Chế độ dinh dưỡng, cách phòng ngừa gai cột sống
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải có cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể chống lại các bệnh tật. Việc có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý rất quang trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh gai cột sống.
Chế độ dinh dưỡng dành cho những người bị gai cột sống
Tôi thường thấy có rất nhiều người không chịu thường xuyên uống sữa nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi và bị loãng xương và là nguyên nhân chính làm cột sống mau bị thoái hóa, dẫn đến gai cột sống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức cần thiết, nhất là các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng bộ xương sống khỏe mạnh. Kế tiếp là protein từ thịt, cá….
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần đến các thực phẩm chức năng được xem là nhân tố chính nuôi dưỡng cho phần đĩa đệm được khỏe mạnh. Khi phần đốt sống và đĩa đệm được nuôi dưỡng đầy đủ và khỏe mạnh sẽ giúp ngăn ngừa cũng như làm giảm sự tiến triển quá trình thoái hóa và gai cột sống.
Một số chất dinh dưỡng khác như vitamin E, boron, niacinamide, và axit béo omega-3, thực sự có thể giúp chữa gai cột sống và ngăn ngừa thoái hóa cột sống.
Điều cần tránh cho người bị gai cột sống
Tùy theo tình trang bệnh nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên cụ thể cho họ.
Trường hợp với người bị bệnh gai cột sống nhẹ, kết quả phim Xray cho thấy họ có gai cột sống nhưng chưa gây đau. Khi đó, bệnh nhân cần:
Video đang HOT
- Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
- Tuyệt đối hạn chế các tư thế đứng, ngồi khom lưng hay khuân vác nặng trong thời gian dài để cột sống không phải gánh chịu thêm áp lực.
- Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.
Trường hợp với người bị bệnh gai cột sống nặng, cột sống đã bị đau thì cần tránh các vận động mạnh nhằm giảm thiểu các áp lực lên các vùng đốt sống bị tổn thương. Ví dụ như bệnh nhân vẫn có thể tập luyện thể lục thể thao nhẹ nhàng và ngừng ngay khi thấy đau.
Tuy nhiên, hầu hết đối với các bệnh nhân bị bệnh thoái hóa cột sống nặng chúng tôi vẫn khuyên họ nên tập yoga, hay tập gyms nhưngtrước tiên bệnh nhân cần phải được bác sỹ chuyên khoa khám và tư vấn để lựa chọn môn thể thao cũng như các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh của họ
Bên cạnh đó, việc ngồi quá lâu trong nhiều giờ và ngồi sai tư thế sẽ là một trong những nguyên nhân làm cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn và tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Để ngăn ngừa gai cột sống hay thoái hóa cột sống thì chúng ta cần phải chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách giữ cho cột sống không mất đi đường cong sinh lý vốn có của nó. Cụ thể là không ngồi quá lâu và sai tư thế.
Ví dụ như trong lúc ngồi làm việc với máy vi tính, cổ không nên cuối và đưa về phía trước sẽ làm các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và trọng lực của phần đầu sẽ đè lên các đốt sống cổ này lâu ngày gây thoái hóa. Hoặc nếu ngước quá cao thì sẽ làm mất đường cong của đốt sống lưng và gây ra thoái hóa.
Thoái hóa cột sống khó tránh khỏi khi tuổi tác cao dần lên. Nhưng chúng ta cũng có thể ngăn ngừa sự thoái hóa nhanh bằng việc tập thể dục thường xuyên, năng vận động nhẹ nhàng để các cơ và đốt sống linh hoạt. Chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào mà chúng ta yêu thích đều được, có thể là yoga, đi bộ, chạy bộ, gyms, bơi lội hay nhảy …
Cuối cùng là chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ – đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều canxi để có một hệ xương chắc khỏe, hạn chế chất béo và chất đường nhằm kiểm soát cân nặng để giảm cho cột sống bớt chịu lực nặng cũng như ngăn ngừa tiến trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Bac si Eric Balderree
Theo SK&ĐS
Nguy cơ thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi
Chấn thương do chơi thể thao, tư thế sinh hoạt và làm việc không đúng khiến nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 đến 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây. Ngoài yếu tố tuổi tác, di truyền thì sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục thể thao khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ dưới 45 tuổi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nam bị thoái hóa cột sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thoái hóa cột sống hình thành các gai xương gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động và làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân...
"Những cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật", bác sĩ Nhân nói.
Để phòng ngừa, mọi người nên tránh mang vác nặng, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục giữa giờ. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích. Đặc biệt cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis... Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh... giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bác sĩ Nhân cũng khuyến cáo khi có triệu chứng của bệnh, mọi người nên khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Sáng 7/7, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tư vấn về bệnh lý thoái hóa cột sống và tặng phiếu khám miễn phí cho 100 người, đăng ký (028) 3952 5449.
Cẩm Anh
Theo VNE
Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc Do tuổi già hoặc phải ngồi làm việc nhiều, ít có thời gian đi lại, vận động nên nhiều người đang bị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng "dày vò". Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 85% số người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh,...