Chỉ chưa đầy 30 phút có ngay bữa cơm tối “chuẩn không cần chỉnh” với 2 món siêu ngon này
Những ngày bận rộn bạn hãy vào bếp làm bữa cơm tối với các món ăn này nhé! Vừa nhanh vừa gọn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
Thực đơn cơm tối 3 món nhẹ bụng nấu nhanh nhiều rau xanh, ăn bao nhiêu cũng không mập Cơm tối nóng hổi chỉ 2 món cũng đủ ngon miệng Cơm tối chỉ 60k mà no nê đủ chất, quan trọng nhất là siêu ngon lại còn dễ nấu!
1. Trứng xốt đậu phụ
Món trứng xốt đậu phụ làm cực nhanh với nguyên liệu đơn giản. Trứng quyện với đậu phụ non béo ngậy, nước xốt sánh thơm ăn kèm cơm trắng nóng hổi là cực hợp nhé! Món ăn này phù hợp cho cả trẻ con lẫn người lớn.
Nguyên liệu:
1 hộp đậu phụ non
2 quả trứng
1 thìa súp dầu ăn
2 thìa súp nước tương
1 thìa súp dầu hào
1 thìa cafe sa tế (tùy chọn)
Hành lá thái nhỏ
Cách làm:
Đầu tiên bạn cho 2 thìa súp nước tương, 1 thìa súp dầu hào, 1 thìa cafe sa tế vào trộn đều. Đậu phụ non cắt khối vuông nhỏ. Đặt chảo sâu lòng lên bếp, cho chút dầu ăn vào, khi dầu vừa nóng thì nhẹ nhàng thả phần đậu phụ non vào.
Video đang HOT
Tiếp đó bạn đập trứng vào tô, đánh tan. Sau đó đổ vào chảo đậu, bạn rưới đều để trứng quyện vào với đậu. Không dùng đũa đảo vì đậu non dễ bị nát. Bạn để nhiệt độ lửa vừa. Khi trứng bắt đầu hơi se mặt thì bạn rưới phần nước xốt vào, rưới đều khắp mặt trứng và đậu.
Bạn vặn nhỏ lửa để gia vị thấm sau đó rắc thêm chút hành lá thái nhỏ là xong. Nhẹ nhàng trút trứng xốt đậu phụ ra tô để nguyên tảng.
Được chế biến từ đậu nành, chất isoflavone trong đậu hũ non có khả năng làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, nhờ vậy mà tăng cường sức khỏe tim mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim tốt hơn.
Tương tự như mầm đậu nành, đậu hũ non cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong đậu hũ non có chứa lượng selen dồi dào và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể; giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động tốt hơn. Nó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư đường ruột, ung thư tuyến tiền liệt nhưng ăn đúng cách và đúng liều lượng mới đạt hiệu quả; nếu không sẽ gây tác dụng phụ.
Trong lúc chế biến món trứng bạn cũng có thể đồng thời làm món súp lơ xào nấm hương này nhé. Món ăn này làm cũng tương đối nhanh vì súp lơ nhanh chín. Trong quá trình chế biến bạn cần lưu ý lửa để không làm súp lơ bị nhừ vừa mất đi vị giòn ngọt vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng của súp lơ.
Nguyên liệu:
500g súp lơ xanh
8 cái nấm hương tươi
10g gừng
2 nhánh tỏi
1 thìa súp dầu hào
1 ít hạt tiêu
Súp lơ xanh thuộc họ rau cải. Nhóm thực vật này cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng với một lượng calo khá thấp. Trong súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C, vitamin K1, folat (B9), kali, mangan, sắt… và các hợp chất chống oxy hóa như: sulforaphane, carotenoid, kaempferol, quercetin. Vì vậy nếu như bạn đang lên một thực đơn lành mạnh, hoặc cố gắng ăn kiêng thì súp lơ xanh sẽ là một lựa chọn hợp lý cho chế độ ăn của bạn.
Cách làm:
Súp lơ thái miếng vừa ăn sau đó rửa sạch. Nấm hương rửa sạch rồi cũng thái miếng vừa ăn. Gừng thái chỉ, tỏi băm nhỏ. Sau đó cho nước vào nồi, thêm chút muối sau đó cho súp lơ vào chần sơ. Khi súp lơ vừa tái thì đổ ra rổ cho ráo nước. Bước này giúp cho súp lơ giữ nguyên được màu xanh.
Đặt chảo lên bếp, cho chút dầu vào sau đó phi thơm tỏi và gừng. Tiếp đến đổ nấm hương vào đảo đều trong 3 phút. Sau đó cho súp lơ vào xào cùng, rưới thêm 1 thìa dầu hào vào rồi đảo đều cho rau và nấm thấm gia vị.
Nêm nếm lại cho vừa miệng, sau đó đổ món ăn ra đĩa, rắc chút hạt tiêu vào là xong.
Nấm hương đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ cần thiết với người bệnh ung thư
Có đến 30% bệnh nhân tử vong do suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do ung thư (UT). Dinh dưỡng (DD) có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị của người bệnh UT.
Do vậy hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy DD, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến UT.
Thời gian qua, bên cạnh đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh, các bác sĩ BV K luôn phối hợp cùng Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng để đưa ra chế độ, suất ăn bệnh lý phù hợp với từng người bệnh, điều này vừa giúp người bệnh đảm bảo về DD vừa cảm thấy yên tâm vì sự đồng hành của các y bác sĩ ngay trong sinh hoạt hàng ngày...
GS.TS. Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC; Phụ trách TT Dinh dưỡng lâm sàng, BV K; Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết trong cơ thể của bệnh nhân UT cùng tồn tại song hành cả tế bào UT và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. Hiểu một cách đơn giản bất kỳ loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào UT.
"Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào UT và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học"- GS.TS. Lê Thị Hương nói.
Tình trạng DD kém cũng ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy mòn/suy DD, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến UT.
Cùng với đó các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị UT như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Do vậy với người bệnh đang điều trị những phương pháp này thì mục tiêu DD là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, phục hồi để tiếp tục đảm bảo sức khỏe điều trị bệnh.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ ngày càng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư.
Người bệnh ung thư có cần kiêng khem?
Theo GS.TS. Lê Thị Hương, DD có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh UT. Người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số điều dưới đây:
Ăn ít nhưng đủ DD, giàu năng lượng và giàu đạm. Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào. Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng. Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo. Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn. Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến. Giữ vệ sinh răng, miệng. Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...).
Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ DD thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.
Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất DD của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau. Do đó, bệnh nhân UT nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ DD để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.
Công tác chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn tâm lý cho người bệnh ngày càng được chú trọng tại BV K
Các chuyên gia của BV K cũng nhấn mạnh, bên cạnh vai trò của DD thì tâm lý lạc quan, chất lượng sống được cải thiện cũng đóng vai trò quan trọng giúp quá trình điều trị bệnh UT thuận lợi và hiệu quả hơn.
ThS.BSCKII. Phí Thùy Dương, Phó Giám đốc TT Chăm sóc giảm nhẹ, BV K cho biết: Sự hợp tác, tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh là một trong những yếu tố then chốt đánh giá sự thành công của công tác điều trị, bởi nếu có tâm lý buông xuôi, chán nản, bi quan thì chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm, kéo theo chất lượng điều trị không như mong đợi. Công tác chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị UT.
"Tại BV K, công tác chăm sóc giảm nhẹ, tư vấn tâm lý ngày càng được chú trọng hơn, các buổi sinh hoạt khoa học về chăm sóc giảm nhẹ; tập huấn mô hình chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng cho các tình nguyện viên, người bệnh, người nhà bệnh nhân được tổ chức thường xuyên; cùng với đó là các buổi sinh hoạt đều đặn của CLB hỗ trợ bệnh nhân UT; các chương trình giao lưu, chia sẻ, cung cấp thông tin theo chuyên đề từng bệnh UT để người bệnh và người nhà hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị, từ đó giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị tại BV và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả điều trị" - ThS.BSCKII. Phí Thùy Dương nói.
Thèm đến mấy cũng không ăn trứng vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh vào người Trứng giàu dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vào 4 thời điểm này, bạn không nên ăn trứng kẻo gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ăn trứng - Ảnh: Minh họa - Khi bị sốt Trứng gà có rất nhiều protein, sau khi...