Chạy chơi vấp phải dây điện ấm đun siêu tốc, bé gái 20 tháng tuổi bị bỏng nước sôi kinh hoàng
Trong lúc chạy chơi trong nhà, bé vấp phải dây điện ấm đun siêu tốc khiến nước sôi đổ thẳng vào người gây bỏng toàn bộ da đầu, ngực và cả bộ phận sinh dục.
Thông tin này được bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết trong ngày 15/8.
Trước đó 2 ngày, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bé N.Y.V. (20 tháng tuổi, ngụ tại An Giang) trong tình trạng bỏng nước sôi. Toàn bộ da đầu, trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái và vùng sinh dục bị bỏng lột tróc ra.
Theo lời kể từ người nhà, trong lúc chạy chơi trong nhà bé mắc phải dây điện ấm đun siêu tốc, nước sôi đổ thẳng vào người bé gây bỏng diện rộng. Bé được chuyển lên tuyến trên sau khi sơ cứu tại bệnh viện địa phương.
Bé gái bỏng nước sôi rất nặng sau tai nạn kinh hoàng.
Tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ ghi nhận vết bỏng vùng ngực, bụng bên bên trái, lan rộng khắp đùi trái, bóng nước to rộng, bong tróc da, mủ vàng xanh trên bề mặt. Bệnh nhi còn bị bỏng vùng sinh dục rộp bóng nước, bỏng vùng đầu mặt trái bong tróc da, diện tích bỏng hơn 30% và vết bỏng nhiễm trùng nặng.
Ngoài ra, bệnh nhi sốt cao liên tục và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, tiên lượng nặng.
Bé bị bỏng ở cả bộ phận sinh dục và toàn bộ da đầu.
Video đang HOT
Trước tình hình này, ekip điều trị đã tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể, vệ sinh diện bỏng. Bệnh nhi được băng toàn bộ diện bỏng đồng thời truyền dịch chống sốc, cho thuốc kháng sinh, vận mạch và giảm đau tích cực.
Nhờ được tận tình cứu chữa nên bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực.
Bệnh nhi đang được điều trị tại BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).
Tại bệnh viện, bà ngoại bé V. rưng rưng khi chứng kiến hoàn cảnh thương tâm của cháu. “Từ hôm bé vào viện, toàn thân cháu tôi quấn băng trắng toát và luôn rên khóc vì đau đớn. Vì quá bé nên chân tay bé không buộc được vào thành giường để tránh những cơn co đạp, giẫy quẫy. Mỗi lần thăm cháu mà tôi không kiềm được nước mắt” – bà nói.
Bác sĩ Vũ chia sẻ, bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt, gây đau rát và để lại những tổn thương đau đớn, tỷ lệ tử vong rất cao. Chỉ cần bỏng 3% (diện tích bỏng bằng vài ngón tay) nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.
BS khuyến cáo phụ huynh nên cẩn thận khi sử dụng ấm đun nước, để xa tầm tay của trẻ.
Từ trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng khi chăm sóc trẻ. Không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường cho bé nằm. Không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.
Với những bé đã biết đi, tuyệt đối không cho xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khó lường đối với trẻ.
Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết bỏng tại chỗ
Khi trẻ chẳng may bị bỏng, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hoặc nước lạnh). Việc này sẽ làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.
Sau đó tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần hay xa bệnh viện mà có hướng đưa các bé đến khám cho bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng để có hướng xử trí thích hợp.
Theo Trí thức trẻ
Bệnh viện quá tải, cấp cứu cũng phải... chờ phòng
Thực trạng này đang xảy ra ở nhiều bệnh viện tuyến trên, trong đó có bệnh viện khám tới 8.000 bệnh nhân/ngày và đây là điều mà theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là "không thể chấp nhận".
Bệnh nhân không chỗ chen chân tại Bệnh viện Chợ Rẫy - DUY TÍNH
Ngày 13.8, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đến làm việc tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy và BV Đại học Y Dược TP.HCM liên quan đến công tác khám, chữa bệnh.
Tại 2 BV này, Bộ trưởng đã "phỏng vấn" nhiều bệnh nhân và đều nhận được câu trả lời là chấp nhận không sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT) để lên tuyến trên, do không tin tuyến dưới hoặc không biết tuyến dưới điều trị được. Tuy nhiên, lên tuyến trên lại phải chờ đợi khám bệnh quá lâu.
Xây mới, mở rộng cũng quá tải
Theo báo cáo từ BV Đại học Y Dược, hiện BV đang quá tải cả nội trú lẫn ngoại trú, cấp cứu. Mỗi ngày BV khám ngoại trú, tư vấn cho khoảng 8.000 - 8.500 lượt bệnh nhân, trong đó 90% bệnh nhân không sử dụng BHYT. Về nội trú, BV có 1.000 giường bệnh (cơ sở 1 có 900 giường, cơ sở 2 có 65 giường và cơ sở 3 là 35 giường) nhưng lượng bệnh nhân lúc nào cũng vượt lên 104% và 80% bệnh nhân nội trú có sử dụng BHYT.
Do quá tải nên khi cấp cứu dù người bệnh có chỉ định nhập viện nhưng phải chờ có phòng mới nhập; khu vực phòng mổ bệnh nhân sau khi hồi tỉnh cũng phải chờ có người xuất viện mới được nhập vào.
Đáng lưu ý, mỗi ngày khoa cấp cứu phải chuyển viện 15 - 20 người do hết giường bệnh. "BV còn rất nhiều chuyên khoa, đề án nâng cao chất lượng cần mở rộng nhưng không có đất. Nhưng dù có xây thì chắc chắn vẫn sẽ quá tải", PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV Đại học Y Dược, nói.
PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cũng cho biết 6 tháng đầu năm 2018 BV tiếp nhận khám, cấp cứu 755.000 bệnh nhân, trung bình một ngày có 5.500 bệnh nhân đến khám, cấp cứu, gần 50% bệnh nhân không sử dụng hoặc không có BHYT. Về nội trú, mỗi ngày có hơn 2.700 trường hợp nằm viện, hơn 76% bệnh nhân sử dụng BHYT. Do BV quá tải nên đã có nhiều BV vệ tinh và hợp tác với 13 BV, chuyển gần 7.000 bệnh nhân trong 6 tháng qua.
Chuyển bệnh nhân về lại tuyến dưới
"Ở các BV tuyến trên bệnh nhân ngoại trú quá đông nên phải chờ đợi lâu đến 4 tiếng đồng hồ mới được khám, đó là trở ngại khó khăn, mặc dù các BV ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết được nhanh. Cần phải thay đổi việc này vì hơn một nửa bệnh tuyến tỉnh khám được", Bộ trưởng Y tế nói và nhấn mạnh sắp tới phải chuyển bớt bệnh nhân ngoại trú và nội trú về tuyến dưới, vì nhiều người chỉ khám đau đầu, chóng mặt, đái tháo đường typ 2 không biến chứng...
"Những người tái khám cùng phác đồ (tuyến dưới làm được) là truyến trên không nhận", Bộ trưởng nhắc và lưu ý "Một đất nước văn minh không thể một BV mỗi ngày khám 8.000 bệnh nhân". Vì vậy, BV Đại học Y Dược phải giảm bớt khám ngoại trú ở BV tuyến trên xuống dưới 4.000 lượt, tăng số cơ sở vệ tinh ở quận huyện, đồng thời đẩy nhanh xây dựng cơ sở 2, 3. BV Chợ Rẫy mỗi ngày khám ngoại trú chỉ hơn 4.000; không nằm ghép; phẫu thuật trong ngày; đẩy mạnh công nghệ thông tin...
"Trừ cấp cứu, còn những bệnh, kỹ thuật thông thường phải để tuyến dưới làm. Không thể để bệnh nhân lên tuyến trên gây quá tải và đầu tư tốn kém, trong khi cơ sở y tế tuyến dưới lại không được sử dụng, lãng phí. Cần có quy định dứt khoát những kỹ thuật nào điều trị tuyến dưới, kỹ thuật nào lên tuyến trên để làm rào cản. Nếu kỹ thuật thuộc tuyến dưới làm mà bệnh nhân lên tuyến trên thì BHYT sẽ không thanh toán", Bộ trưởng Y tế nói.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, sắp tới bác sĩ của BV tuyến cuối, T.Ư sẽ về các trạm y tế để khám, chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính nhằm giảm tải BV.
Theo thanhnien.vn
Ăn gạo lứt muối vừng chữa bách bệnh ư, không đơn giản vậy đâu! "Gạo lứt (hay chính là gạo nguyên cám) đã có nghiên cứu nói chẳng tốt hơn so với gạo trắng bởi nhiều lý do"; "Thay vì kiêng khem, ngồi cào bàn phím thì hãy đứng dậy, ra ngoài và tập thể dục...". Đó là những trích đoạn từ bài viết của bác sĩ Ngô Đức Hùng -tác giả sách "Để yên cho bác...