Chị em cứ chịu đựng cơn đau bụng hành kinh nhưng không ngờ tác hại lại đáng sợ thế này
Thống kinh (đau bung hanh kinh) là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ. Có thể do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của chị em nên dẫn đến chứng đau này trong ngày “đèn đỏ”. Tác hại của thống kinh thế nào và bạn cần làm gì để cải thiện?
Phụ nữ bị thống kinh (đau bung hanh kinh) dẫn đến tác hại nghiêm trọng thế nào?
Thống kinh không những chỉ đem đến cảm giác khó chịu từ cơn đau mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm các bệnh phụ khoa. Theo kết quả thống kê cho thấy, trên 1/3 chứng tăng sinh tuyến vú là do thống kinh gây ra, trong khi đó hơn phân nửa chứng viêm tử cung cũng có liên quan đến tình trạng này.
Thống kinh là biểu hiện ngoại tại từ tác dụng tương tác lẫn nhau giữa các khối tụ máu khí trong tử cung. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ còn kéo theo nhiều bệnh phụ khoa khác.
Đời sống giường chiếu gặp trở ngại
Phụ nữ bị thống kinh còn gặp nhiều khó khăn và phiền não trong đời sống gối chăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Thống kinh là biểu hiện rõ rệt nhất khi tử cung bị dị thường.
Tình trạng này còn khiến các tế bào biểu bì trong âm đạo và nội tiết tố giảm đi, gây ra chứng khô rát âm đạo. Theo thống kê, có gần 60% phụ nữ thống kinh dễ bị suy giảm ham muốn, gối chăn lạnh nhạt, đau khi quan hệ v.v…
Nguy cơ bị vô sinh
Kết quả điều tra lâm sàng cho thấy có hơn 50% số phụ nữ bị vô sinh thường có chứng thống kinh ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, thống kinh không chỉ đơn thuần khiến bạn khó chịu hay viêm nhiễm phụ khoa mà còn có nhiều nguy cơ tước đi cơ hội làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra yếu kém về trí tuệ.
Video đang HOT
Mất cân bằng khí huyết, dễ lão hóa
Chị em có khí sắc không tốt cũng chính là một biểu hiện của chứng thống kinh. Cụ thể là sắc mặt u ám, làn da khô ráp, dễ bị đốm đen, mụn, nám v.v… Thống kinh làm cho khí huyết trong cơ thể mất cân bằng, các gốc tự do khác thường trở nên linh hoạt hơn khiến quá trình lão hóa đến sớm hơn 5 năm so với người không bị thống kinh.
Các nguyên tắc cần nhớ để cải thiện chứng thống kinh
Rất nhiều chị em bị thống kinh là do thói quen ăn nhiều đồ cay nóng. Các món ăn này dễ làm khoang chậu bị xung huyết, gây viêm hoặc cơ tử cung co thắt quá mức dẫn đến thống kinh ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ từ những cơn đau trong ngày “đèn đỏ”, tốt nhất bạn nên ăn uống điều độ, giảm thiểu tối đa các món cay nóng.
Trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt, chị em nên kiêng đồ tươi sống và đồ lạnh vì dễ sinh ra hiện tượng “cung hàn”, làm tăng nguy cơ bị thống kinh dai dẳng, khó điều trị. Ngoài ra, trái cây có vị chua nhiều cũng cần hạn chế, hoặc tốt nhất là không ăn trong “ngày ấy”, chẳng hạn như cải chua, lựu, dâu tây, xoài, cam, chanh v.v… Các chất kích thích như cà phê, trà đậm cũng có thể khiến thống kinh nặng hơn.
Bên cạnh đó, người thường bị thống kinh có thể dùng một số nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ để kích hoạt khí huyết lưu thông tốt hơn, ví dụ như cây cải trời, rau mùi, cà rốt, gừng tươi v.v… Đồng thời, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể để chống viêm nhiễm, cải thiện tình trạng thống kinh.
Thời gian bị “đèn đỏ”, chị em cũng nên nghỉ ngơi hợp lý hơn, tránh làm việc nặng, có thể tập vài động tác nhẹ nhàng để giúp các cơ dẻo dai, tinh thần thoải mái, khắc phục những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
Theo Em đẹp
Những câu hỏi liên quan đến bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Theo các bác sĩ phụ khoa, cứ 10 phụ nữ thì 9 người mắc phải căn bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên và khó chữa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2, cần sớm phát hiện và điều trị ngày từ mức độ 1.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 là gì?
Đây chính là giai đoạn đầu tiên của căn bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong lúc này, các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung bắt đầu tiến dần ra phía ngoài, biến cổ tử cung thành "ổ bệnh" - nơi vi khuẩn tụ tập và phát triển mạnh mẽ. Ở mức độ 1, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ không có triệu chứng rõ ràng và tình trạng tổn thương ở cổ tử cung là khoảng 30%.
Nguyên nhân bị viêm lộ tuyến?
Do thói quen sinh hoạt của các chị em mà có nhiều nguyên nhân gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung:
- Vệ sinh âm hộ không sạch sẽ hoặc không đúng cách.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh.
- Phá thai nhiều lần
- Sinh đẻ không kế hoạch...
Các tế bào tuyến có trong cổ tử cung lấn chiếm mặt ngoài của cổ tử cung và gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến viêm lộ tuyến. Lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Vậy nên chỉ cần phát hiện và điều trị kịp thời thì căn bệnh sẽ được điều trị kịp thời vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.
Triệu chứng khi mắc bệnh?
Khi ở giai đoạnh viêm lộ tuyến cổ tử cung mới chỉ dừng lại ở mức độ 1 thì những triệu chứng của nó vẫn chưa quá rõ ràng cũng rất khó để phát hiện ra. Tình trạng viêm loét cũng vẫn chưa phát triển nên không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh hoạt và tình dục.
Đến một mức độ nào đó, khi viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 dần chuyển sang độ 2 thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng cơ bản như:
- Khí hư ra nhiều bất thường.
- Màu sắc khí hư thay đổi.
- Âm hộ đau rát.
- Ra máu khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên các dấu hiệu trên cũng chưa thể khẳng định 100% người bệnh bị mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bởi những bệnh phụ khoa khác cũng có các triệu chứng tương tự. Chính vì thế khi xuất hiện những bất thường như thế, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám ở những bệnh viện uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân.
Hầu như các căn bệnh phụ khoa nếu được phát hiện sớm thì đều có thể điều trị dễ dàng hơn. Vậy nên, nếu bị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 mà các chị em được phát hiện kịp thời chắc chắn khả năng khỏi hoàn toàn sẽ rất cao. Nếu như để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, bệnh viêm lộ tuyến sẽ càng ngày chuyển biến xấu. Thậm chí là biến chứng thành ung thư cổ tử cung, gây vô sinh...
Chữa bệnh viêm lộ tuyến thế nào?
Điều quan trọng nhất vẫn là phải phát hiện sớm bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1. Nếu để bệnh phát triển và lan rộng sẽ có những hậu quả xấu nhất được nêu trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Phương pháp điều trị hiện nay phổ biến là đốt điện, đốt laser, áp lạnh... Những phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng và kết quả rõ rệt.
Bên cạnh đó, khi bệnh vẫn chỉ dừng lại ở độ 1 thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ (cả thuốc uống lẫn thuốc bôi) để tiêu diệt những vi khuẩn có hại tại âm hộ.
Theo VTV
Bí kíp giảm đau bụng kinh đơn giản hiệu quả Đau bụng kinh luôn là vấn đề khiến bạn gái lo lắng vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là các cách giảm đau bụng kinh và thoải mái vượt qua những ngày "đèn đỏ" nhạy cảm. 1. Chườm nước ấm vào bụng Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình...