Chị em cảnh giác với bệnh phụ khoa trong mùa hè
Mùa hè, thời tiết nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại ở “vùng kín” phát triển, làm tăng các bệnh phụ khoa ở chị em.
Khó chịu ở “vùng kín” khiến chị em mất tự tin
Mùa hè đến làm nhiều chị em lo lắng về các căn bệnh phụ khoa lại tái diễn, do nhiệt độ cao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, độ ẩm ướt ở “vùng kín” tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các vi khuẩn sản sinh nhanh chóng. Vì vậy, nếu không có biện pháp “xử lý” kịp thời, khả năng mắc bệnh phụ khoa ở chị em sẽ cao và làm cho các chị em khó chịu, mất tự tin.
Chị Thái Hà (Trúc Bạch – Ba Đình) chia sẻ, do tính chất công việc của chị khá bận rộn đi công tác thường xuyên, nên chị cũng ít chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình. Thời gian gần đây chị thấy dấu hiệu bị ngứa “vùng kín”, khí hư ra nhiều có màu vàng và mùi rất hôi, ẩm ướt rất khó chịu mặc dù chị vệ sinh rất sạch sẽ hàng ngày và thay quần chip liên tục. Sau gần cả tháng trời mất tự tin chị mới đi khám, làm các xét nghiệm. Kết quả là bác sĩ xác định chị bị viêm âm đạo do trùng roi.
Chị Lan 26 tuổi nhân viên văn phòng (Thạch Thất – Hà Nội) cũng gặp tình trạng tương tự. Do đặc thù của công việc là nhân viên văn phòng, nên thường xuyên chị phải ngồi nhiều giờ liên tục. Những ngay gần đây, dù nhiệt độ ngoài trời chưa cao nhưng chị đã cảm thấy nóng trong người. Đồng thời chị cũng thấy ở “vùng kín” bị ngứa và có mùi hôi rất khó chịu, kèm theo cảm giác nóng, rát, ngứa, nhất là khi có kinh. Vì chủ quan và do công việc nên chị ngại đi khám mà mua thuốc về đặt. Nhưng sau thời gian không thấy triệu chứng này khỏi, lại gây cản trở cho công việc nên chị quyết định đi khám. Tại đây các bác sĩ cho biết chị bị viêm nhiễm âm đạo.
Không chỉ chị Hà, chị Lan mà rất nhiều chị em phần do ngại ngần vì bệnh ở “vùng kín”, phần do thờ ơ với tình trạng bệnh tật dẫn đến bệnh biến chứng lan sang các bộ phận khác trong hệ sinh sản gây nguy hại đến khả năng sinh sản.
Mùa hè, thời tiết nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại ở “vùng kín” phát triển, làm tăng các bệnh phụ khoa ở chị em. Ảnh minh họa
Phòng tránh phụ khoa đúng cách
Theo ThS-BS Quốc Tuấn, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe cho biết, tuy các viêm nhiễm phụ khoa không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản chị em nhưng về lâu dài nó có thể lan sang các bộ phận khác như tử cung, vòi trứng, viêm nhiễm nặng thì việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là không tránh khỏi. Do vậy, chị em không nên chủ quan khi thấy khí hư có màu lạ, có mùi là, ngứa “vùng kín”.
Nếu bệnh nhân không được phát hiện, điều trị kịp thời thì diễn biến viêm nhiễm âm đạo lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng ở đường sinh dục do trùng roi ký sinh, cư trú ở đó và gây bệnh như viêm phần phụ, viêm loét cổ tử cung, vô sinh, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nhất thời điểm mùa hè khí hậu oi bức, nóng sẽ làm cho tiết dịch mùi hôi trong ta ra nhiều nhất là những chỗ vùng kín vì thế chị em rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến cổ tử cung… Vậy để phòng tránh các bệnh phụ khoa, chị em thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, lưu ý lau từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo. Hạn chế việc thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
Video đang HOT
Đối với những phụ nữ thấy tháng nên thay băng vệ sinh thường xuyên 3-4 tiếng/ lần trong những ngày kinh nguyệt để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
Chú ý khi mặc quần áo cần tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm, mặc quần áo rộng rãi, không bó sát nhất là với quần shịp và và cần thay hàng ngày.
Mùa hè, bạn có thói quen đi bơi, sau khi đi bơi cần lưu ý tắm rửa, vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước sạch sau khi bơi để tránh vi khuẩn từ nước hồ bơi có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào bên trong “vùng kín”, gây ra viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng âm đạo. Nếu chúng ta đang trong thời kỳ viêm nhiễm ân đạo cần nên tránh đi bơi, ngâm rửa vùng kín thói quen này không tốt bởi nó có thể khiến cho những vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào đường âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Không nên mặc quần lót quá chật, mặc quần làm bằng chất liệu nilon… cũng làm cho “vùng kín” không được thông thoáng, thường xuyên bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh hơn gây ra các bệnh viêm niễm đường âm đạo.
Tránh quan hệ tình dục trong thời gian viêm nhiễm để tránh tình trạng lây nhiễm cho nhau. Tốt nhất bạn nên dùng bao cao su mỗi lần có quan hệ.
Ngay cả khi cơ thể bạn bị viêm nhiễm hay không bị cũng nên đi khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/lần. Khi có biểu hiện bất cứ gì về vấn đề âm đạo bạn cần nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa.
Theo Afamily
9 việc nên tránh trong kỳ kinh nguyệt
Ngâm mình trong bồn tắm, ăn mặn, đấm lưng, sex... trong kỳ kinh nguyệt có thể làm chị em cảm thấy mệt mỏi hơn và dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Hàng tháng nữ giới sẽ có một chu kỳ kéo dài từ 2 đến 7 ngày, chu kỳ này gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này cơ thể nữ giới thường mệt mỏi do bị mất máu, vì vậy nếu không giữ gìn sức khỏe, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt chị em dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về kinh nguyệt không đều, ra ít hoặc ra nhiều quá, thậm chí ra kinh nguyệt màu đen
Một số điều mà các chị em nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt
1. Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung được mở rộng hơn, nếu các bạn nữ tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước không sạch xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phụ khoa.
2. Đấm lưng
Đấm lưng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ngày. Bởi nó khiến vùng chậu bị tổn thương, từ đó lượng máu ra nhiều hơn, nặng có thể gây rong kinh, kinh ra nhiều, đau lưng. Nếu quá đau lưng bạn có thể massage nhẹ nhàng làm giảm cảm giác đau mỏi.
3. Không sử dụng 1 miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng
Đây dường như là sai lầm của rất nhiều chị em, hầu như các bạn chỉ thay băng vệ sinh khi miếng băng đã đầy dịch hoặc vệ sinh cơ thể. Như thế không tốt đâu nhé, khi dịch ở băng vệ sinh tồn tại quá lâu sẽ làm phát sinh các loại nấm, vi khuẩn dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm âm đạo của bạn đấy;
4. Nhổ, chữa răng
Trong chu kinh nguyệt các hormone estrogen tích tụ trong nướu làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu, nên nếu bạn tác động mạnh vào răng lợi thời gian này sẽ gây đau hơn bình thường.
Hơn nữa trong kỳ kinh nguyệt, số lượng tiểu cầu và yếu tố đông máu trong cơ thể nữ giới sẽ giảm xuống. Nếu nhổ răng hoặc bị mất máu quá nhiều sẽ gây hiện tượng máu khó đông, gây nguy hại cho sức khỏe.
5. Quan hệ vợ chồng trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian bạn có kinh, thông thường ham muốn "gần gũi" của chị em sẽ nhiều hơn vì hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục, tuy nhiên bạn không nên quan hệ vợ chồng bởi lúc này, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu có quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Trong kì đèn đỏ, các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn do nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí gây vô sinh.
Không những thế, nhiều bạn lại có suy nghĩ lầm tưởng việc quan hệ trong ngày "đèn đỏ" sẽ là biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn và hiệu quả, nhưng không hoàn toàn như thế đâu nhé, đặc biệt đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
6. Sử dụng thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K... có thể làm giảm tính thấm của mao mạch, co thắt của các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.
7. Thuốc ức chế thèm ăn
Sử dụng thuốc có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn nhiều và kéo dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và một số thậm chí vô kinh.
8. Ăn mặn và ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, hải sản
Bạn ăn quá mặn, lượng muối cho vào cơ thể nhiều làm gia tăng sự đầy bụng, khó tiêu, khiến bạn dễ bị kích thích và nổi giận.
Do ảnh hưởng của progesterone, trong thời kỳ kinh nguyệt da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. Lượng dầu mỡ từ thức ăn chiên rán làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông, chân lông màu đen. Ngoài ra ăn, lượng mỡ hấp thụ dược trong thời kỳ này cũng khó bài tiết khỏi cơ thể.
Hải sản là thực phẩm có tính mát, bạn cần hạn chế vì chúng sẽ khiến kinh nguyệt bị tanh, máu ra nhiều và là nguyên nhân làm bạn bị đau bụng kinh nhiều hơn đấy.
9. Không nên uống trà đặc, cà phê
Trong trà đặc, cà phê hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều, thêm vào đó, khi lượng caffeine vào cơ thể nhiều sẽ thấy bạn luôn cảm thấy bồn chồn, tâm trạng bất ổn, khó chịu.
Theo VNE
Quan niệm sai lầm của phụ nữ về bệnh phụ khoa Nhiều chị em vẫn cho rằng khi có quan hệ tình dục thì mới mắc bệnh phụ khoa. Tuy nhiên đấy là một trong những quan niệm sai lầm khiến cho nhiều người khổ sở vì mắc bệnh liên quan đến "vùng kín". Nhóm bệnh phụ khoa nữ giới phổ biến nhất với chị em là viêm âm đạo và viêm nhiễm cổ...