Chị nông dân người Tày dùng “chiêu” gì để chè tăng giá trị lên gấp 10 lần?
Từ thu mua chè khô, người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Hải chuyển sang nghề chế biến chè với mong muốn đổi đời.
Những ngày đầu, sản phẩm chè do chị làm ra chỉ có giá khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng chỉ hơn 2 năm, giá chè do chị sản xuất ra đã tăng gấp 10 lần.
Nhắc đến chị Hoàng Thị Hải ở xóm Thâm, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, không ai là không biết đến người phụ nữ dân tộc Tày dám nghĩ dám làm này.
Chị Hải vận động nhiều chị em làm giàu trên chính cây chè.
Sinh và lớn lên ở xã khó khăn 135, ước mơ của chị cũng giống như bao người dân nơi đây, đó là đổi đời. Thế nhưng, dù làm nhiều công việc, từ làm ruộng, đi chợ, cho đến thu mua chè, cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám lấy chị.
Hải Phòng: Một nông dân thu 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa hồng cổ
Chị Hải cho biết: “Vài năm trước, gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, kinh tế tương đối khó khăn. Khi đó tôi chuyên đi thu mua chè khô, mỗi khi có khách hàng yêu cầu chè ngon, tôi lại phải đi đến tận các đại lý để lấy về.”
Sau đó, chị tham gia chương trình phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức. Tại đây, chị có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với nhiều chị em phụ nữ và được tư vấn thành lập HTX sản xuất, chế biến ra sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao.
Video đang HOT
“Lúc bấy giờ tôi mới nghĩ, tại sao mình lại không tận dụng diện tích chè sẵn có của gia đình và bà con trong vùng để chăm sóc, chế biến thành những sản phẩm chè chất lượng như họ bán. Bởi vậy tôi đã quyết định thành lập HTX để tập trung vào phát triển cây chè”, chị Hải cho biết.
Những người phụ nữ dân tộc Dao đang cặm cụi hái chè trên đồi chè của HTX.
Sau một thời gian nghiên cứu, tham khảo ý kiến, chị bắt tay vào làm hồ sơ thành lập HTX, đồng thời kêu gọi hội chị em phụ nữ trong vùng cùng tham gia. Đến tháng 12/2018, HTX Nông sản an toàn Liên minh do chị Hải làm Giám đốc đã chính thức được thành lập với 30 thành viên. Kể từ đây, hành trình đưa những búp chè xanh trở thành sản phẩm chè có giá trị cao của chị bắt đầu.
Theo chị Hải, ban đầu khi mới thành lập, HTX cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng xác định cây chè là cây trồng thế mạnh của địa phương, làm chè mang lại giá trị kinh tế cao, chị đã vận động nhiều chị em phụ nữ cùng làm giàu từ cây chè, nhờ đó đã có nhiều người tin tưởng và tham gia HTX.
Ngoài ra khi thành lập HTX, chị còn được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt năng suất và chất lượng cao.
Vừa đóng gói chè, chị Hải vừa kể về những khó khăn của mình trước đây.
Vừa đóng những gói chè, chị Hải vừa kể: “Trước đây, chè bán được với giá khoảng 60.000 – 75.000 đồng/kg đã là cao. Khi nói đến chè có giá bán 1 triệu đồng/kg, không ai tin là sẽ làm được sản phẩm có giá cao như vậy. Thế nhưng kể từ khi có bao bì, mẫu mã, được đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, giá của chè tăng gấp nhiều lần.
Hiện tại, trà tôm nõn đang là sản phẩm chủ yếu của HTX, có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, còn chè Liên Minh có giá thấp hơn, được bán với giá 150.000 – 200.000 đồng/kg. Sản phẩm chè đắt nhất của HTX là chè đinh với giá bán khoảng 600.000 đồng/kg, tuy nhiên chỉ được làm khi khách hàng có nhu cầu”.
Sản phẩm chè của HTX Nông sản an toàn Liên minh có mặt ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An và Lạng Sơn… Năm 2019, doanh thu của HTX đạt khoảng 8 tỷ đồng.
Chị Hải giới thiệu cơ sở sản xuất mới được xây dựng và 2 máy sao chè vừa được Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ.
Theo chị Hải, để đáp ứng cho việc sản xuất và chế biến chè với quy mô lớn, chị vừa xây dựng thêm nhà xưởng để chế biến, đóng gói cũng như trưng bày các sản phẩm chè mà HTX làm ra. Bên cạnh đó, chị được Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ 2 chiếc máy tôn sao chè với kinh phí 150 triệu đồng. Hai chiếc máy sao chè này có công suất trung bình 3 tạ chè/ngày.
Chị Hải cho biết, trong HTX chỉ có duy nhất gia đình chị sản xuất chè, đóng gói sản phẩm, các thành viên khác chủ yếu bán chè tươi, chè khô không đóng gói cho chị. Mỗi tháng, trung bình HTX sản xuất được khoảng 2,6 tấn chè khô.
Chè vừa được sao có màu đen óng, xoắn chặt.
Hiện tại, toàn HTX có tổng diện tích 30ha chè, trong đó gia đình chị Hải có trên 1 mẫu chè trung du đủ điều kiện tiêu chuẩn sản xuất theo quy trình VietGap.
Theo chị Hải, chị đang hoàn tất thủ tục đăng ký đạt chuẩn OCOP Thái Nguyên cho sản phẩm trà tôm nõn. Thời gian tới, HTX sẽ tập trung sản xuất chè theo hướng hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương.
Về nơi vải thiều 12.000 đồng/quả
Các lô vải thiều của Việt Nam bán hết vèo trong vài giờ tại Tokyo và Osaka (Nhật Bản) với giá khoảng 12.000 đồng/quả. Các đơn hàng tiếp tục lên đường, nông dân trồng vải phấn chấn bước vào chính vụ.
Tưởng ế lại hóa vui
Mờ sáng, anh Lục Văn Tặng ở xã Hộ Đáp (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cùng các thành viên trong gia đình hối hả thu hoạch vải thiều. Anh Tặng hồ hởi cho biết, năm nay, anh không còn thấp thỏm, lo lắng về việc tiêu thụ vải thiều như nhiều năm trước bởi lẽ, vườn vải của gia đình anh được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản và được các Cty về tận vườn thu mua vải xuất đi. Thời gian qua, chuyên gia Nhật Bản kiểm tra mẫu vải nhà anh và đánh giá đạt tiêu chuẩn để xuất sang thị trường khó tính này. "Khi vải chuẩn bị thu hoạch, chúng tôi lo vải ế vì dịch COVID-19 nhưng đến nay thì yên tâm rồi. Tuần trước, tôi bán cho Cty thu mua hơn 5 tạ để họ xuất khẩu lô vải thiều chính ngạch đầu tiên của tỉnh Bắc Giang sang Nhật Bản. Giá bán 30 nghìn đồng/kg", anh Tặng phấn khởi nói.
Anh Tặng tính toán, với giá vải bán xuất khẩu sang Nhật cao hơn so với bán ngoài thị trường từ 5 - 10 nghìn đồng/kg. Sản lượng vải thiều của gia đình anh khoảng 12 tấn được Cty cam kết thu mua. Hiện, anh đã bán được 8 tấn vải xuất sang Nhật Bản. Anh Tặng cho biết thêm, trong làng anh còn có 9 hộ dân trồng vải khác cũng bán vải xuất đi Nhật Bản. "Người trồng vải ở đây rất vui mừng khi biết thông tin vải thiều tỉnh Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi với giá cao ở thị trường Nhật Bản. Chúng tôi tiếp tục trồng vải chất lượng cao để xuất sang thị trường này những năm tiếp theo", anh Tặng hồ hởi nói.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn cùng với bà con trồng vải chuẩn bị suốt 5 năm qua về việc sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Bởi vậy, việc vải thiều tỉnh Bắc Giang tiêu thụ tốt tại thị trường này khẳng định người trồng vải thiều ở huyện Lục Ngạn và tỉnh này tự tin đủ năng lực sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường này và mở rộng ra thị trường khó tính khác. Theo ông Thi, đến ngày 24/6, hơn 47 tấn vải huyện này được xuất sang thị trường Nhật Bản. Dự kiến năm nay, huyện Lục Ngạn xuất khẩu khoảng 100 tấn vải thiều tươi sang xứ sở hoa anh đào.
Trồng vải bán cho Nhật Bản không quá khó
Anh Tặng chia sẻ, thời gian qua, anh và các hộ được cấp mã vùng trồng vải xuất khẩu sang Nhật tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của phía Nhật Bản. Theo đó, việc chăm sóc vải thiều có nhiều thay đổi so với trước. "Mới đầu, tôi cũng bỡ ngỡ với quy trình sản xuất vải thiều này. Nhưng với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn của huyện và tỉnh, chúng tôi quen dần và thực hiện đầy đủ theo quy trình", anh Tặng nói.
Anh Tặng cho hay, theo quy trình, cần sử dụng các biện pháp canh tác sinh học, vật lý để hạn chế sâu bệnh. Người trồng vải chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, người trồng vải cần phải đảm bảo các yêu cầu, như: phải lựa chọn thuốc theo yêu cầu của phía Nhật Bản, tuyệt đối không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Đồng thời, người trồng vải phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng nồng độ, đúng kỹ thuật) và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc.
Đối với việc bón phân, người trồng vải sử dụng phân bón không nhiễm hóa chất và các vi sinh vật gây hại, tuyệt đối không sử dụng các loại phân không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bà con tăng cường sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, phân chuồng khi bón cho cây phải đảm bảo được ủ hoại mục. "Chúng tôi phải ghi chép nhật ký cẩn thận việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cán bộ chuyên môn và chuyên gia Nhật Bản kiểm tra", ông Tặng nói.
Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Bắc Giang cho biết thêm, Sở Nông nghiệp tỉnh này tiếp tục quy hoạch vùng trồng vải, tăng cường hướng dẫn, tập huấn cho người trồng vải về các biện pháp chăm sóc, nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản và các thị trường khó tính khác.
Đồng Tháp: Đem rơm chất vô nhà, nấm mọc chi chít, lời 14 triệu/tháng Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã vận động nông dân sau khi thu hoạch vụ lúa xong, ngoài dự trữ rơm để chăn nuôi còn vận động hội viên lấy rơm để trồng nấm. Hiện trên địa bàn xã Hòa Thành có 15 hộ trồng nấm rơm trong nhà với 46 nhà nấm. Trong...