiệt.
Đây là bước quan trọng tiếp theo hướng tới việc thông qua dự luật cuối cùng, trước khi xảy ra khả năng vỡ nợ có thể gây ra tác động tàn phá đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu trước Thượng viện, Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói: “Nước Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm vì chúng ta đang tránh được tình trạng vỡ nợ”.
Dự luật dài 99 trang, với nội dung hạn chế chi tiêu trong hai năm tới, đình chỉ trần nợ đến tháng 1/2025 và thay đổi các chính sách, bao gồm các yêu cầu công việc mới đối với người Mỹ lớn tuổi nhận viện trợ lương thực và “bật đèn xanh” cho tuyến khí đốt tự nhiên Appalachian.
Các đảng viên Cộng hòa lập luận, việc cắt giảm mạnh chi tiêu là cần thiết để kiềm chế tăng nợ công quốc gia ở mức 31,4 nghìn tỉ USD, tương đương với sản lượng hàng năm của nền kinh tế.
Hầu hết các khoản tiết kiệm sẽ đến từ việc giới hạn chi tiêu cho các chương trình trong nước như nhà ở, giáo dục, nghiên cứu khoa học và các hình thức chi tiêu khác. Chi tiêu quân sự sẽ được phép tăng trong 2 năm tới.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 31/5, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công với tỉ lệ 314-117.
Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện chưa đạt được thỏa thuận trần nợ công
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã chưa đạt được thỏa thuận về tăng trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ, khi chỉ chưa tới 10 ngày nữa là Mỹ có nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, hai bên tuyên bố sẽ tiếp tục đàm phán.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 9/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters ngày 22/5, Tổng thống Biden và ông McCarthy đã gặp khó khăn trong việc đi đến thỏa thuận khi ông McCarthy gây áp lực buộc Nhà Trắng phải đồng ý cắt giảm chi tiêu trong ngân sách liên bang. Trong khi đó, Tổng thống Biden coi yêu cầu này là cực đoan và muốn thúc đẩy các loại thuế mới mà đảng Cộng hòa đã bác bỏ.
Tổng thống Biden nói trong một tuyên bố sau cuộc họp: "Chúng tôi nhắc lại một lần nữa rằng vỡ nợ không phải là lựa chọn và cách duy nhất để tiến lên phía trước là thiện chí hướng tới một thỏa thuận lưỡng đảng".
Về phần mình, nói với các phóng viên sau hơn một giờ họp với Tổng thống Biden, ông McCarthy cho biết các nhà đàm phán sẽ gặp nhau, làm việc xuyên đêm để cố gắng tìm ra tiếng nói chung. Ông McCarthy nói: "Tôi cảm thấy chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích. Chúng tôi chưa có thỏa thuận nào cả. Tôi tin rằng chúng tôi vẫn có thể đạt được".
Theo ông McCarthy, ông sẽ thảo luận với Tổng thống Biden mỗi ngày, nhưng không sẵn sàng xem xét kế hoạch cắt giảm thâm hụt của Tổng thống bằng cách tăng thuế đối với những người giàu có và đóng các lỗ hổng thuế đối với ngành dầu mỏ và dược phẩm. Thay vào đó, ông McCarthy tập trung vào giảm chi tiêu trong ngân sách liên bang năm 2024.
Đảng Dân chủ và Cộng hòa chỉ có thời gian tới ngày 1/6 để đạt được thỏa thuận về trần nợ công nhằm tăng giới hạn vay của chính phủ, nếu không sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ chưa từng có mà các nhà kinh tế cảnh báo có thể dẫn đến suy thoái.
Trước khi cuộc họp bắt đầu, Tổng thống Biden cho biết ông lạc quan rằng hai bên có thể đạt được một số tiến bộ. Ông nói rằng cả hai bên cần một thỏa thuận lưỡng đảng để thuyết phục các cử tri, đồng thời cho biết thêm vẫn có thể có một số bất đồng.
Trong khi đó, ngày 22/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng thời gian còn lại rất ít và ngày vỡ nợ ước tính sớm nhất vẫn là ngày 1/6. Rất có khả năng là Bộ Tài chính Mỹ sẽ không thanh toán được tất cả các nghĩa vụ của chính phủ vào đầu tháng 6 nếu trần nợ không được nâng lên.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Patrick McHenry, người đã tham gia cuộc họp trên tại Nhà Trắng, đã bác bỏ về thỏa thuận ngân sách từng phần để nâng trần nợ. Ông nói: "Sẽ không ai đồng ý với bất cứ điều gì cho đến khi chúng ta có một thỏa thuận cuối cùng".
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng, Washington, DC, ngày 16/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận tăng trần nợ công phải được cả hai viện Quốc hội Mỹ thông qua và do đó phụ thuộc vào cả hai đảng. Đảng Cộng hòa của ông McCarthy kiểm soát Hạ viện, trong khi đảng Dân chủ của Tổng thống Biden nắm giữ Thượng viện.
Thất bại trong nâng trần nợ sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ cho Mỹ, có thể làm rung chuyển thị trường tài chính và đẩy lãi suất lên cao hơn đối với mọi thứ, từ thanh toán xe hơi đến thẻ tín dụng.
Ngày 22/5, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin cập nhật về các cuộc đàm phán trần nợ công.
Nếu Tổng thống Biden và ông McCarthy đạt được thỏa thuận, sẽ mất vài ngày để Quốc hội Mỹ thông qua dự luật. Theo ông McCarthy, phải đạt thỏa thuận trong tuần này để Quốc hội thông qua và Tổng thống Biden ký thành luật kịp thời nhằm tránh vỡ nợ.
Ngày 22/5, một quan chức Nhà Trắng cho biết các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa tuần trước đã đề xuất cắt giảm thêm các chương trình viện trợ lương thực cho người Mỹ có thu nhập thấp, đồng thời nhấn mạnh rằng không có thỏa thuận nào có thể được Quốc hội thông qua nếu không có sự ủng hộ của cả hai bên.
Để đồng ý tăng trần nợ, đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu tự do, đưa ra yêu cầu công việc mới đối với một số chương trình dành cho người Mỹ có thu nhập thấp và thu hồi khoản viện trợ thời COVID-19 đã được Quốc hội phê duyệt nhưng chưa được chi.
Đảng Dân chủ muốn giữ mức chi tiêu năm 2024 ổn định ở mức của năm nay, trong khi đảng Cộng hòa muốn quay lại mức của năm 2022 và hạn chế tăng chi tiêu trong những năm tới. Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch cắt giảm 8% chi tiêu của chính phủ vào năm tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về vấn đề nợ công tại Washington, DC ngày 17/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden cho biết ông sẽ xem xét cắt giảm chi tiêu cùng với điều chỉnh thuế nhưng nói rằng đề nghị mới nhất của đảng Cộng hòa là không thể chấp nhận được. Tổng thống đã viết trên Twitter rằng ông sẽ không ủng hộ trợ cấp cho các tập đoàn dầu lớn, không ủng hộ hành vi gian lận thuế của người giàu, không muốn gây rủi ro cho hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và thực phẩm cho hàng triệu người Mỹ.
Cả hai bên cũng phải cân nhắc các nhượng bộ khi đều chịu áp lực từ các phe phái theo đường lối cứng rắn trong chính đảng của mình.
Một số thành viên cực hữu tại Hạ viện đã kêu gọi ngừng đàm phán, yêu cầu Thượng viện thông qua luật do Hạ viện thông qua, vốn đã bị đảng Dân chủ bác bỏ.
Ông McCarthy có thể có nguy cơ bị các thành viên trong đảng của mình loại bỏ nếu họ không thích thỏa thuận mà ông đạt được. Cựu Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi các thành viên Cộng hòa buộc phải để Mỹ vỡ nợ nếu họ không đạt được tất cả các mục tiêu của mình.
Trong khi đó, các thành viên theo đường lối Tự do trong đảng Dân chủ đã phản đối cắt giảm các khoản có thể gây hại cho các gia đình và người Mỹ có thu nhập thấp.
Nỗi ám ảnh kinh niên Với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, sáng 1/6 (giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận về trần nợ công, qua đó "tháo ngòi nổ" cho "quả bom" vỡ nợ ám ảnh nước Mỹ thời gian qua. Vượt "ải" Hạ viện, việc xem xét văn kiện tại Thượng viện chỉ còn là khâu mang tính thủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vệ tinh Nga bị cáo buộc liên quan vũ khí hạt nhân có dấu hiệu mất kiểm soát

Hé lộ những bí ẩn đằng sau cái chết của con trai Phó giám đốc CIA tại Ukraine

Thông tin về cuộc thảo luận 'rất hiệu quả' của hai Tổng thống Trump và Zelensky tại Rome

Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ

Syria tổ chức lễ thượng cờ mới tại trụ sở Liên hợp quốc

DeepSeek chuyển trái phép dữ liệu cá nhân sang Mỹ và Trung Quốc

World Expo 2025 cán mốc hơn 1 triệu lượt khách tham quan

Pakistan kêu gọi điều tra trung lập về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép

Mỹ bất ngờ ủng hộ các nước có kế hoạch gửi quân đội tới Ukraine

Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Pakistan sẵn sàng hợp tác điều tra quốc tế về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

Lý Hải hồi hộp về "Lật mặt 8", nói gì về áp lực doanh thu?
Hậu trường phim
20:46:55 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025
Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?
Sao châu á
20:29:37 26/04/2025
Loạt nghệ sĩ Việt, bao gồm cả các Anh Trai - Anh Tài thông báo huỷ show
Nhạc việt
20:25:05 26/04/2025
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025
Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"
Netizen
20:11:17 26/04/2025
'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025
Từ tháng 6, smartphone, máy tính bảng bán tại EU bắt buộc phải làm điều này
Thế giới số
19:39:12 26/04/2025
Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc
Pháp luật
18:28:30 26/04/2025