Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Nóng lạnh đan xen dễ bùng phát các đợt cấp của COPD
Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục với các đợt nóng lạnh đan xen làm những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD dễ tái phát các đợt cấp.
Đợt cấp của COPD có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, nặng có thể nguy hiểm tính mạng.
Bệnh COPD dễ bùng phát các đợt cấp khi thay đổi thời tiết
Ngày 15/11 hàng năm là Ngày thế giới phòng chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chủ đề của năm nay là Hơi thở là cuộc sống – Hành động sớm hơn. Chủ đề năm nay nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của chăm sóc, chẩn đoán và can thiệp sớm các bệnh lý ở phổi. Giữ cho lá phổi khỏe mạnh là một phần không thể thiếu cho sức khỏe trong tương lai. Đặc biệt là cần phải hành động sớm.
Hiện nay, có nhiều yếu tố khác ngoài việc hút thuốc lá có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) như môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với bụi, hóa chất, bệnh di truyền…. Đây là bệnh có thể phát sinh sớm và ảnh hưởng đến cả những người trẻ tuổi.
So sánh giữa phổi của người bình thường và phổi của người mắc bệnh COPD.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2019 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới và gây ra 3,23 triệu ca tử vong. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Dự báo đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liên quan.
Bệnh COPD dễ bùng phát các đợt cấp khi thay đổi thời tiết
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Phổi Trung ương cho biết: “Khi chuyển mùa đột ngột, hoặc mùa lạnh, người bệnh hay xuất hiện các đợt cấp của COPD”.
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn cho rằng đối tượng mắc COPD thường gặp là những người hút thuốc nhiều năm. Đường hô hấp đã bị giãn các phế nang gây hạn chế đường thở.
Video đang HOT
COPD thường gặp ở những đối tượng hút thuốc nhiều năm.
Ngoài ra, COPD còn gặp ở những người hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động. Theo các chuyên gia hô hấp, nguyên nhân chủ yếu gây ra đợt cấp bệnh COPD là do nhiễm vi khuẩn, virus, chiếm khoảng 70-80%. Ngoài ra còn do nguyên nhân không liên quan đến nhiễm trùng như: ô nhiễm môi trường, không tuân thủ điều trị, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột, dùng thuốc …. Bên cạnh đó, có khoảng 1/3 các trường hợp đợt cấp không tìm thấy nguyên nhân.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng xấu đi theo thời gian và dễ bùng phát các đợt cấp khi gặp những điều kiện thuận lợi như nhiệt độ môi trường, khí hậu thay đổi, những đợt nóng lạnh đan xen, hoặc những khi thời tiết chuyển lạnh sâu cũng dễ gây ra các đợt cấp của COPD.
Ngoài ra, COPD cũng có thể do một số yếu tố khác gây ra như: Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, chẳng hạn như khói bụi, khói than,…
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh COPD cần tới gặp bác sĩ ngay:
Các triệu chứng của COPD thường xuất hiện từ từ và dần nặng hơn theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Ho dai dẳng, thường kèm theo đờm.Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.Thở khò khè.Đau ngực. Mệt mỏi.
Các biến chứng có thể gặp của bệnh COPD:
COPD và ung thư phổi là hai bệnh phổi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra cả hai bệnh này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2 đến 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do khói thuốc lá có thể gây tổn thương DNA của tế bào phổi, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Có đến 60-70% người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 1 đợt cấp COPD trong vòng 2-4 năm. Người bệnh COPD bị đợt cấp nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khoẻ.
Một số hậu quả nghiêm trọng mà người bệnh COPD có thể gặp phải như: tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, ung thư phổi, loãng xương,…
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, người bệnh COPD còn có thể gặp biến chứng tim mạch, trào ngược thực quản, viêm phổi hoặc các đợt suy hô hấp….
Cách phòng ngừa bệnh COPD
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Phổi Trung ương, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh COPD là không hút thuốc lá. Nếu bạn đã hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.
TS.BS Nguyễn Xuân Diễn đã đưa ra một số lời khuyên giúp giảm nguy cơ bùng phát các đợt cấp của COPD bao gồm:
Nên tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng viêm phổi 5 năm một lần. Tập thể dục hàng ngày, tập thở. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hàng ngày. Không hút thuốc. Nên tránh các chất kích thích. Khi chuyển mùa nên giữ ấm cơ thể bởi mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Khó thở đột ngột hoặc nặng hơn bình thường. Ho ra máu. Đau ngực. Sốt trên 38 độ C. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của COPD.
Noma - Bệnh ít gặp nhưng rất nguy hiểm
Là một bệnh tương đối ít gặp nhưng lại gây ra hậu quả rất nặng nề, bệnh Cam tẩu mã (Y học gọi là bệnh Noma) biểu hiện bằng việc viêm họng, miệng hoại tử lan rộng, có khả năng làm thủng thành trên miệng, mũi, xương gò má, môi, mắt, rồi lan lên não và tử vong. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Cam tẩu mã thường để lại di chứng rất khó khắc phục.
Các triệu chứng
Cam tẩu mã xuất hiện đột ngột và diễn biến rất nhanh với 5 giai đoạn: Ở giai đoạn 1, lợi răng thoạt đầu bị viêm, sưng đỏ, đau. Tiếp theo lợi bị loét rồi hoại tử kèm theo sốt cao, suy nhược cơ thể, hôi miệng, dù ngậm miệng nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi thối. Nướu răng, kẽ răng, mũi viêm loét, chảy máu gây đau đớn.
Giai đoạn 2 là giai đoạn cấp tính của bệnh, tiến triển trong khoảng 1 - 2 tuần với các biểu hiện mặt sưng và phù nề, hơi thở nặng mùi, các vết loét ở nướu, mô niêm mạc to bằng hạt đậu xanh, lan rộng ra xung quanh và bốc mùi hôi thối, ăn uống kém, chán ăn, sốt cao, miệng chảy nhiều nước bọt.
Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong từ 70 đến 90%, đe dọa tính mạng người bệnh. Quá trình hoại tử diễn ra nhanh chóng trong khoảng 1 hoặc 2 tuần với những biểu hiện: Các vết loét ở cả phần mềm, mô cứng trong miệng bị hoại tử, bốc mùi thối rữa. Vết loét hoại tử lan dần ra xương gò má, mũi, mắt. Răng lung lay hoặc rụng, xương hàm bị bào mòn. Trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng má bị thủng, không ăn được hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.
Giai đoạn 4: Sau khi giai đoạn hoại tử diễn ra, nếu may mắn không tử vong, những vùng bị tổn thương sẽ khô đi và bắt đầu hình thành sẹo. Tại những nơi hoại tử ăn sâu, sẽ có vết sẹo sâu khiến khuôn mặt bị biến dạng.
Giai đoạn 5: Bệnh Cam tẩu mã nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng không thể hồi phục. Một số di chứng thường gặp là cứng hàm, mất răng hoặc răng bị di lệch, gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện, trên da mặt có các lỗ thủng, rỉ nước bọt qua các lỗ thủng.
Nguyên nhân và cách điều trị
Cho đến nay, các chuyên gia mới chỉ xác định được 2 loại vi khuẩn gây ra Cam tẩu mã là Fusobacterium mortrophorum và Prevotella intermedia. Tuy nhiên, còn một số loại vi khuẩn đang trong vòng nghi ngờ là Borrelia vincentii, Porphyromonas gingivalis, Tannerella forsynthesis, Treponema denticola, Staphylococcus aureus và Streptococcus spp không tán huyết. Những yếu tố tiềm ẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho hai loại vi khuẩn nói trên sinh sôi và gây hại nghiêm trọng gồm: Môi trường sống ô nhiễm nặng (bãi rác, chuồng nuôi gia súc không bảo đảm điều kiện vệ sinh, các khu vực ẩm thấp, ao tù, nước đọng...), kết hợp với việc suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin nhóm A và B), cơ thể mất nước trầm trọng do tiêu chảy cấp, sau khi mắc các bệnh như sởi, bạch cầu, thương hàn, răng miệng không được vệ sinh đúng cách hoặc không điều trị tích cực các bệnh răng miệng...
Khi mới nhiễm vi khuẩn gây Cam tẩu mã, bệnh rất khó chẩn đoán nếu người bệnh không nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.
Sau khi xét nghiệm, dựa vào kết quả giải phẫu bệnh và kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ biết bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn nào, và thuốc kháng sinh nào sẽ tiêu diệt được chúng. Bên cạnh đó, căn cứ vào những tổn thương trên mặt, mũi, miệng người bệnh, bác sĩ có thể sẽ xử lý nhằm phục hồi lại khuôn mặt người bệnh bằng cách cách cắt lọc mô hoại tử vùng họng miệng, cánh mũi, sống mũi hoặc các sẹo rồi tái tạo lại chức năng và chỉnh hình thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Cũng cần phân biệt bệnh Cam tẩu mã với bệnh Áp tơ (Aphtose) biểu hiện bằng vết loét trong khoang miệng nên rất dễ nhầm lẫn. Vết loét Áp tơ thường nhỏ dưới 1cm, có hình bầu dục hoặc tròn với quầng màu đỏ xung quanh nhưng không lây lan sang chỗ khác, không có mùi hôi thối. Bệnh Áp tơ thường xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, ít gặp ở người lớn. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 7 đến 10 ngày...
Bệnh Cam tẩu mã hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, khám răng định kỳ để sớm phát hiện các bất thường, dọn dẹp, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với rác rưởi hoặc chất thải của động vật trong chuồng trại, dạy trẻ không đưa tay vào miệng nếu chưa rửa tay, không để trẻ ngậm, nhai những loại đồ chơi đã tiếp xúc với đất cát .
Căn bệnh chưa có thuốc chữa ở trẻ và rất dễ nhầm lẫn với tự kỷ Bệnh Alzheimer thời thơ ấu dễ nhầm lẫn với tự kỷ ở trẻ nhỏ. Có nhiều triệu chứng giúp cha mẹ phát hiện sớm bệnh Alzheimer thời thơ ấu để có những can thiệp sớm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ. Bệnh Alzheimer thời thơ ấu ( Childhood Alzheimer's) là một tên gọi mô tả nhiều tình trạng thoái hóa...