Chảy máu chân răng: Nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm chớ nên xem nhẹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng, đôi khi tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ nên xem nhẹ.
Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình đánh răng thường xuyên, vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn bị chảy máu chân răng. Đây không phải là một vấn đề bình thường mà là tình trạng đáng báo động đến sức khỏe của bạn, dẫn đến rất nhiều bệnh khác nhau. Khi bị chảy máu chân răng hường xuyên, rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau đây.
Chảy máu chân răng – dấu hiệu chứng viêm lợi
Lợi có nhiệm vụ bảo vệ và che chắn, giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành. Các mảng bám và cao răng ở lại trên răng gây kích thích lên lợi, chân răng. Theo thời gian, lợi trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng.
Dưới đây là những chứng bệnh cùng có dấu hiệu chảy máu chân răng:
Viêm nha chu cũng có biểu hiện chảy máu chân răng
Video đang HOT
Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay.
Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu áp xe chân răng
Áp xe răng là ổ mủ gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Bệnh thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi răng lợi liên tục đau nhói, chân răng chảy nhiều máu, người lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt là khi các túi áp xe trở nên trầm trọng.
Xuất huyết giảm tiểu cầu gây chảy máu răng
Xuất huyết giảm tiểu cầu là nguyên nhân hiếm gặp khiến chảy máu chân răng, nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát triển kịp thời. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu răng và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra.
Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng thường xuyên
Thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên. Ngoài ra, thiếu vitamin C còn gặp phải các triệu chứng như ngủ lim, đau xương và khó thở.
Thiếu vitamin K
Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong việc đông máu, chính vì vậy khi cơ thể bống thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng bất thường.
Bệnh sốt xuất huyết
Ở trong giai đoạn bệnh sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các hiện tượng như: chảy máu cam, chảy máu chân răng,… nhiêm trọng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não… đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Bệnh tiểu đường
Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường, bởi căn bệnh này về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Biện pháp giúp ngăn ngừa tình rạng chảy máu chân răng
- Bạn nên chủ động khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng, kết hợp cùng chỉ nha khoa để răng miệng luôn sạch sẽ.
Theo giadinhvietnam
Làm gì khi bị hôi miệng?
Không hiểu sao miệng e có mùi rất hôi, nhất là vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Bệnh làm cho em rất mất tự tin, nhất là khi phải đứng gần và tiếp xúc với người khác. Xin quý báo chỉ cho em cách khắc phục căn bệnh này?
Chứng hôi miệng của bạn cũng là nỗi phiền toái của rất nhiều người. Bệnh không nguy hiểm nhưng làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh rất đơn giản: do mắc các bệnh về răng miệng như: viêm chân răng, viêm lợi...; Do các bệnh về mũi họng và đường tiêu hóa; ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân là do ăn những thức ăn có nhiều gia vị như tỏi, hành...
Trước hết, bạn cần chữa khỏi những bệnh là nguyên nhân gây hôi miệng nếu có như: viêm lợi, viêm họng... và thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc cẩn thận hơn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ những thức ăn dư thừa còn bám lại trong miệng sau khi ăn. Nếu không bị lấy đi, những mảnh vụn thức ăn này sẽ tích tụ lại tạo thành những mảng bám - đây chính là tác nhân gây sâu răng, hôi miệng; Uống nhiều nước và nhai kẹo cao su giúp khoang miệng luôn duy trì được độ ẩm; Ngoài ra, stress và những lo lắng là một trong những nhân tố gây nên chứng hôi miệng.
Bởi vậy, nếu không muốn bị chứng hôi miệng, bạn hãy nhanh chóng "xả" stress. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không chỉ đem lại cho bạn một sức khỏe tốt mà còn giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị hôi miệng, nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhiều loại rau quả và trái cây như cà-rốt, cam, táo..
BS. Đức Minh
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bé hay chảy máu chân răng: dấu hiệu bệnh nguy hiểm? Thỉnh thoảng tôi phát hiện chân răng con trai 6 tuổi của tôi có chảy một chút máu, có người bảo cháu bị nhiệt miệng, có người dọa có thể là bệnh về máu nan y... Ảnh minh họa Bạn đọc Thủy Nguyễn (nguyenthit...@gmail.com), hỏi: Con trai 6 tuổi của vài tháng nay có hiện tượng lạ: tôi phát hiện thấy thỉnh thoảng...