Chạy tim phổi nhân tạo cứu bệnh nhân nặng gần 100kg bị nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân nặng gần 100kg bất ngờ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm. BV đã áp dụng kỹ thuật ECMO để cứu sống bệnh nhân.
Ngày 24/7, bác sĩ Nguyễn Tiến Thắng, Khoa Hồi sức tích cực (BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) cho biết, BV vừa cứu sống bệnh nhân Đặng Thị C.(56 tuổi, trú tại phường Hà Trung, TP.Hạ Long) nặng gần 100 kg bị nhồi máu cơ tim bằng kỹ thuật ECMO.
Trước đó, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tình trạng choáng váng, đau tức ngực dữ dội. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhân vào BV Đa khoa Quảng Ninh cấp cứu.
Tại BV, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước rộng, biến chứng sốc tim nên lập nhanh chóng đặt stent mạch vành tái thông lòng mạch. Tuy nhiên, do tắc nghẽn trong thời gian dài, chức năng tim không thể phục hồi nên bệnh nhân vẫn trong tình trạng rối loạn nhịp tim phức tạp, hôn mê, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Sau khi hội chẩn, BV thống nhất áp dụng kỹ thuật ECMO (hệ thống tim- phổi nhân tạo) nhằm phục hồi chức năng tim và tuần hoàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do bệnh nhân nặng gần 100kg, nên khi bắt đầu chạy hệ thống tim phổi nhân tạo, các bác sĩ phải tính toán kỹ lưỡng, điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người bệnh.
Sau 8 ngày điều trị tích cực, chức năng thận phục hồi, chức năng tim của bệnh nhân dần cải thiện. Tình trạng rối loạn nhịp tim đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh, ý thức tốt. Trong quãng thời gian đó, bệnh nhân được rút ống nội khí quản nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh nhân không thở được do thể trạng béo, ho khạc kém, đặc biệt tình trạng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, các bác sĩ đã mở khí quản cho bệnh nhân để bảo vệ đường thở.
Sau 2 tuần tập phục hồi chức năng, bệnh nhân đã sinh hoạt bình thường, ăn nuốt tốt và nói được.
Bác sĩ Thắng cho biết, bệnh nhân C. có thể trạng béo phì, cân nặng gần 100kg và nhiều bệnh lý đi kèm (tăng huyết áp, đái tháo đường) nên không thể thiết lập hệ thống tương tự như những ca ECMO khác. Do đó, BV phải điều chỉnh liều chạy cho phù hợp với thể trạng người béo, nặng cân.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, BV đã phải lưu thông đường thở cho bệnh nhân bằng mở khí quản kết hợp tập phục hồi chức năng hàng ngày, nhờ đó tình trạng trên được cải thiện đáng kể, bác sĩ Thắng chia sẻ.
Hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO còn gọi là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể. Đây được xem là phương án cuối cùng để có thể cứu sống người bệnh có nguy cơ tử vong cận kề. Kỹ thuật này sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim, phổi bị tổn thương hồi phục.
Video đang HOT
Đây là kỹ thuật cao, chuyên sâu phức tạp trong chuyên ngành hồi sức được ứng dụng chủ yếu tại các BV tuyến TƯ. Hiện nay, cũng có một số BV tuyến tỉnh cũng đã ứng dụng thành công kỹ thuật này.
Quy tắc 'hai nhiều ba ít' loại trừ mối nguy hiểm tắc mạch máu não
Mạch máu bị tắc nghẽn có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Tuy nhiên, bạn vẫn có các cách đơn giản đề phòng mối nguy hiểm này.
Mạch máu có ở khắp nơi trên cơ thể, đóng vai trò là đầu mối then chốt vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến từng bộ phận của con người.
Khi tuổi của bạn ngày càng cao, các mạch máu sẽ dần cứng lại, dễ bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Mạch máu tắc có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Tắc mạch máu có thể nguy hiểm tới tính mạng
Triệu chứng của tắc mạch máu:
1. Tứ chi tê lạnh
Nếu như gần đây, tay chân bạn bị tê và lạnh không rõ nguyên nhân, không cải thiện trong một thời gian dài, hãy cẩn thận với bệnh tắc mạch máu.
Khi các mạch máu bị tắc, tứ chi không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn tới các triệu chứng trên. Tay chân cách xa tim nhất, khi máu lưu thông kém, lượng máu ở tay chân giảm, dẫn tới cử động không linh hoạt.
2. Chảy nước dãi khi ngủ
Thông thường nước dãi sẽ chảy khi nằm sấp hoặc nằm nghiêng, chỉ cần thay đổi tư thế ngủ, hiện tượng này sẽ biến mất.
Tuy nhiên, đối với người ở độ tuổi trung niên, các mạch máu đang dần lão hóa, việc chảy nước dãi trong khi ngủ có thể do suy yếu khả năng kiểm soát các dây thần kinh.
Nếu bị chảy nước dãi khi ngủ kèm theo trở ngại về ngôn ngữ và lưỡi bị cứng, bạn hãy đến bệnh viện chụp CT não để xem các mạch máu não có bị tắc hay không.
3. Đau tức ngực và đau sau lưng
Khi xuất hiện tình trạng đau tức ngực không rõ nguyên nhân, hơi thở gấp gáp, lưng đau và chảy nhiều mồ hôi, cần cảnh giác mạch máu tim bị tắc, có khả năng dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim có thể gây ra đau ngực, đôi khi hàm dưới, vai trái, bụng trên và răng cũng có thể bị đau. Khi hiện tượng này xảy ra, bạn không nên bỏ qua mà cần đến bệnh viện để làm điện tâm đồ.
4. Đau chân khi đi bộ
Đi bộ quá lâu có thể gây đau chân, hiện tượng này sẽ có thể thuyên giảm sau vài phút nghỉ ngơi. Nhưng nếu vẫn tiếp tục đau kéo dài khi đi bộ, chứng tỏ các mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, đặc biệt là các chi dưới.
Sau khi các động mạch của chi dưới bị tắc, hoại tử mô có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.
Thường xuyên vận động có thể cải thiện lưu thông máu
Để bảo vệ mạch máu cần ghi nhớ quy tắc "hai nhiều ba ít" sau đây:
Vận động nhiều
Đây là phương pháp tốt nhất để bảo vệ các mạch máu. Vận động có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và bảo vệ sức khỏe của các mạch máu.
Cường độ tập luyện, đi lại phù hợp sẽ tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể, giúp thải chất độc trong máu và tránh huyết khối.
Uống nước nhiều
Uống nhiều nước có thể cải thiện độ nhớt của máu và tránh tắc nghẽn mạch máu. Mỗi ngày chúng ta cần uống trên 1,5 lít nước. Bạn hãy uống từng ngụm nhỏ và từ từ để tăng tốc độ thải chất độc và giảm huyết khối.
Ít tức giận
Thường xuyên tức giận có thể khiến một lượng lớn độc tố tích tụ trong cơ thể, làm tăng áp lực mạch máu và ảnh hưởng đến mạch máu.
Khi chúng ta kiểm soát được cảm xúc và giảm thiểu sự tức giận không cần thiết sẽ tránh được sự co thắt đột ngột của các mạch máu và kiểm soát huyết áp.
Ít ăn đồ dầu mỡ
Ăn quá nhiều thực phẩm có dầu mỡ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, dễ dàng hình thành huyết khối và tăng tốc độ tắc nghẽn mạch máu.
Do đó, chúng ta cần duy trì chế độ ăn thanh đạm, ăn rau và trái cây phù hợp.
Ít hút thuốc
Hút thuốc có thể làm cứng mạch máu, gây tổn thương cho các thành mạch máu và đe dọa sức khỏe mạch máu. Chỉ cần bỏ thuốc lá, bạn có thể giảm mức cholesterol, cải thiện độ nhớt của máu và tránh các mạch máu bị tắc.
Người trung niên và người già sợ nhất tắc nghẽn mạch máu. Khi xuất hiện bốn triệu chứng trên, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, bạn có thể ăn mật ong, hành, tỏi và rong biển, giúp thông thoáng mạch máu, tăng tốc lưu thông máu khắp cơ thể và giảm lắng đọng chất béo trong mạch máu.
Người mắc nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa "Hiện nay tình trạng nhồi máu cơ tim ngày càng được trẻ hóa, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành trước 50 tuổi đã không còn quá hiếm. Đây là một bệnh lí nặng, có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh: đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim hay thậm chí đột tử", ThS.BS Hồ Anh Tuấn, Bệnh...