Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe
Bữa ăn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, cân đối các nhóm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất để đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Bữa ăn gia đình có vai trò rất quan trọng nên cần được đảm bảo, cân đối về số lượng và chất lượng. Bữa ăn cân đối là có đủ các nhóm thực phẩm ở tỷ lệ cân đối gồm nhóm chất bột đường, nhóm thực phẩm giàu đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo và nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Trong thời dịch, chế độ ăn cần được chú trọng hơn nữa để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch.
Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng
Theo thông tin của Viện Y học Ứng dụng, y học hiện đại hay đúng hơn cả là dinh dưỡng học hiện đại luôn đưa ra lời khuyên nên thực hành chế độ ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chế độ ăn uống hợp lý còn cần phải tùy thuộc theo tuổi, giới và thể chất của từng đối tượng.
Theo đó, các nhóm thực phẩm cần có tỷ lệ cân đối bao gồm:
Nhóm chất bột đường: năng lượng từ nhóm chất bột đường nên chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau để làm đa dạng bữa ăn.
Nhóm thực phẩm giàu đạm: cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ…
Nhóm chất béo: mỡ động vật và dầu thực vật hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K…
Nhóm vitamin và khoáng chất: gồm các loại rau, củ, quả giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh, góp phần chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi.
Video đang HOT
Bữa ăn trong ngày cần cân đối các nhóm chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ảnh: Shutterstock.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
Về cơ bản, không có món ăn riêng lẻ nào có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cần phối hợp, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Khi chúng ta dùng thiên về một loại, với tần suất liên tục, vô hình trung đã tự làm mất tính cân bằng của các yếu tố dinh dưỡng. Ví dụ như mì ăn liền – món ăn mà một số người coi là không cân bằng khi cung cấp một lượng chủ yếu là tinh bột trong khi các yếu tố khác lại thiếu.
So sánh hàm lượng dinh dưỡng của một số thực phẩm thông dụng theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, xuất bản năm 2007.
Tuy nhiên, về mặt bản chất, mì ăn liền dù là thực phẩm ăn nhanh nhưng có thể dùng thay bữa chính. Để cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì ăn liền, cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng còn thiếu qua các thực phẩm ăn kèm như trứng, thịt, rau xanh…. Như vậy, bữa ăn với mì ăn liền vẫn có thể đảm bảo 15-20% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể.
Thực phẩm có gây nóng trong người không?
Người Việt thường có câu cửa miệng là “Thực phẩm này nóng nên ăn ít, đừng ăn thực phẩm kia nóng không tốt”. Theo thông tin từ Viện Y học Ứng dụng, đa số mọi người đánh giá thực phẩm nóng, lạnh dựa theo kinh nghiệm bản thân và mang tính truyền miệng. Thực phẩm nóng hay lạnh không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan khứu giác, vị giác, tiêu hóa…. mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Có thể thực phẩm là cay nóng với người này là không tốt, nhưng với người khác lại là bình thường, thậm chí là tốt.
Bạn nên dùng mì ăn liền với các loại rau, củ, thịt, trứng… để có bữa ăn cân đối dinh dưỡng. Ảnh: Acecook.
Theo thông tin từ Viện Y học Ứng dụng, ở khía cạnh y học hiện đại, nóng trong người không phải là bệnh và cũng không có quan điểm hay định nghĩa rõ ràng. Do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong. Hiện tượng nóng trong người sau khi ăn ở một số người có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý. Ví dụ, sau khi ăn các thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, gà rán hay mì ăn liền, nhiều người cảm thấy nóng trong người và đổ lỗi cho những thực phẩm này là nguyên nhân. Nhưng thực ra, đó là do bạn vừa có bữa ăn chưa cân bằng về dinh dưỡng: nạp vào quá nhiều chất béo, tinh bột (khoai tây chiên, mì ăn liền), đạm (gà rán) nhưng lại thiếu chất xơ, không có rau xanh, trái cây và không uống đủ nước.
Một số biểu hiện mà nhiều người cho rằng là nóng trong người như mẩn ngứa, mụn nhọt, nóng da, ra máu chân răng, nhiệt miệng hay nóng da… thì theo chuyên gia đây là những dấu hiệu hoặc triệu chứng mà cơ thể đưa ra để thông báo cho bạn biết có gì đó không ổn hoặc để cảnh báo về những vấn đề sức khỏe sắp xảy ra. Bạn có thể tiến hành ghi chép lại các triệu chứng nóng trong người, đi kèm nhật ký ăn uống và đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể bạn.
Theo các chuyên gia, ăn gì và mất cân bằng dinh dưỡng ra sao thường là do chính bản thân chúng ta, chứ không phải do thực phẩm gây ra. Phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau là cách đem đến bữa ăn dinh dưỡng cân đối.
Lưỡi có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề gì: quan sát 3 đặc điểm sau ở lưỡi là sẽ thấy rõ
Theo Đông y, lưỡi có mối liên hệ mật thiết đến các cơ quan nội tạng và kinh mạch của cơ thể nên chỉ cần quan sát về sắc thái của lưỡi là có thể biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình đó.
Lưỡi của người bình thường sẽ có màu sắc hồng hào, không sưng hay nổi nốt gì khác thường. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy có màu sắc thay đổi, thậm chí độ dày hoặc hình dáng lưỡi có biểu hiện lạ thì nên để ý kỹ.
Dưới đây là 3 biểu hiện mà lưỡi sẽ tiết lộ về tình trạng sức khỏe của bạn, cùng quan sát kỹ nhé!
Lưỡi có màu đỏ sẫm
Nếu lưỡi sẫm màu và có màu đỏ rực thì đồng nghĩa là cơ thể bạn đang bị nóng trong. Đặc biệt, khi thấy lớp màng phủ ở lưỡi có màu vàng và dày lên thì đây là lúc bạn cần tìm cách thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Nếu chỉ đỏ ở một phần lưỡi, kèm theo tình trạng đau nhức ở đầu lưỡi thì đó có thể là do bạn lỡ cắn phải lưỡi trong quá trình ăn uống nên lúc này hãy uống một ít nước râu ngô để chữa trị.
Còn nếu lưỡi bị sưng đỏ ở phần giữa thì điều này cho thấy bụng của bạn đang gặp vấn đề, cần xem lại chế độ ăn hàng ngày và tạm thời dừng ăn những món cay nóng.
Lưỡi có màu trắng nhạt
Màu lưỡi nhạt và hơi trắng là dấu hiệu cảnh báo khí huyết bị thiếu hụt. Đặc biệt, nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt mà gặp phải hiện tượng này thì cần chú ý nhiều hơn. Lúc này, cần ăn một số loại thực phẩm bổ khí, bổ huyết như táo tàu, hạt sen, yến mạch... để giải tỏa tình trạng thiếu khí huyết.
Lưỡi có màu tím tái
Đây là biểu hiện cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm lạnh, nhất là khi bề mặt lưỡi còn nổi những chấm đỏ to. Nếu lưỡi có đốm tím thì điều này còn cảnh báo tình trạng gan huyết bị ứ trệ. Còn lưỡi có màu tím như gan bò, xỉn màu thì chứng tỏ thận không ổn, cần chủ động đi khám ngay.
Mì tôm không gây hại nếu ăn đúng cách Ngon, tiện lợi là những yếu tố khiến mì tôm trở thành "món ăn quốc dân" được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không ít người hoang mang khi đọc thông tin về mì tôm gây hại cho sức khoẻ. Theo chuyên gia, mì tôm sẽ không gây hại nếu sử dụng đúng cách. Ảnh minh họa "Giải oan" cho mì tôm Bác...