Chế độ ăn nào vừa tốt cho bản thân lại vừa tốt cho sức khỏe hành tinh?
Chế độ ăn này ít ảnh hưởng đến môi trường hơn vì chúng gồm các loại thực phẩm được trồng từ lượng đất và nước tương đối ít, và có lượng phát thải nhà kính thấp.
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Glendale, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bạn có thể ăn một chế độ ăn vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho hành tinh không?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy đây là một điều hoàn toàn có thể. Theo nghiên cứu, những người ăn theo chế độ chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc thực vật được chế biến tối thiểu như các loại hạt, đậu, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu, cùng với một lượng vừa phải thịt, cá, trứng và sữa, sẽ ít có nguy cơ về tử vong do bệnh tim, ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Đồng thời, chế độ ăn này cũng ít ảnh hưởng đến môi trường hơn vì chúng gồm các loại thực phẩm được trồng từ lượng đất và nước tương đối ít, và có lượng phát thải nhà kính thấp.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, thực hiện dựa trên một báo cáo có tính bước ngoặt vào năm 2019 của Ủy ban EAT-Lancet về một “ Chế độ ăn uống lành mạnh cho hành tinh” nhằm duy trì sự sống cho 10 tỷ người và hành tinh vào năm 2050.
Nhìn chung, chế độ này khuyến khích mọi người ăn nhiều thực vật và thực phẩm nguyên chất hơn cùng với một lượng nhỏ thịt và sữa. Nó được thiết kế để có thể thay đổi linh hoạt và thích ứng với các sở thích văn hóa, ẩm thực và cá nhân khác nhau.
Báo cáo này là một trong những nghiên cứu lớn đầu tiên xem xét việc những chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe của Trái Đất sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào. Nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của hơn 200.000 nam giới và phụ nữ tại Mỹ được theo dõi trong ba thập kỷ và đưa ra một số kết luận.
Nguy cơ tử vong thấp hơn: Những người có thói quen ăn uống tuân thủ chặt chẽ nhất chế độ ăn uống vì sức khỏe hành tinh có khả năng tử vong sớm thấp hơn 30% so với những người ăn ít tuân thủ nhất.
Ít bệnh tật hơn: Những người ăn uống vì sức khỏe hành tinh có nguy cơ tử vong do ung thư thấp hơn 10%, khả năng tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 14%, nguy cơ tử vong do bệnh phổi giảm 47% và khả năng tử vong do bệnh Alzheimer và các rối loạn thoái hóa thần kinh khác thấp hơn 28%.
Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Phụ nữ có thói quen ăn uống phù hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống vì sức khỏe hành tinh có nguy cơ tử vong vì bệnh truyền nhiễm thấp hơn 38%.
Sức khỏe hành tinh tốt hơn: Một phân tích tác động môi trường cho thấy cách tiếp cận ăn uống này có liên quan đến việc giảm 29% lượng khí thải nhà kính, giảm 51% việc sử dụng đất canh tác, giảm 21% việc sử dụng phân bón và giảm 13% nhu cầu tưới tiêu và nước.
Cách thực hiện chế độ ăn uống vì sức khỏe hành tinh
Trong nghiên cứu, những người có thói quen ăn uống tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống vì sức khỏe hành tinh đã ăn nhiều các loại thực phẩm sau:
Trái cây nguyên quả và rau không chứa tinh bột như cà rốt, súp lơ, măng tây, dưa chuột và rau lá xanh.
Lạc và các loại hạt như óc chó, hạt phỉ, hạt hồ đào, hạt điều và quả hồ trăn.
Video đang HOT
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu Hà Lan.
Thịt gà và các loại gia cầm khác.
Các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, như bơ, dầu ôliu và dầu hướng dương.
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo tự nhiên, yến mạch, hạt diêm mạch và lúa mạch, cũng như các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ, bánh mỳ từ bột lúa mỳ nguyên cám và bánh mỳ từ bột lúa mạch đen)
Giảm lượng thịt đỏ và thịt chế biến, trứng, nước ngọt, nước ép trái cây và thực phẩm chế biến có đường bao gồm kẹo, bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng và món tráng miệng.
Walter Willett, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, nhấn mạnh rằng việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho hành tinh không yêu cầu người ăn phải từ bỏ thịt.
Ông mô tả chế độ ăn này là chế độ ăn hỗn hợp với hai khẩu phần thực phẩm từ động vật mỗi ngày. Ví dụ, một tuần ăn kiêng thông thường có thể bao gồm một khẩu phần sữa như sữa, phomai hoặc sữa chua mỗi ngày, một khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần, một khẩu phần trứng mỗi tuần, hai khẩu phần thịt gia cầm mỗi tuần và hai khẩu phần cá mỗi tuần.
Willett cho biết chế độ ăn này ưu tiên lượng lớn trái cây, hạt và rau củ cùng nhiều nguồn protein thực vật như đậu lăng và các loại đậu khác, giúp việc tuân thủ tương đối dễ dàng.
Ông nói thêm: “Bạn có thể linh hoạt kết hợp những thành phần này với hương vị và thực phẩm của hầu hết mọi nền văn hóa truyền thống.”
Ăn uống lành mạnh làm chậm quá trình biến đổi khí hậu như thế nào?
Sản xuất lương thực chiếm khoảng 30% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Phần lớn lượng khí thải này là do khí thải metal từ chăn nuôi, nạn phá rừng tràn lan và khí thải từ chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp, việc sử dụng phân bón tổng hợp và các khía cạnh khác của sản xuất nông nghiệp.
Chuồng bò ở Honbu Farm được lắp đặt hệ thống tự động kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bằng cảm biến và quạt. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)
Hầu hết đất canh tác ở Mỹ chỉ được sử dụng để trồng hai loại cây trồng – ngô và đậu nành – để làm thức ăn cho gia súc. Phương pháp canh tác độc canh này có thể làm thoái hóa đất, làm giảm đa dạng sinh học và đòi hỏi nhiều nước tưới, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hơn. Willett cho biết chỉ có khoảng 5% đất nông nghiệp ở Mỹ được sử dụng để trồng các loại rau, trái cây, hạt và đậu khác.
Willett cho biết, việc thay đổi chế độ ăn uống và hệ thống sản xuất thực phẩm của chúng ta sẽ không đủ để kìm hãm biến đổi khí hậu, nhưng đó cũng là những bước quan trọng.
“Nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn nhiều so với chế độ ăn trung bình của người Mỹ và đồng thời có tác động đáng kể đến việc làm chậm quá trình biến đổi khí hậu,” ông nói thêm. “Chúng ta không cần phải đánh đổi sức khỏe của hành tinh để lấy sức khỏe của con người. Chúng ta có thể có cả hai – đó là chiến thắng kép.”
Nghiên cứu mới này mang tính quan sát, nghĩa là nó tìm thấy mối tương quan giữa những gì mọi người ăn và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, nhưng không nhất thiết là nguyên nhân và kết quả.
Các nhà nghiên cứu đã tính đến các yếu tố như những người tham gia có hút thuốc, tập thể dục, uống rượu hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, ung thư và các bệnh khác hay không. Những lợi ích sức khỏe của việc ăn nhiều hạt, dầu ôliu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả cũng đã được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt.
Marion Nestle, giáo sư danh dự về dinh dưỡng, nghiên cứu thực phẩm và sức khỏe cộng đồng tại NYU, cho biết chính phủ liên bang nên áp dụng các chính sách thực phẩm để thúc đẩy chế độ ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn bền vững.
Nestle, người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết: “Chính phủ có thể đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về chế độ ăn uống, đặt ra các tiêu chuẩn lành mạnh hơn cho bữa ăn ở trường, hỗ trợ sản xuất thực phẩm cho con người – thay vì thức ăn cho động vật hoặc nhiên liệu cho ôtô – và ngừng trợ cấp cho sản xuất thịt công nghiệp”./.
9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy
Việc ăn uống thỏa thích, ăn nhiều đồ chiên rán, bánh kẹo ngọt sẽ giúp tăng cân, nhưng cũng đi kèm với các rủi ro sức khỏe.
Vậy làm thế nào để tăng cân một cách lành mạnh?
1. Tăng lượng calo hấp thụ
Trung bình để tăng cân lành mạnh, bạn nên ăn vào 300 - 500 calo nhiều hơn so với mức tiêu thụ calo trung bình trong ngày. Ví dụ bạn cần 1.500 calo/ngày, bạn nên ăn vào 1.800 - 2.000 calo/ngày để tăng cân. Hãy chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày, trong đó gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng cân lành mạnh, nên lựa chọn các thực phẩm như sữa, sữa chua, quả bơ, trái cây sấy, sầu riêng, chuối, xoài... cho bữa phụ.
Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Bổ sung các thực phẩm giàu protein
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, dù bạn muốn tăng hay giảm cân. Nếu ăn không đủ protein, lượng calo thừa ăn vào sẽ chuyển thành mỡ.
Do đó, hãy ưu tiên ăn protein, tinh bột trước trong mỗi bữa ăn - do đây là hai nhóm dinh dưỡng giàu năng lượng nhất, rồi hãy ăn rau - do rau nhiều chất xơ có thể khiến bạn no sớm và không ăn vào đủ protein, tinh bột.
Những thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ, đậu phụ, sản phẩm từ sữa, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia...
3. Tăng cường lượng carbohydrate
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cho mọi hoạt động trong cơ thể. Người cần tăng cân nên ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc, yến mạch, mỳ, khoai tây, trái cây...
4. Ưu tiên chất béo lành mạnh
Để cải thiện cân nặng, bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống. Loại chất béo này được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm... là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega - 3 giúp giảm cholesterol.
Không những thế, tiêu thụ chất béo lành mạnh còn giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E, K.
Những vitamin này rất cần thiết cho các chức năng cơ thể khác nhau, từ duy trì thị lực và sức khỏe làn da đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
5. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Khi đói cơ thể sẽ tận dụng nguồn năng lượng dự trữ ở cơ bắp, gan... khiến cho người gầy càng khó tăng cân. Trong khi đó, bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tiếp thêm năng lượng giúp nâng cao sức khỏe và sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày. Vì vậy, người gầy không được bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, đặc biệt là bữa sáng.
Ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa cũng là một cách giúp tăng cân lành mạnh.
6. Bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng
Ngoài chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung sữa, nước ép trái cây, sinh tố trái cây hoặc rau củ... Các loại nước uống này rất giàu dinh dưỡng giúp cung cấp thêm năng lượng, vitamin và dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả tối đa.
7. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có chức năng phục hồi cơ thể, cung cấp dưỡng chất đến toàn bộ các cơ quan của chúng ta. Trong khi ngủ, các hormone adrenaline, dopamine, serotonin, melatonin được sản xuất mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng đối với trọng lượng cơ thể và tăng trưởng cơ bắp.
Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp giải trừ, thanh lọc nhiều độc tố khỏi cơ thể, vì vậy hãy lưu ý mỗi ngày ngủ đủ ít nhất từ 6 - 8 giờ bạn nhé!
8. Tập thể dục đều đặn
Một trong những sai lầm khi tăng cân chính là ăn thật nhiều nhưng không có thói quen tập thể dục, đặc biệt là bài tập sức mạnh. Điều này có thể khiến bạn dễ bị béo phì và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, để tăng cân, tăng cơ, hãy kết hợp những bài tập sức mạnh vào chế độ luyện tập của mình.
Tập tạ ít nhất 3 lần một tuần là điều cần thiết để tăng cân lành mạnh. Điều này sẽ giúp tăng và duy trì khối lượng cơ nạc. Để tiếp tục đạt được khối lượng cơ nạc, cần phải thay đổi và phát triển các bài tập bằng cách tăng trọng lượng tạ hoặc số lần hoặc số hiệp.
9. Thăm khám dinh dưỡng nếu tình trạng không cải thiện
Nếu cân nặng không cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp giúp tăng cân, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể khó tăng cân, từ đó đưa ra hướng cải thiện phù hợp.
Ăn loại rau này có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ Ăn bông cải xanh được cho là có thể ngăn ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bởi vì trong bông cải xanh chứa hợp chất tự nhiên. Hợp chất tự nhiên này ngoài tác dụng điều trị đột quỵ, nó còn có thể giúp tăng tỷ lệ thành công lên 60% trong điều trị cục máu đông. Ăn bông cải xanh được...