Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu dinh dưỡng khiến 5 loại ung thư nguy hiểm dễ dàng tìm tới bạn
Có thể khẳng định chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư. 5 loại ung thư này chỉ “trực chờ” đe dọa nếu bạn không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trong cuộc sống thường ngày, khi nhắc đến ung thư, tin chắc rằng không một ai muốn đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Mặc dù luôn muốn tránh, phòng ngừa bệnh nhưng nhiều người lại bỏ qua, thờ ơ với vấn đề ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến ung thư là ăn uống thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng. 5 loại ung thư này nhất định có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
1. Khói thuốc, mất cân bằng dinh dưỡng – ung thư phổi
Thứ khiến phổi gặp nguy hiểm nhất đó chính là khói thuốc và vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng. Bởi vậy, hàng ngày bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh… Điều này giúp chúng ta bảo vệ tế bào biểu mô vảy.
Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm giàu selen, nó đóng vai trò chống ung thư rất tốt. Selen là một khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch…
2. Nhiều chất béo, ít chất xơ, đồ uống có cồn – ung thư ruột
Ung thư ruột là một trong những căn bệnh gây tỷ lệ sống sót cho người mắc thấp, thường xảy ra ở trực tràng. Trong cuộc sống, đồ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, rượu là một trong những “thủ phạm” khiến nguy cơ mắc ung thư ruột tăng cao.
Chúng ta nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến sẵn. Lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi tuần không vượt quá 50 gram. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D như: cá, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, nấm…; giàu chất xơ trong yến mạch, đậu lăng, trái cây, rau cải, các loại quả mọng, quả bơ, nấm….
Không chỉ vậy, cần hình thành một thói quen sống điều độ, ngủ sớm dậy sớm, vận động, tập luyện nhiều hơn để cơ thể có một sức khỏe tốt nhất chống lại ung thư ruột.
3. Thực phẩm bị mốc, đồ có cồn – ung thư gan
Thực phẩm bị mốc và rượu là hai thứ rất dễ dẫn đến ung thư gan. Những thực phẩm bị mốc rõ ràng là do sự xâm nhập của vi khuẩn nấm mốc gây nên. Bên trong nó tồn tại rất nhiều độc tố aflatoxin, được sinh ra từ nấm mốc aspergillus flavus, gây nên ung thư gan. Các thực phẩm bị mốc nguy hiểm hơn cả là ngô, dầu ăn, đậu phộng…
Ngoài ra, những người nghiện rượu là những người rất dễ mắc phải căn bệnh ung thư đáng sợ này. Điều này là do rượu chủ yếu được chuyển hóa ở gan, những chất được chuyển hóa do rượu tạo ra dễ gây thoái hóa tế bào gan, về lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử tế bào.
Video đang HOT
4. Ăn nóng – ung thư thực quản
Trong cuộc sống, thực quản “sợ” nhất là các loại thức ăn nóng. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng, nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản. Thêm vào đó, bạn thường xuyên ăn phải các thực phẩm bị mốc hay đồ chua, nguy cơ mắc ung thư thực quản sẽ tăng lên đáng kể.
Chỉ nên ăn khi nhiệt độ của thực phẩm giảm xuống mức 50 độ C. Bên cạnh đó, bổ sung hàng ngày các loại trái cây, rau quả giàu vitamin có tác dụng chống oxy hóa như quả mâm xôi, quả óc chó, dâu tây, quả việt quất, quả anh đào, quả phúc bồn tử…
5. Đồ muối, chua – ung thư dạ dày
Dạ dày sẽ bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn đồ được ngâm chua, ướp muối. Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thực phẩm ngâm chua hay ướp muối có chứa nhiều nitrit, nitrosamin, một trong những chất gây nên ung thư. Nếu bạn ăn những kiểu thức ăn này liên tục, gây ra tổn thương đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính hay ung thư dạ dày.
Một chế độ ăn nhiều muối làm giảm sự tiết chất nhầy của dạ dày, làm thành dạ dày không còn được bảo vệ tốt nhất. Hàng ngày, nên cố gắng không ăn thực phẩm được ngâm chua, ướp muối sẵn, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày đậu nành lên men, sữa chua… Lượng muối ăn hàng ngày không được vượt quá 6 gram.
Nói chung là, chúng ta cần bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu. Hình thành thêm các thói quen tốt như đánh răng đầy đủ sáng tối, súc miệng sau bữa ăn. Đặc biệt, nên kiểm soát lượng muối, đường và chất béo trong chế độ ăn uống. Bạn cần tiêu thụ ít nhất 3 loại sản phẩm khác nhau từ đậu nành mỗi tuần. Ngoài ra, phương pháp nấu ăn bằng cách chiên, rán, kho nên được thay thế thành hầm, luộc.
Theo Trí thức trẻ
Bệnh ung thư ruột chủ yếu "từ miệng mà ra": 5 món ngon dễ kích thích mầm bệnh, dù thích bạn cũng nên hạn chế ăn
Ung thư ruột chủ yếu là do chế độ ăn. Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia của trang QQ đã chỉ ra 5 loại thực phẩm nên hạn chế dù có thích đến mấy.
Ung thư ruột còn được giới y khoa gọi là ung thư đại trực tràng, đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới. Tại Mỹ, cứ 9,3 phút trôi qua sẽ có thêm 1 người tử cung vì căn bệnh ung thư này.
Trước đây, 90% bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư ruột đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên, theo báo cáo của trang "Daily Mail" của nước Anh, tỷ lệ mắc ung thư ruột của những người trẻ từ 20-39 đang gia tăng.
Theo trang QQ, tại Trung Quốc có hơn 70% bệnh nhân mắc ung thư ruột là do chế độ ăn uống. Chính vì thế điều chỉnh chế độ ăn chính là giải pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh.
Ung thư ruột chủ yếu là do chế độ ăn. Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia của trang QQ đã chỉ ra 5 loại thực phẩm nên hạn chế dù có thích đến mấy:
Thứ nhất: Đồ ăn cay
Ăn cay sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng thói quen ăn cay sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột. Ăn đồ cay trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ăn đồ cay trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ngoài ra, vị cay cũng khiến thực phẩm nóng hơn bình thường. Trong khi đó, khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 50-60 độ C. Nếu ăn thực phẩm cay nóng trong một thời gian dài có thể làm hỏng màng nhầy và gây viêm ruột cấp tính, táo bón, loét trực tràng... cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư.
Thứ hai: Thịt chế biến sẵn
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thịt chế biến sẵn là thịt đã được hun khói, ướp, sấy khô hoặc các loại thịt đã được tẩm ướp gia vị để có lợi cho việc bảo quản. Các loại thịt đó bao gồm: thịt khô, giăm bông, thịt hộp, lạp xưởng và các loại cá khác.
Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư ruột, thậm chí việc ăn 50g sản phẩm thịt đã qua chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 18%.
Thứ ba: Đồ chiên rán
Rất nhiều người yêu thích những món chiên rán như xúc xích chiên, gà rán... Nhưng thực tế là loại món ăn này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột.
Đồ chiên làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Đặc biệt, nếu thịt được chế biến ở nhiệt độ cao, protein và axit amin có trong thịt sẽ bị nhiệt phân, đột biến và gây ra ung thư. Do đó, dù thực phẩm chiên rất ngon, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều.
Thứ tư: Thực phẩm bị mốc
Những loại thực phẩm dễ bị mốc như gạo, lúa mì, đậu, ngô, lạc... có thểsản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin. Do đó, bạn cần loại bỏ ngay, đừng bao giờ suy nghĩ đơn giản nấm mốc trong thực phẩm khi sơ chế sạch vẫn có thể dùng được trong khi chúng lại chứa đựng mầm mống gây nên các căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Thứ năm: Dưa cà muối xổi, đồ ngâm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong món dưa cà muối xổi, khi ăn vẫn còn vị cay nồng, hăng hăng, hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa cà muối tác động.
Đồ muối ngâm không tốt cho sức khỏe.
Khi vào đến dạ dày, nitrit có trong đồ ngâm, cà muối sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm như cua, tôm, cá, thịt, nhất là mắm tôm và trở thành nitrosamine - một chất có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, khi được muối đủ thời gian, độ chua thì lượng nitrit giảm xuống rất nhanh sẽ hạn chế gây hại đến sức khỏe.
3 triệu chứng khi đi đại tiện cảnh báo bạn có thể đã mắc ung thư ruột:
Việc phát hiện sớm ung thư ruột vô cùng quan trọng trong việc khám và điều trị. Bạn nên chú ý đến những tín hiệu lạ của cơ thể để có thể thăm khám kịp thời:
- Thay đổi hình dạng phân: Nếu thấy phân mỏng hơn, dạng dài, mỏng, dẹt có rãnh thì nên cảnh giác bởi các khối u trong ruột như một vật cản có thể tạo áp lực, đè hoặc chặn phân khiến phân thay đổi hình dạng.
- Có máu trong phân: Nếu không bị bệnh trĩ mà lại phát hiện có máu trong phân, hãy cẩn thận mình đã mắc ung thư ruột.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Khi số lần đi đại tiện tăng lên, nhưng mỗi lần đi không nhiều, chủ yếu chỉ có chất nhầy và máu thì hãy cảnh giác với bệnh ung thư.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số dấu hiệu ung thư ruột sau: Giảm cân đột ngột, thường xuyên xì hơi, đau bụng bất thường, đau ở hậu môn...
Theo QQ/baodansinh
Mang thai, tăng mấy cân là đủ? Nguyễn Ngân (23 tuổi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) hỏi: "Cháu mang thai con đầu lòng được hơn 3 tháng, nhưng do bị nghén, không ăn uống được nên cháu sụt hơn 5 kg so với trước khi mang thai. Vậy cháu có cần phải tăng cân bù hay không và nên tăng bao nhiêu trong thai kỳ?" Ảnh minh họa PGS-TS...