[Chế biến] – Canh rau muống nấu với tôm
Rau muống giòn, ngọt được nấu kèm với tôm tươi sẽ là món canh ngon cho bữa cơm nhà bạn.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau muống
- 150g tôm sú
- Muối, nước mắm, hạt nêm
- Hành khô.
Cách làm:
Bước 1:
- Rau muống ngắt lấy cọng non và lá, bỏ cọng già, rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa qua nhiều lần nước cho sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Video đang HOT
Bước 2:
- Tôm sú bóc nõn, rút chỉ đen trên mình tôm cho sạch, giữ lại gạch tôm (nếu có), rửa sạch.
Bước 3:
- Dùng cối giã thô tôm, nếu có gạch tôm bạn giã cùng với thân tôm.
Bước 4:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm và gạch tôm vào xào cùng, đảo đều đến khi tôm chín hồng.
Bước 5:
- Tiếp theo đổ vào khoảng hai bát con nước lọc, đun sôi, nêm vào một ít muối, nước mắm, hạt nêm.
Bước 6:
- Sau đó đợi nồi canh sôi lại, bạn cho rau muống vào đun cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, tắt bếp, không nên đun lâu rau mất độ giòn và màu xanh. Múc ra bát làm món canh ăn với cơm.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Canh khoai tím
Mùa hè, những bữa cơm kém phần ngon miệng do nắng nóng nên bà xã mình thường nấu các món canh. Canh bầu, canh bí, mồng tơi, đu đủ, rau dền, rau má, rau muống, rau cần, cải rổ, khổ qua... thay nhau có mặt trong mâm mỗi ngày.
Ảnh: Trần Cao Duyên
Mẹ hỏi con thích món canh nào nhất? Con gái dí dỏm nói từ tay mẹ "ra đời" hàng chục loại canh khác nhau, canh nào cũng ngon, canh nào cũng ngọt. Nhưng con thích nhất là canh khoai tím. Nó là loại canh "thân thuộc" nhất của con. Mẹ mắng yêu: cái con mèo lém này, chỉ giỏi nịnh. Mình cũng góp thêm một "phiếu" cho loại canh này bởi màu tím nền nã, chân quê của nó.
Thời "bão giá", người đi chợ thường vừa mặc cả vừa run nên xin nói cái rẻ trước đã. Một kg khoai tím (có nơi gọi là củ lăng) khoảng 12.000 đồng. Chia ra nấu cho 4 người ăn thì khoảng 3 lần mới hết. Và chỉ cần 100 gr tôm (hoặc ít thịt heo nạc) khoảng 10.000 đồng thôi. Nên nhớ, nhiều tôm hoặc thịt sẽ làm cho nồi canh thêm dở.
Nấu canh khoai tím khá dễ. Cắt khoai làm hai, dùng muỗng nạo thịt khoai ra bát như nạo đu đủ chín. Phi dầu với vài tép tỏi, cho tôm đã ướp ít nước mắm vào tao chín. Chế nước (cỡ lít rưỡi) vào nồi và sau đó là thịt khoai khi thấy nước sôi lăn tăn. Vài phút sau, khi nước canh bắt đầu quánh lại là thịt khoai đã nhừ. Nêm gia vị, đảo nhẹ là xong. Múc canh ra bát và rắc hành ngò lên để tạo "cảm hứng" cho khứu giác và thị giác. Nước canh lúc này ngả màu tím phơn phớt như hoa súng mới hé ngoài ao. Màu xanh lục của hành ngò điểm xuyết khiến màu tím của canh như thêm một chút "duyên".
Con gái thường được mẹ nhờ xách cà mèn canh khoai sang cho ngoại vì ngày nhỏ bà hay hát ru cháu bằng câu ca nửa đùa nửa thật: Gả con cách một bờ rào/Có bát canh nào nó cũng đem cho.
Bát canh khoai tím "tọa lạc" giữa mâm trông khá bắt mắt. Bữa cơm ngày hè, bát canh khoai là "điểm đến" của những cái muỗng. Đang nóng trong người nên lần lượt kẻ trước người sau chan chan húp húp. Chén cơm dậy lên mùi thơm thoang thoảng nhờ canh khoai. Cái ngon ngọt, béo bùi quyện vào nhau thường làm... đau nồi cơm.
Dưới hàng hiên, nhấm nháp chén canh khoai, nghe cái nắng gay gắt ngoài kia như dịu lại bởi húp tới đâu nghe mát lành tới đó. Bát canh hạ nhiệt dân dã mà đã miệng này cứ len lén để lại dư vị đậm đà cho đến cuối bữa cơm. Con gái vào đại học, mỗi lần về nhà là "mẹ ơi, canh khoai tím nhé".
Theo TNO
[Chế biến]- Món canh đậu phụ nấm hương Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách làm món Canh Đậu Phụ Nấm Hương, món ăn rất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe và bổ máu. Nguyên liệu: Nấm hương khô Đậu phụ Dầu ăn Gia vị: muối ăn, hạt tiêu, hành hoa. Cách chế biến: Rửa sạch nấm hương rồi cho vào nước ấm ngâm khoảng 15'...