Chỉ muốn trồng để trang trí, cô gái bất ngờ khi loại cây này lại “đẻ” ra tiền
Chỉ trồng cây này để phục vụ đam mê, cô gái không ngờ điều đó lại giúp bản thân có thêm thu nhập hàng tháng.
Chị Ánh Quyên ở Cẩm Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) có tình yêu với hoa hồng từ khi còn rất nhỏ. Đến năm 2016, chị mới thực hiện được ước mơ của mình.
Từ khi khởi công làm nhà, chị bắt đầu trồng để thỏa mãn đam mê. Mỗi lần, chị mua một vài cây, cùng với nhân giống, sau một thời gian cây hoa hồng đã phủ khắp vườn xung quanh nhà chị.
“Thời điểm tôi chơi hoa là lúc ít người thích hoa hồng. Kể cả chồng của tôi, anh ấy cũng như mọi người, không thích nên lúc nào cũng nói tôi bị hâm”, chị cho hay.
Tuy nhiên, chị không từ bỏ đam mê, chị vẫn trồng và dành thời gian chăm sóc chúng.
Chị trồng hoàn toàn giống hồng cổ đã thuần hóa tại khí hậu nước ta. Những loại hồng này tốn khá nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
Vì đam mê nên chị không quan tâm nhiều đến thời gian và công sức của bản thân dành cho hoa. “Chăm hoa rất thích không mệt mỏi như chăm các loại khác đâu”, chị vui vẻ chia sẻ.
Để có vườn hoa này, chị cho biết bản thân không mất nhiều tiền mua giống. Vì chị đều mua những cây nhỏ và loại hồng bụi nên giá rẻ.
“Mơ ước của tôi có cái nhà toàn hoa xong nên chỉ cần hoa nở nhiều là được. Sau đó, nhiều hoa nở quá nên tôi học hỏi chưng cất nước hoa hồng cho bản thân rồi đem tặng người thân, bạn bè thân thiết”, chị nói.
Mọi người dùng thích quá, ai cũng động viên chị làm để mua. Chị đăng bán thử, không ngờ nhận được quá nhiều đơn đặt hàng.
Video đang HOT
Chị nói tiếp: “Mới cuối năm ngoái, tôi mới bán sản phẩm nước hoa hồng. Vì nhận được nhiều đơn đặt hàng, tôi cứ làm suốt để bán. Khách hàng khắp nơi đặt mua, lại giới thiệu thêm bạn bè”.
Mỗi một lọ 100ml, chị bán khoảng 100.000 đồng. Hàng của chị làm ra đến đâu đều bán hết đến đó.
Qua tìm hiểu, chị nhận thấy trà hoa hồng rất tốt cho sức khỏe nên chị thử làm để bản thân uống.
Thấy ngon và thích, chị làm ra để tặng mọi người xung quanh.
Chị cho biết: “Loại trà này của tôi làm ra được nhiều người uống thử yêu thích lắm, họ cũng động viên tôi làm để bán nhưng tôi chưa thực hiện được”.
Thời gian tới, chị dự định sẽ làm thật nhiều trà hoa hồng để bán, phục vụ cho nhu cầu của mọi người.
7 mẹo tiết kiệm của cô gái sống tại thành phố New York đã áp dụng để sống với 60 USD (gần 1,4 triệu đồng)/tuần
Theo thống kê, trung bình mỗi người sinh sống tại New York sẽ chi khoảng 300 - 400 đô (7-9 triệu đồng)/tuần, chưa bao gồm tiền thuê nhà. Vậy làm cách nào để có thể tiết kiệm và sống với mức chỉ 60 đô (1,4 triệu đồng)/tuần như Kathleen Elkins?
Kathleen Elkins đã thực hiện "chế độ tiền mặt" - và chế độ này đã kéo dài được hai tháng, ngân sách mà cô sử dụng là 60 đô la (gần 1,4 triệu đồng) một tuần để trang trải mọi thứ (bao gồm cửa hàng tạp hóa, quán bar và nhà hàng, giặt là, giấy vệ sinh và phương tiện đi lại) ngoài những chi phí cố định của mình.
Sau 4 tuần chi tiêu dưới 60 đô (1,4 triệu đồng) mỗi tuần, cô đã học được một số cách hay để chi tiêu hữu ích từng đồng tiền ở một thành phố đắt đỏ như New York.
Nếu bạn đang muốn tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, đây là 7 mẹo mà cô đã chia sẻ.
Kathleen Elkins.
1. Theo dõi chi tiêu
Kathleen Elkins luôn dành 5 phút vào cuối mỗi ngày để ghi lại mọi thứ mình đã mua vào bảng tính Excel. Thói quen này giúp cô có thể thấy chi phí tổng một cách dễ dàng.
Chúng ta vốn sẽ không nhận ra mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho đến khi bắt đầu viết ra tất cả những gì mình mua. Và bảng theo dõi này giúp cho cô có ý tưởng về những chi tiêu mà cô xu hướng chi tiêu vô tâm và những điều cô có thể cắt giảm. Cuối mỗi ngày cô cũng ghi lại một khoản chi không quá cần thiết mà cô đã thực hiện.
Bảng thống kê này cũng giúp cô có trách nhiệm hơn - nó giúp cô cảm thấy cần cân nhắc hơn trong mỗi lần mua hàng.
Nó cũng thách thức cô phải giảm chi phí mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Việc ghi lại chi phí trở thành một trò chơi và cô bắt đầu xem mình có thể chi tiêu trong khoảng 0 - 5 đô la (khoảng 115.000 đồng) trong bao nhiêu ngày liên tiếp.
Một bảng excel sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát chi tiêu từng ngày, tuần và tháng.
Cô cũng luôn biết chính xác số tiền còn lại trong ngân sách của mình nhờ việc nhìn vào bảng thống kê này. Ví dụ: nếu Thứ Hai và Thứ Ba là những ngày có mức chi tiêu cao, cô sẽ đảm bảo cắt giảm cho những ngày còn lại trong tuần.
2. Làm đồ ăn tại nhà
Nhà hàng và các quầy bar luôn có cách khiến bạn phải chi nhiều hơn. Bạn càng làm nhiều thực phẩm ở nhà, bạn càng tiết kiệm được nhiều hơn. Thêm vào đó, tự nấu ăn sẽ đảm bảo vệ sinh hơn là ăn bên ngoài.
Cô cũng cố gắng hạn chế số lần đi siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi, bởi đây cũng chính là lúc cô thường nhặt thêm đồ ăn vặt hay đồ uống.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Kathleen Elkins loại bỏ hoàn toàn các nhà hàng và quán bar - cô vẫn xem chúng là một cách thú vị để giao lưu và cô chỉ cần đảm bảo rằng cô thiết lập ngân sách cho việc ăn uống ở ngoài và tuân theo ngân sách mà mình đề ra
3. Cắt giảm hóa đơn tạp hóa
Hóa đơn hàng tạp hóa hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn - bạn không bị ràng buộc vào một hợp đồng như đang sử dụng điện thoại di động hoặc internet - và bạn rất có thể tìm được cách cắt giảm.
Hãy bắt đầu bằng cách tìm ra số tiền bạn chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa mỗi tháng. Xem bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn hoặc sắp xếp các biên lai mua sắm. Sử dụng dữ liệu để lập một ước tính và sau đó đặt mục tiêu cắt giảm con số đó.
Đặt mục tiêu thực tế, chẳng hạn như cắt giảm 25% hóa đơn hoặc một số tiền cụ thể, điều đó sẽ có ý nghĩa đối với thói quen chi tiêu của bạn.
4. Đặt mục tiêu tiết kiệm
Có mục tiêu tiết kiệm cụ thể là một chiến lược tiết kiệm tiền cực kỳ hiệu quả. Ví dụ như tiết kiệm đi du lịch, tiết kiệm nâng cấp laptop, điện thoại, xe...
Tiết kiệm du lịch, mua nhà, mua xe, tiền học cho con... Tất cả sẽ là động lực giúp bạn vui vẻ tiết kiệm mỗi ngày.
Mỗi khi bạn chuẩn bị mua một thứ gì đó mà không nhất thiết phải cần đến - ví dụ như một ly cà phê, làm móng ... hãy hình dung số tiền đó có thể mua được gì cho bạn khi bạn đi du lịch hoặc những món đồ bạn đang mơ ước và sau đó tự hỏi liệu bạn có nhất thiết phải mua chúng không?
5. Nói không khi cần thiết
Việc tiêu tiền ở bất kỳ thành phố nào cũng vô cùng dễ dàng và áp lực chi tiêu cũng không giúp ích được gì. Nếu bạn bè của bạn đang gọi món khai vị và vài ly đồ uống, rất có thể bạn cũng sẽ làm vậy, ngay cả khi bạn không có tiền.
Sau khi sống bằng tiền mặt 60 đô một tuần, Kathleen Elkins cảm thấy thoải mái hơn khi từ chối các cuộc gặp gỡ một cách lịch sự.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đồng ý cho những cuộc gặp gỡ mà không hề phải tiêu tiền - hãy cứ tạo dựng các mối quan hệ, gặp mặt bạn bè và người thân.
Chỉ vì ăn uống là cách phổ biến nhất để giao lưu không có nghĩa đó là cách duy nhất. Bạn có thể tìm thấy các hoạt động miễn phí hoặc rẻ hơn trong khu vực của bạn như đi dạo công viên, thăm bảo tàng, triển lãm...
6. Đi bộ, xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng để đi làm
Thay vì sử dụng xe máy, ô tô đi làm, bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đi làm nếu gần.
Như Kathleen Elkins đã sử dụng 12 phút để đi tàu điện ngầm hoặc đi bộ 35 phút để đến nơi làm việc và cách này giúp cô tiết kiệm được 117 đô (2,7 triệu đồng) một tháng.
Trường hợp nếu nhà bạn ở quá xa nơi làm việc, thì bạn có thể hỏi đồng nghiệp và đi chung xe.
Khoảng cách 2km là hoàn toàn có thể đi bộ - vừa không lo tắc đường, vừa rèn luyện sức khỏe và còn tiết kiệm tiền nữa.
7. Chỉ sử dụng tiền mặt
Khi bạn phải chi tiêu eo hẹp, việc không sử dụng thẻ có thể tạo nên sự khác biệt. Nó giúp bạn hiểu rõ và chính xác số tiền bạn đang chi tiêu và số tiền còn lại trong ngân sách của mình. Ngoài ra, việc nhìn thấy những đồng tiền biến mất ngay trước mặt khiến bạn quý trọng chúng hơn.
Rút một số tiền định trước trong tuần và cam kết chỉ tiêu hết số tiền đó. Để thẻ tín dụng của bạn ở nhà nếu bạn muốn quẹt thẻ. Bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự khác biệt mà nó có thể tạo ra.
Quyết định bỏ phố về quê sống tối giản, cô gái Nam Định chỉ tiêu tới 1/5 lương nhưng sau 3 tháng phát hiện điều bất lợi này Do ảnh hưởng của dịch bệnh tới công việc của mình mà chị Huyền Trang đã lựa chọn về quê sinh sống. Với các chi phí được cắt giảm triệt để xuống còn 1/5 lương khiến tài chính của chị dư dả hơn so với thời điểm ở thành phố. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều bất lợi phát sinh mà chị không...