Chế độ ăn cho người bị bạch tạng
Bạch tạng là một bệnh di truyền. Thực tế không có một chế độ ăn kiêng nào dành riêng cho người bệnh bạch tạng nhưng việc duy trì một chế độ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng.
Theo các BS. Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh bạch tạng hay hội chứng bạch tạng là một nhóm các tình trạng di truyền dẫn đến việc các tế bào hắc tố bị khiếm khuyết, không thể tổng hợp melanin hoặc phân phối nó một các chính xác đến các mô có nguồn gốc từ ngoại bì (đáng chú ý nhất là da, lông, tóc và mắt).
Vì melanin có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV nên bệnh nhân bạch tạng tăng nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời (đồi mồi, dày sừng ánh sáng, bỏng nắng) và các khối u ác tính liên quan đến tia cực tím (đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy). Bệnh bạch tạng là một rối loạn di truyền tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Vì vậy, bệnh được nên được quản lý bởi đa chuyên khoa. Suy giảm thị lực là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người bạch tạng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh bạch tạng
Không có chế độ ăn uống hay thức ăn đặc biệt nào dành cho người bạch tạng vì người bạch tạng có thể ăn thức ăn giống như những người khác trong gia đình. Cho tới nay, chưa có chế độ ăn đặc biệt nào có thể chữa khỏi bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng vẫn rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị.
Lý do chế độ ăn uống lại quan trọng với người bệnh bạch tạng vì điều này giúp cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động tốt. Chế độ ăn đủ chất sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời có thể hỗ trợ quá trình điều trị, nhất là khi áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa.
2. Chế độ ăn tốt cho người bệnh bạch tạng
Người bệnh bạch tạng chú ý luôn giữ đủ nước cho cơ thể, uống nhiều nước giúp giữ cho làn da tươi mới, ẩm mượt và thải độc tố vì nước là chất giải độc tự nhiên số một.
Ăn các bữa ăn lành mạnh. Điều này mang lại lợi ích sức khỏe vì với một chế độ ăn uống tốt, lành mạnh có thể giúp bạn có sức khỏe tốt.
Ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu omega-3, ít chất béo không lành mạnh và carbohydrate đã qua chế biến hoặc tinh chế có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn.
Người bệnh bạch tạng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ các nhóm chất.
2.1. Những thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
Trái cây: Cam, bưởi, dâu tây, việt quất, kiwi, xoài…
Rau xanh: Cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, cà rốt…
Hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
Đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, giúp da khỏe mạnh.
Vitamin E: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào.
Kẽm: Cần thiết cho quá trình sản xuất melanin.
Video đang HOT
Các loại thịt nạc, cá: Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ và vitamin nhóm B.
2.2. Những thực phẩm nên hạn chế
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện chế độ ăn uống của mọi người, trong đó có cả người bệnh bạch biến là biết cách tránh tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh nhất như những thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều đường, muối, chất béo không lành mạnh.
Thực phẩm chiên rán: Gây hại cho sức khỏe tim mạch và da.
Đồ uống có gas, rượu bia: Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
3. Mẹo về lối sống
Luôn bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng. Ảnh minh họa.
Người bệnh bạch tạng có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:
- Bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Điều quan trọng là phải sử dụng kem chống nắng cho những vùng da hở. Quan trọng hơn nữa là cần phải đội mũ che mặt, tai và cổ cùng với quần áo bảo vệ để ngăn tia nắng mặt trời xuyên qua da. Quần áo càng dày và càng che phủ nhiều da thì bạn càng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn không cần phải đơn điệu mà hãy chọn những phong cách hợp thời trang để tôn lên vẻ đẹp của mình.
- Người bị bạch tạng nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên; thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi và báo cho bác sĩ bất kỳ nốt ruồi mới hoặc thay đổi nào khác trên da.
- Đối với mắt, hãy đeo kính râm chống tia UV vì mắt và vùng da xung quanh mắt rất dễ bị tổn thương do tế bào ung thư phát triển. Tìm hiểu cách tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tia nắng mặt trời mạnh nhất và có hại.
- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn, đúng cách giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến da nhạy cảm hơn, gây ra mụn trứng cá và các vấn đề về da khác. Vì vậy, để có làn da khỏe mạnh và trạng thái tinh thần khỏe mạnh, hãy ngủ đủ giấc, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất giúp tăng cường thể lực cho cơ thể.
- Tránh xà phòng và chất tẩy rửa mạnh, hãy sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để tắm.
Chế độ ăn cho người bệnh bạch biến
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh bạch biến.
Bệnh bạch biến khiến một vùng da trên cơ thể bị mất màu (đổi thành màu trắng) do mất chất hắc tố da (melanin). Vùng da mất màu (bạch biến) này có thể tăng theo thời gian khiến bệnh nhân thêm lo âu và mất tự tin.
Theo PGS.TS.BS. Wynn Huỳnh Trần (Los Angeles, Hoa Kỳ), bạch biến xảy ra khi tế bào hắc tố da không sản sinh ra hắc tố da nữa hoặc các yếu tố khác dẫn đến dây chuyền sản xuất và phân phối hắc tố da bị gián đoạn. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
Nhìn chung, bạch biến hầu như ít ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân nhưng với những trường hợp bạch biến thể lan tỏa, các tổn thương đã lan rộng khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt để lại những vết trắng đen loang lổ thì rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân.
Vì bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn nên việc áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất chống oxy hóa có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình điều trị.
Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bạch biến.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh bạch biến
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào cho thấy một chế độ ăn đặc biệt có thể chữa khỏi bệnh bạch biến nhưng việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình điều trị.
Tăng cường hệ miễn dịch: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả các yếu tố liên quan đến bệnh bạch biến.
Cải thiện sức khỏe làn da: Các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng làn da, tăng cường độ đàn hồi, giảm viêm.
Hỗ trợ quá trình điều trị: Một chế độ ăn lành mạnh giúp cơ thể hấp thu thuố.c tốt hơn, tăng cường hiệu quả điều trị.
Cải thiện tâm trạng: Ăn uống lành mạnh giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, một yếu tố quan trọng trong việc quản lý bệnh mạn tính.
Các lợi ích gián tiếp khác của việc tuân theo chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, cải thiện tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, kiểm soát cân nặng và kéo dài tuổ.i thọ.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh bạch biến
Một số nghiên cứu cho thấy bệnh bạch biến được kích hoạt do căng thẳng đối với các tế bào sản xuất melanin của cơ thể, dẫn đến mất sắc tố. Căng thẳng oxy hóa (stress oxy hóa) là sự gián đoạn trong sự cân bằng giữa sản xuất và tích lũy các phân tử chứa oxy có thể nhắm mục tiêu sâu hơn vào các tế bào này.
Bệnh bạch biến được kích hoạt do căng thẳng đối với các tế bào sản xuất melanin của cơ thể.
ThS.BSNT. Nguyễn Mạnh Tân - Phòng Chỉ đạo tuyến, nhóm Chuyên đề Bạch biến và bệnh da giảm sắc tố, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết:
Hiện tại có rất ít các nghiên cứu đối chứng đán.h giá vai trò của chế độ ăn uống trong phòng ngừa hoặc quản lý bệnh nhân bạch biến. Tuy nhiên, lại có nhiều cuốn sách, trang web và ấn phẩm khuyến nghị chế độ ăn kiêng không có căn cứ và các chất bổ sung cho vô số bệnh tự miễn dịch, bao gồm cả bệnh bạch biến. Các khuyến cáo về chế độ bổ sung trong bệnh bạch biến chủ yếu dựa trên thành phần và hàm lượng các chất chống oxy hóa của các loại thực phẩm bổ sung (bao gồm thức ăn, các thực phẩm chức năng và một số được coi là thuố.c). Đồng thời khuyến cáo cũng nên tránh hoặc ăn kiêng một số loại thực phẩm gây nguy cơ dị ứng có thể làm trầm trọng hơn bệnh bạch biến.
Theo một đán.h giá từ năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liệu pháp chống oxy hóa bằng đường ăn uống có thể có lợi cho các tình trạng da, bao gồm cả bệnh bạch biến. Tổng quan kết luận rằng chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin E, kết hợp với liệu pháp quang học (sử dụng tia cực tím) có thể giúp ích cho những người mắc bệnh bạch biến.
ThS.BSNT. Nguyễn Mạnh Tân cho biết, trong thời gian gần đây, phương pháp điều trị bổ sung và thay thế trong điều trị bạch biến rất được quan tâm. Với kiến thức hiện tại về stress oxy hóa và tự miễn dịch trong cơ chế bệnh sinh của bệnh bạch biến, thật hợp lý khi đề xuất rằng các tác nhân có đặc tính điều hòa miễn dịch và/hoặc chống oxy hóa có thể có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh.
Các tác nhân như vậy có khả năng đóng vai trò là chất hỗ trợ cho liệu pháp thông thường với mục đích đạt được sự ổn định và tái tạo sắc tố của các tổn thương bạch biến. Cho đến nay, chất bổ sung đường uống là vitamin E và Gingko biloba được nghiên cứu nhiều nhất và có các thử nghiệm đối chứng cho thấy có vai trò trong điều trị kết hợp.
Bảng tổng hợp tóm tắt các chất chống oxy hóa có nghiên cứu và khuyến cáo với bệnh nhân bạch biến
3. Chế độ ăn lý tưởng cho người bệnh bạch biến
Người mắc bệnh bạch biến nên ưu tiên thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng nhất định sẽ giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Chất chống oxy hóa và acid béo omega-3 đã được chứng minh hữu ích trong việc hạn chế viêm nhiễm và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những hợp chất hạn chế quá trình oxy hóa, một phản ứng hóa học gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và hạn chế tình trạng viêm.
Các loại trái cây và rau quả khác nhau chứa các chất chống oxy hóa khác nhau, vì vậy ăn nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau có thể giúp tiêu thụ nhiều loại hợp chất này. Các loại trái cây như quả mâm xôi, dâu tây và các loại rau như cải xoăn, rau bina là những nguồn giàu chất chống oxy hóa.
Nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa người bệnh bạch biến nên ăn thường xuyên.
Chất chống oxy hóa cũng có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác như quả hạch, các loại hạt, các loại ngũ cốc, gia vị...
Thực phẩm chứa acid béo omega-3
Ăn thực phẩm có chứa acid béo omega-3 có thể giúp hạn chế tình trạng viêm. Acid béo omega-3 cũng mang lại những lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm cá có dầu và động vật có vỏ, chẳng hạn như cá cơm, cá trích, cá thu, trai, hàu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ...
Các bác sĩ khuyên tr.ẻ e.m và những người đang mang thai hoặc cho con bú nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hơn.
Những nguồn acid béo omega-3 tốt khác có trong các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạt cây gai dầu, rong biển, dầu có nguồn gốc thực vật như hạt lanh và dầu hạt cải.
Người bệnh bạch biến cần lưu ý về lượng nước tiêu thụ. Uống đủ nước giúp thải độc tố, duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ các chức năng của cơ thể.
Thực phẩm người bệnh bạch biến cần hạn chế hoặc tránh
Khi bị bệnh bạch biến, cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Ví dụ:
Thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt nguội.
Ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng và bánh ngọt.
Thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, các món nhiều dầu mỡ.
Đồ uống có đường như soda, nước ngọt, nước trái cây đóng sẵn.
Món tráng miệng chứa đường và bột béo như bánh quy, kẹo, kem.
Rượu bia, đồ uống có cồn.
Hạn chế hoặc tránh những thực phẩm này giúp giảm tình trạng viêm.
Tốt nhất nên tránh các thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa. Năm 2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấm chất béo chuyển hóa ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ở nhiều quốc gia khác vẫn bổ sung chất béo chuyển hóa vào thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như đồ nướng thương mại, bơ thực vật (margarin).
Một số người mắc bệnh bạch biến có thể nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten. Họ có thể được hưởng lợi từ việc tránh gluten, thường có trong lúa mì và bột mì làm từ lúa mì, kể cả bột mì đa dụng, lúa mạch, mạch nha làm từ lúa mạch, lúa mạch đen,... Người bệnh bạch biến nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cắt gluten khỏi chế độ ăn uống để tìm hiểu những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn không chứa gluten.
Các chuyên gia lưu ý, những người mắc bệnh bạch biến nên ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và tránh tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn phù hợp. Việc cải thiện tình trạng bệnh bạch biến cần thời gian và sự kiên trì. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn lành mạnh trong thời gian dài để thấy được kết quả rõ rệt.
Phương pháp điều trị bệnh bạch biến Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người mắc bệnh bạch biến thường thiếu tự tin về ngoại hình. Việc điều trị sớm, đúng cách giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống... 1. Mục tiêu điều trị bệnh bạch biến Việc dùng thuố.c điều trị bệnh bạch biến chủ yếu tập trung vào việc ngăn...