Châu Phi ứng dụng công nghệ mới để giải quyết tình trạng thiếu nước ở đô thị
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 1/3 dân số châu Phi không tiếp cận được nguồn nước sạch và con số này có xu hướng gia tăng.
Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân gây ra 115 trường hợp tử vong mỗi giờ tại Lục địa Đen. Ngân hàng Thế giới (WB) thì cho biết dân số đô thị ở Senegal sẽ chiếm tới 60% tổng dân số nước này vào năm 2030, tăng so với 43% trong năm 2013 do ngành nông nghiệp chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu khiến ngày càng nhiều người ở nông thôn kéo tới thành phố kiếm việc làm. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng ở Senegal cũng giống như nhiều nước châu Phi, lại không đủ để đáp ứng trước sự thay đổi này. Bên ngoài thủ đô Dakar, chỉ có 2/3 số hộ gia đình đô thị được tiếp cận hệ thống nước sạch và 1/3 có hệ thống nước thải trong năm 2016. Để giải quyết tình trạng không được tiếp cận nước sạch, Chính phủ Senegal năm 2018 đã lập quỹ trị giá 50 triệu USD hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án liên quan tới việc tiếp cận nước sạch. Ngân hàng Phát triển Hồi giáo cũng lập quỹ “Chuyển mình” trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này.
Trong khi đó, tại Rwanda, công ty xử lý và phân phối nước do bà Christelle Kwizera sáng lập, đã thu nhận những máy bơm nước bằng tay bị hỏng và chế tạo chúng thành máy bơm sử dụng năng lượng Mặt Trời. Hiện có 57.000 người đang sử dụng thiết bị này hàng ngày.
Tại Peru, doanh nhân Mauricio Cordova đã thành lập Công ty Fair Cap với mục tiêu cung cấp nước sạch cho những người dân vùng bão lũ hay hứng chịu các thảm họa thiên tai. Ông và nhóm cộng sự đã áp dụng công nghệ in 3D để tạo ra những thiết bị lọc nước nhỏ có thể cầm tay được bắt vít vào chai nước trông giống như nắp chai. Một mẫu tương tự lớn hơn đã được thử nghiệm ở Mozambique sau khi cơn bão Idai đổ bộ vào nước này trong năm nay. Thiết bị này đang được sản xuất hàng loạt.
Senegal cũng áp dụng công nghệ mới và hiện đang dùng “máy đo nước thông minh”. Đây là một thiết bị có thể dò ra những thay đổi thậm chí là rất nhỏ trong lượng nước tiêu thụ trong thành phố nhằm giúp tìm ra những vị trí rò rỉ nước.
Video đang HOT
Mặc dù ứng dụng các giải pháp mới, song cố vấn cho Chính phủ Senegal về thủy lực học, ông Abdoulaye Sene cho rằng các nước châu Phi vẫn cần phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được nhu cầu về nước sạch của người dân.
Theo hải quan
Công nghệ vũ trụ Việt Nam đang chuyển hướng thành ngành công nghiệp
Ngày 12-12, Viện Công nghệ Vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về Công nghệ vũ trụ và ứng dụng.
Theo đó, từ năm 2020, Việt Nam sẽ chuyển hướng phát triển từ ứng dụng công nghệ vũ trụ thành một ngành công nghiệp vũ trụ.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học về Công nghệ vũ trụ và ứng dụng ngày 12-12.
Để thực hiện Quyết định số 137/2006/QĐ/TTg ngày 14-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam, Bộ KH-CN đã phê duyệt "Chương trình KHCN cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020". Hội thảo khoa học về Công nghệ vũ trụ và ứng dụng được tổ chức là dịp các chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo khoa học về các nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ trong nhiều lĩnh vực.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS, TS Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH-CN cho biết, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay để thúc đây nghiên cứu triển khai công nghệ vũ trụ vào thực tế. Từ 2006 đến nay, công nghệ vũ trụ có nhiều thay đổi và Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Bộ KHCN và Viện Công nghệ vũ trụ xây dựng dự thảo chiến lược triển khai giai đoạn tiếp theo từ 2020. Theo đó, các hoạt động nghiên cứu công nghệ vũ trụ sẽ bước sang giai đoạn mới với cách tiếp cận mới, đó là phát triển ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.
PGS, TS Đào Ngọc Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH-CN phát biểu tại Hội thảo.
PGS, TS Doãn Minh Chung, Chủ nhiệm "Chương trình KHCN cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020 cho biết, sau hơn ba năm triển khai, Chương trình đã tuyển chọn, trình phê duyệt để triển khai 37 đề tài, trong đó ba đề tài định hướng nghiên cứu cơ bản, tám đề tài theo hướng công nghệ và 26 đề tài ứng dụng. Trong số đó, có sáu đề tài thực hiện từ năm 2016, 16 đề tài thực hiện năm 2017, 15 đề tài năm 2018.
Tham gia thực hiện đề tài có các viện nghiên cứu, trường đại học khắp cả nước bao gồm Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các đề tài được chọn để thực hiện có hàm lượng KHCN cao, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ vũ trụ giải quyết các vấn đề cấp bách của KHCN, tính ứng dụng xã hội, quốc phòng an ninh, đồng thời nâng cao trình độ nghiên cứu của các cán bộ các sở, ban, ngành, địa phương.
Nhiều đề tài khoa học về công nghệ vũ trụ đã được trình bày tại Hội thảo và được đánh giá cao về tính ứng dụng như: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận ahnfh thử vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano; tiếp cận công nghệ sử dụng khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu tích hợp công nghệ thu phát thông tin để giám sát, dẫn đường, tìm kiếm cứu hộ và đo đạc thông số vật lý môi trường tầng khí quyển; xây dựng hệ thống tích hợp thông tin đa nguồn phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia; nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám độ phân giải cao và trung bình, đa thời gian đánh giá tổng hợp tai biến môi trường vùng bờ biển Bắc Trung Bộ...
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Theo Nhân Dân
Công nghệ Big Data và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi thị trường chứng khoán Việt Nam Tác động vào tất cả các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, tư vấn hỗ trợ đầu tư, triển khai giao dịch cho đến quản lý tài sản cá nhân, Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) trong tương lai sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đôi nét về Big Data,...