Chế biến theo cách này, vô tình biến trứng thành ‘chất độc’
Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu chế biến theo những cách này, có thể bạn đã vô tình biến trứng thành ‘ chất độc’, gây hại cho sức khỏe.
Chế biến món thịt kho trứng với đường thắng
Thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu của nhiều người cũng là sai lầm cần bỏ. Vì làm như vậy sẽ khiến protein axit amin fructose trong trứng kết hợp với lysine tạo ra một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, làm ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thêm xì dầu
Để làm tăng sự thơm ngon cho món trứng, nhiều bà nội trợ thường cho thêm xì dầu hay bột ngọt vào trứng khi nấu. 2 gia vị này nếu được nấu chung với trứng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có trong trứng.
Bên cạnh đó, trong xì dầu còn có chứa chất trypsin và nếu kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm giảm nhiều giá trị dinh dưỡng của trứng. Điều này lại không tốt cho cơ thể con người bởi sự hấp thụ ít các dưỡng chất mà trứng mang lại. Vậy nên một chút muối trắng rắc lên trứng sẽ đảm bảo tăng thêm hương vị món ăn lại giữ được chất dinh dưỡng cần có của trứng.
Luộc trứng quá kỹ
Luộc trứng quá kĩ cũng là một cách nấu sai lầm. Việc này xuất phát từ tâm lý lo lắng ăn trứng sống hoặc chưa chín kỹ không tốt cho sức khỏe vì thế nên nhiều người lại luộc trứng thật kỹ để ăn cho yên tâm.
Video đang HOT
Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm mà người nấu cần phải bỏ ngay. Trứng luộc quá chín khiến lòng đỏ bên trong sẽ có các vệt màu xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, lòng trắng thì dai như cao su. Trứng luộc quá lâu cũng dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe
Chúng ta chỉ nên cho trứng vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi. Sau đó cho nồi ra khỏi bếp, đậy vung và để như vậy trong 10 phút cho trứng lòng đào, để 15 phút để trứng chín vừa.
Đánh đều trứng với hành
Đánh đều trứng với hành rồi mới tráng là thói quen của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là thói quen không tốt, bởi lẽ việc này có thể khiến trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.
6 thói quen nhiều người hay mắc phải không hề có lợi cho sức khỏe đường ruột, sửa ngay trước khi quá muộn
Ruột là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nếu đường ruột gặp vấn đề thì bạn sẽ khó thu về được lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Với nhịp sống hiện đại ngày càng bận rộn, mọi người sẽ không thể duy trì các thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Trong khi chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của tim mạch, gan, thận và các bộ phận khác thì sức khỏe của đường ruột cũng là điều cần được lưu ý.
Khi đường ruột gặp vấn đề, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa thức ăn kém hơn và làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Dưới đây là 6 thói quen thường gặp gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột mà bạn cần sửa ngay.
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Những người thường xuyên ăn các món nướng, hun khói, chiên, ngâm... rất dễ tồn đọng nhiều độc tố trong cơ thể. Và nếu không tìm cách giải phóng độc tố thì các chất độc hại này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột theo đường ăn uống.
Nếu tế bào thành ruột bị tổn thương do các chất độc tích lại lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột như viêm ruột, loét ruột, ung thư ruột... Vì vậy, bạn nên tìm cách cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy chủ động ăn nhiều rau xanh và giảm bớt những loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ cay, đồ chiên xào dầu mỡ, từ đó sẽ tránh được những tác hại lên thành tế bào ruột.
2. Uống rượu
Việc uống rượu trong một thời gian dài dù với số lượng bao nhiêu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài gây kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa, tác động của rượu đối với gan cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Nhiều người mắc bệnh gan do uống rượu nhiều, hậu quả là dẫn đến xơ gan.
Do đó, nếu bạn có thể hạn chế tiêu thụ rượu vào người thì chắc chắn sức khỏe đường tiêu hóa lẫn cơ quan gan của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
3. Thức khuya nhiều
Giới trẻ thời nay thường có thói quen thức khuya thường xuyên, nhưng không hề biết rằng điều này có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột. Nguyên nhân là do thói quen thức khuya có thể gây rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thống trao đổi chất, từ đó dễ sinh ra táo bón mãn tính, tiêu chảy và các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, thức khuya nhiều còn khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Việc thường xuyên ăn đêm do thức khuya cũng có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
4. Lười vận động
Tùy theo đặc thù công việc hoặc do thói quen cá nhân của nhiều người nhưng nếu bạn mắc phải thói quen lười vận động thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ngồi lâu chẳng những khiến máu quanh hậu môn lưu thông kém mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Mặc khác, thói quen ngồi lâu cũng sẽ làm nhu động ruột làm việc chậm lại, dễ gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày không giải quyết được cũng sẽ gây hại lớn cho đường ruột.
5. Không điều khiển được cảm xúc
Những tác động xấu gây ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài cũng dễ gây căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và dần dần ảnh hưởng đến nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, từ đó gây táo bón mãn tính, hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của tâm trạng xấu.
6. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên mà không theo chỉ định từ bác sĩ cũng dễ sinh ra tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, cơ thể sẽ khó hấp thu và tiêu hóa tốt thức ăn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và các triệu chứng khác.
Các món ăn ngon nhưng sẽ khiến bạn trằn trọc suốt đêm Nếu nhâm nhi chocolate vào buổi chiều, ăn pasta trong bữa tối, bạn sẽ khó có một giấc ngủ an lành. Những giấc ngủ êm ả có một quyền năng lớn tác động tới sức khỏe của bạn. Khi ngủ ngon, cơ thể bạn có thể thải loại chất độc, thay thế các tế bào và phục hồi mô bị tổn thương. Khoảng...