Chi hàng trăm triệu học trường quốc tế
Sau một thời gian hoạt động ở Việt Nam, bên cạnh ưu điểm nổi trội về cơ sở vật chất, dịch vụ…, những góc khuất của các trường mầm non quốc tế cũng dần hé lộ.
Có đáng “đồng tiền bát gạo”?
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu là chất lượng giáo viên dạy ngoại ngữ tại những trường mầm non quốc tế. Có thể nói, đây vẫn đang là một dấu hỏi lớn đối với ngay cả những gia đình có con em đã và đang theo học tại các trường này dù đây chính là một trong những điểm được phụ huynh coi là ưu thế để chọn lựa trường cho con theo học. Trong thực tế, đa phần giáo viên nước ngoài được tuyển vào dạy ở bậc mầm non quốc tế đều chỉ có bằng cấp về ngoại ngữ, còn chuyên môn sư phạm thì lại là điều ít ai dám “bảo chứng”.
Chị Thu Thủy (một doanh nhân ngụ tại quận 7, TPHCM) tâm sự: Bé gái nhà chị đã từng rơi vào hoàn cảnh “sốc” ngôn ngữ do ba là người Malaysia, mẹ là người Việt Nam và bé đi học trường quốc tế. Việc tiếp xúc với nhiều thứ tiếng trong cùng một giai đoạn, nên khi phải giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trở nên rất khó khăn với bé. Thậm chí, đã có một giai đoạn bé phải đi tư vấn tâm lý ở các nhà chuyên môn.
Hay một trường hợp khác, một bác sĩ ở BV Hùng Vương (TPHCM) chia sẻ: “Qua 2 năm cho các con trải nghiệm thực tế theo học bậc học mầm non tại một trường quốc tế khá uy tín trên địa bàn TPHCM, tôi đã quyết định xin con trở về trường công lập học theo tuyến ở cấp tiểu học”. Bởi anh thấy khả năng giao tiếp, vốn ngôn ngữ tiếng Việt, sự tư duy sáng tạo, đặc biệt là khả năng Anh ngữ của các con so với các cháu khác đi học ở trường công lập cũng chẳng khá hơn là mấy trong khi chi phí đầu tư cao gấp hàng chục lần…
Video đang HOT
Một lớp học mầm non quốc tế tại Hà Nội
Chăm quá cũng đáng lo
Mặc dù muốn con được chăm sóc một cách chu đáo, cẩn thận, nhất nhưng điều đó không có nghĩa là các bậc phụ huynh này muốn biến con thành các công chúa, hoàng tử được chiều chuộng quá mức. Điều mà nhiều phụ huynh hy vọng khi cho con vào trường quốc tế là sẽ rèn được cho bé tính tự lập, sáng tạo, năng động… Tuy nhiên, để giữ học sinh, thì nhiều trường đã làm hết sức để con trẻ về không phàn nàn gì về trường lớp với bố mẹ. Chị Thu Trang (Giảng Võ, Hà Nội) kể câu chuyện khiến chị quyết định cho con chuyển sang trường công lập chất lượng cao học, sau một thời gian học trường mầm non quốc tế. “Nhiều bữa trưa, qua camera tôi thấy con mình ngồi ghếch chân lên bàn như ông hoàng, còn cô giáo xúc cơm cho ăn từng thìa một. Có lúc, chắc con chán ăn, cô xúc cho thì nhè ra kêu là “ăn miếng này là ọe đấy”, cô cũng phải chiều. Tôi không muốn con mình có thói quen được chiều chuộng quá mức, thỏa mãn mọi ý muốn khi các cháu có quá nhiều thời gian ở với trường lớp, giáo viên như vậy”.
Mới đây, một số phụ huynh của trường mầm non Maple Bear (cơ sở ở Mai Hắc Đế, Hà Nội) – nơi có học phí từ 9 triệu đồng/tháng – đã phải có những trao đổi quyết liệt, căng thẳng với nhà trường về nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là vấn đề sức khỏe của trẻ. Đợt dịch tay-chân-miệng vừa qua, theo phản ánh của phụ huynh thì trường thể hiện việc thông tin đến phụ huynh chậm trễ, vì bé đầu tiên bị bệnh được bố mẹ thông báo vào đêm 22.2, đến đầu giờ chiều ngày 24.2 lại tiếp tục có 2 bé nữa bị bệnh, nhưng phải tới 27.2 trường mới thông báo đến phụ huynh toàn trường.
Sau đó, yêu cầu nghỉ cách ly đối với học sinh lớp bị bệnh lại không làm triệt để. Thực tế, sau này lớp khác cũng phát hiện trẻ nhiễm bệnh và phải đóng cửa toàn trường. Và đến thời điểm này ở trường đã lại có trường hợp bị tay-chân-miệng mới. Tìm hiểu đến những vấn đề cụ thể hơn, như chất lượng bữa ăn của trẻ thì cũng khó xác định. Dù được giới thiệu những tên tuổi khá uy tín trong dịch vụ cung cấp bữa ăn, nhưng thật sự thì phụ huynh cũng chỉ biết qua nhà trường…
Một cựu lãnh đạo của Sở GDĐT TPHCM nhận xét: Mặt bằng học phí của các trường mầm non quốc tế niên học 2012 – 2013 vào khoảng 95 triệu đồng/10 tháng. Nguyên nhân học phí tại trường quốc tế cao rất nhiều lần so với trường công lập, một phần không nhỏ là do tiền thuê mặt bằng, bởi hầu hết các trường này thuê những ngôi biệt thự trong khu vực trung tâm với giá rất cao. Vì vậy, có thể rút ra kết luận ban đầu rằng, mặc dù tiền học cao ngất ngưởng nhưng chưa chắc bé được hưởng đúng và đủ.
Vậy thì, việc đầu tư hàng trăm triệu đồng cho con đi học trường mầm non quốc tế ngay từ khi trẻ còn tuổi “ấu nhi”, thiết nghĩ cũng là một vấn đề phụ huynh cần suy nghĩ, cân nhắc.
Theo lao động
Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á tại Ấn Độ
Kỳ thi Olympic vật lý châu Á (APhO) lần thứ 13 đã khai mạc sáng 1/5 tại thủ đô New Delhi, thu hút sự tham dự của các đoàn học sinh từ 21 quốc gia.
Đoàn Việt Nam gồm 8 thí sinh, do Phó giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Thế Khôi dẫn đầu, tham dự kỳ thi trong tinh thần rất tự tin.
Trong một tuần diễn ra cuộc tranh tài, từ 30/4-7/5, các thí sinh sẽ phải làm các bài thi lý thuyết và thực hành. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào trưa 5/7.
Đoàn thí sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic vật lý lần thứ 13 tại New Delhi. (Ảnh: Minh Lý - Tiến Hiến/Vietnam )
Phát biểu khai mạc APhO lần thứ 13, Bộ trưởng Truyền thông và công nghệ thông tin, kiêm Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ Kapil Sibal đã nồng nhiệt chào mừng các thí sinh tham dự kỳ thi. Với tư cách nước chủ nhà, ông cam kết Ấn Độ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các thí sinh tham gia kỳ thi một cách công bằng, trung thực.
Ông nhấn mạnh, cuộc thi Olympic vật lý lần thứ 13 sẽ tạo ra một môi trường cho các thí sinh có sự sáng tạo và cạnh tranh không chỉ với các đối thủ mà với cả chính mình.
APhO lần thứ 13 do Hiệp hội các giáo viên vật lý Ấn Độ (IAPT) phối hợp với Trung tâm khoa học giáo dục Homi Bhabha (HBCSE) của nước này tổ chức. IAPT là một tổ chức giáo viên vật lý tình nguyện được thành lập năm 1984 nhằm nâng cấp chất lượng giáo viên và trình độ giảng dạy vật lý ở mọi cấp của Ấn Độ. Hiện nay IAPT đã có 5.000 hội viên, trong đó có 100 hội viên là giáo viên nước ngoài.
APhO hiện là cuộc đọ tài về vật lý hàng đầu cho học sinh bậc dưới đại học tại các nước châu Á. Mô hình của APhO giống như Olympic vật lý quốc tế (IPhO), chỉ có điểm khác là đoàn của mỗi nước tham gia APhO là 8 thí sinh, trong khi đoàn của mỗi nước tham gia IPhO là 5 thí sinh. Tuổi của các thí sinh dự thi không được quá 20 tính đến ngày 30/6 của năm mở kỳ thi.
Theo Vietnam
Tiếng "ngoại" lấn át tiếng "nội" Hiện nay, việc chêm vào những từ ngữ nước ngoài trong giao tiếp không còn quá xa lạ trong giới trẻ. Bên cạnh những tiện ích do nó mang lại, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng lai tạp, tiếp thu thiếu chọn lọc ngôn ngữ "ngoại"... Tây, ta lẫn lộn Bác Nguyễn Tuấn Trung, một cán bộ hưu trí ở phường...