Bệnh viêm lợi khi mang thai
Tôi 37 tuổi, đang mang thai , tuy nhiên, tôi thấy lợi hay bị xuất huyết và sưng, đúng là dấu hiệu của viêm lợi . Xin hỏi nguyên nhân và cần phải làm gì để phòng tránh, liệu có ảnh hưởng đến em bé?
Nguyên Hà (Bắc Ninh)
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Khi lợi bị viêm, biểu hiện đầu tiên là bị sưng đỏ, dễ xuất huyết, nhất là khi đánh răng. Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn , chất nhày và vụn thức ăn).
Ảnh minh họa: Internet
Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.
Tuy nhiên, thực tế những biến chứng của thai kỳ không liên quan gì đến bệnh răng miệng. Mặc dù vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai vẫn rất quan trọng.
Để phòng tránh viêm lợi, chúng ta cần đánh răng kỹ lưỡng và đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày. Bạn nên sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa flour. Nếu đã mắc viêm lợi, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo phunusuckhoe
Đừng để con trẻ mù lòa vì bệnh lý võng mạc
Ngày càng nhiều trẻ sinh non được phát hiện mắc bệnh lý võng mạc đối mặt với nguy cơ mù vĩnh viễn. Tầm soát để phát hiện sớm, kiên trì theo dõi điều trị sẽ giúp con trẻ giữ được ánh sáng cả cuộc đời.
Tháng 7/2018 chị Đ.T.K. (38 tuổi, ngụ tại Hậu Giang) đang mang thai ở tuần 25 phải đến Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, TPHCM vì có những biểu hiện đau bụng bất thường. Sau khi xác định thai phụ bị nhiễm trùng ối, thai nhi đang trong tình trạng nguy nan, các bác sĩ đã chích thuốc trưởng thành phổi giúp người mẹ vượt cạn.
Trẻ sinh non, nhẹ cân thường đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc
Bé trai bất đắc dĩ phải chào đời với cân nặng chỉ được 700g bị viêm phổi, chẩn đoán mắc bệnh lý võng mạc. Cháu được chăm sóc tích cực, vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Nhờ sự phổi hợp Sản - Nhi giữa bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Nhi Đồng 1 bệnh nhi đã được kiểm soát tốt những nguy cơ mù lòa của bệnh lý võng mạc.
Không được may mắn như ca bệnh trên, trường hợp của bé N.T.Q. (3 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) thị lực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh lý võng mạc. Bé T.Q. có tiền sử sinh non lúc 30 tuần tuổi với cân nặng hơn 1,3kg bị suy hô hấp, thiếu máu.
Cháu chào đời tại bệnh viện địa phương, sau khi sức khỏe ổn định xuất viện về nhà. Gần đây bé có biểu hiện mắt chuyển động bất thường, lé... đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh lý võng mạc nặng, nguy cơ bong võng mạc.
Tăng sinh mạch máu tiến triển khiến trẻ bị bong võng mạc, mù lòa nếu không được điều trị
Tăng sinh mạch máu võng mạc là bệnh thường gặp ở trẻ non tháng, gây giảm thị lực dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị. Hiện nay, các kỹ thuật y khoa trong điều trị hồi sức sơ sinh ngày càng phát triển đã giảm tỷ lệ ở trẻ sinh non thậm chí sinh cực non từ tuần 24 của thai kỳ. Tuy nhiên, cùng với những ca sinh non được cứu sống là sự gia tăng của những trẻ mắc bệnh lý võng mạc trong cộng đồng.
Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 140.000 trẻ sinh non, trong đó trẻ bị bệnh lý võng mạc chiếm gần 32%. Có tới 32,6% trong nhóm trẻ bị bệnh lý võng mạc bị mất thị lực. Tính riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM trong 6 năm qua, tỷ lệ trẻ bị bệnh lý võng mạc đã tăng vọt.
Năm 2012 mới phát hiện hơn 2.000 ca bị võng mạc thì đến năm 2018 số trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lý võng mạc lên tới hơn 6.000 ca, trong đó 756 ca phải phẫu thuật, 214 trẻ bị nặng. Trong 2 năm gần đây, ít nhất 89 trẻ đến Nhi Đồng 1 ở giai đoạn quá trễ đã rơi vào tình trạng bong võng mạc, mù lòa.
Bác sĩ chăm sóc, điều trị cho trẻ bị võng mạc tại Nhi Đồng 1
Bệnh lý võng mạc không chỉ khiến trẻ bị giảm hoặc mất thị lực mà còn tạo gánh nặng cho gia đình khi có người lệ thuộc và khiến xã hội mất đi nguồn lực lao động nên rất cần được quan tâm trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Theo BS Trần Châu Thái, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi Đồn 1, tất cả trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1,8kg, tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần hoặc trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2kg, tuổi thai lúc sinh dưới 34 tuần bị suy hô hấp, thở oxy, thiếu máu, nhiễm trùng... cần khám sàng lọc bệnh lý võng mạc ngay ở tháng đầu đời để được can thiệp, điều trị sớm.
Bệnh lý võng mạc nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị khá hiệu quả bằng những phương pháp laser quang đông; tiêm Anti-VEGF nội nhãn; phẫu thuật cắt dịch kính. Tuy nhiên, trên thực tế việc chăm sóc y tế cho nhóm trẻ bị bệnh lý võng mạc sau khi chào đời đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Hiện khu vực phía Nam nhiều bệnh viện đã triển khai khám tầm soát cho trẻ nhưng việc điều trị hiện đang dồn về một trung tâm duy nhất tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Trong bối cảnh bệnh nhân đông nhưng lại thiếu bác sĩ chuyên khoa Mắt nhi nên việc quản lý, theo dõi, điều trị kịp thời đang là thách thức lớn.
Việc chăm sóc, hỗ trợ con trẻ bị sinh non từ phía gia đình sẽ giúp trẻ có thêm cơ hội thoát khỏi cảnh mù lòa
Để giảm tối đa nguy cơ bệnh lý võng mạc gây mù lòa ở trẻ, BS Trần Châu Thái cho rằng ngành y tế cần tăng cường trang thiết bị, nhân sự phối hợp chặt chẽ giữa các bệnh viện sản và nhi trong tầm soát, theo dõi điều trị cho trẻ.
Những phụ mang thai cần khám, kiểm tra định kỳ để phát hiện các bệnh lý ở trẻ, chủ động các biện pháp chăm sóc thai nhi, tránh nguy cơ sinh non. Trường hợp gia đình chẳng may có trẻ bị sinh non cần chú ý chăm sóc toàn diện về mặt sức khỏe cho trẻ trong đó đặc biệt lưu ý đến việc khám tầm soát bệnh lý võng mạc, tuân thủ điều trị giúp trẻ tránh nguy cơ mù lòa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bà bầu ăn mít có được không? Trái cây và rau củ là những thực phẩm không thể thiếu trong thai kỳ của mẹ. Nhiều bà bầu rất cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm ăn vào khi mang thai. Vậy bà bầu ăn mít có được không? Giá trị dinh dưỡng của quả mít Trước khi giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mít có được không, chúng...