Châu Đốc có gì lạ?
TP Châu Đốc , tỉnh An Giang có nhiều điều lạ. Từ cảnh vật, con người, tính cách, món ăn cho đến những lời mời chào ‘anh Tư, anh Năm ơi, bồ ơi…’.
Sông Châu Đốc trong ánh hoàng hôn
Nghèo nhưng không buồn
Châu Đốc , tỉnh An Giang đã lên phố. Nhưng nơi đây vẫn phảng phất không khí của một miền quê sông nước êm đềm. Trung tâm phố thị đặt một bức tượng con cá đã từng giúp nông dân đổi đời. Khu phố này sau đó gắn với tên gọi dân giã là phố Cá Ba Sa. Từ đường Trần Hưng Đạo xuôi về hướng cửa khẩu Tịnh Biên, thỉnh thoảng bắt gặp một bình nước khoáng đặt trên thanh ri lề đường được xích bằng một chiếc khóa cũ. Những bình nước uống từ thiện nằm ngay giữa cánh đồng đã nói lên tính cách chia sẻ cộng đồng, không cần đến những lời nói màu mè.
Buổi sáng, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo dẫn từ chợ Châu Đốc qua cổng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang thấp thoáng bóng xe lôi . Chị em phụ nữ đi chợ thường bắt cặp để 2 -3 người có thể cùng ngồi trên một xe . Người đạp xe lôi có khi mặc đủ bộ quần áo tươm tất, có lúc chỉ mặc mỗi chiếc quần dài và không mặc áo, gò lưng trần đạp xe trên phố, giống như đang đi trong khoảnh sân nhà mình.
Một gia đình nghèo trên đường Trần Hưng Đạo hàng ngày hương khói cho Bác Hồ
chung với cha mẹ
Đời sống kinh tế của người dân Châu Đốc đời sống ra sao ? Cơ bản là nghèo. Website của TP Châu Đốc đưa tin “theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, đến đầu năm 2020, toàn tỉnh An Giang có 14.170 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63%/ tổng số hộ dân”. Nhưng nếu so với cuộc sống của người dân nhiều tỉnh, thành khác, tôi tin rằng người dân nơi đây quá nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn thực tế.
Đừng tin vào những ngôi nhà bóng láng ở mặt đường phố. Hãy rảo bộ, đi vào từng ngõ hẻm, muôn vàn ngôi nhà nhỏ, nhỏ đến ngạc nhiên. Đi thử đoạn đường vài trăm mét trong con hẻm trên đường Trần Hưng Đạo, ngôi nhà đầu tiên bắt gặp thấp ngang đầu người, tổng số tấm tôn lợp ngang là 6 tấm, còn số tôn lợp dọc theo mái là 8 tấm. Một số ngôi nhà khác, chiều ngang chỉ vừa đủ 3 tấm tôn. Vài người già kể với tôi về chuyện nghèo, nhưng vẫn cười, như một sự an phận, “giàu nghèo cũng qua một đời”.
Nhìn sâu vào những ngôi nhà nghèo này sẽ ngạc nhiên. Vị trí trang trọng ở ngôi nhà thường treo ảnh Bác Hồ. Vào dịp lễ Tết thì mọi gia đình vẫn đỏ rực lá cờ Tổ quốc. Nguyên Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là người con quê hương tỉnh An Giang. Nói về Bác Hồ, người dân quê dường như gộp cả Bác Hồ và Bác Tôn thành một.
Quả và nước thốt nốt được bán ven đường
Món ăn vỉa hè
Văn hóa của vùng đất Châu Đốc, An Giang có sự giao thoa giữa cộng đồng người dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Vì vậy những món ăn ở vùng đất này cũng đa sắc màu. Các trang web du lịch giới thiệu, vùng đất An Giang có 33 loại đặc sản như: khô rắn An Phú, cốm dẹp An Giang, tung lò mò An Giang (lạp xưởng của người Chăm), bò cạp An Giang, bún cá Long Xuyên , cá leo nướng muối ớt, vũ nữ chân dài (nhái khô)…
Kỳ thú nhất là lang thang từ buổi sớm mai bằng xe gắn máy để có thể ghé đến các hàng quán trong những con hẻm. Đi men theo bờ bắc sông Châu Đốc , đến khu vực ấp Hòa Thạnh, thuộc thị xã Tân Châu, chị chủ quán bán bánh ven đường có nét mặt và cách ăn mặc hơi khác biệt. Thì ra đó là một người phụ nữ Chăm. Từ sáng sớm, chị đã nhóm lửa để đúc bánh Chăm có hình giống như chiếc chóp nón xinh xinh. Hương vị bánh giống bánh thuẫn, nhưng có lẽ thơm và mùi vị lạ hơn, nhờ được làm từ đường thốt nốt .
3/Món tung lò mò An Giang bán dọc đường
Xóm làng bên bờ sông Châu Đốc liên thông với nhau. Nhưng dường như có một sư phân chia ước lệ nào đó, vì mỗi đoạn đường xóm là một quán cà phê nhỏ, một xe đẩy bán ẩm thực vỉa hè. Quán nhưng chỉ là một túp lều lợp tôn và những người đàn ông khua cà phê đá lách cách trong ly. Uống cà phê ở đây chỉ là để thưởng thức một chút hương vị buổi sáng theo thói quen. Vì cốc cà phê rất to, được lèn đầy đá và đổ cà phê vào. Lượng cà phê chỉ chiếm dung lượng khoảng 1/10.
Xuôi ngược khắp xóm, cứ mỗi nơi bán một kiểu ăn sáng. Ở ấp Hòa Thạnh có những chiếc xe đẩy bán những món ăn 4 màu – tím, vàng, trắng, xanh. Những người cẩn thận trong việc ăn uống thì sẽ hỏi kỹ về nguồn gốc tạo mạo. Chị Tuyết, một người bán dạo cho biết, màu sắc này đều là thiên nhiên, lấy nước lá dứa nhuộm cho món ăn màu xanh lá cây; lá cẩm sẽ tạo ra màu tím, còn màu trắng là dừa xay, màu vàng là củ mì. Món khoai mì buổi sáng nhưng được chế biến phong phú thành 3 màu như vậy.
Xuôi về vùng Tri Tôn, thỉnh thoảng tấp xe máy vào một quán bán nước thốt nốt ướp đá lạnh. Món ăn lạ và hấp dẫn nhất đối với người miền Trung và miền Bắc là quả thốt nốt , nuốt vào đến đâu, thấy đậm đà và để lại vị hậu đến đó. Chị chủ quán cho biết, có nhiều thực khách một lần ghé đến, do mê ăn thốt nốt nên đặt hàng, nhờ gởi ra tận các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhưng thốt nốt gởi đi thì phải đóng túi, ép chân không, nếu không thì sẽ nhanh lên men và hư hỏng. Nhờ cách đó mà thốt nốt tươi bây giờ có thể chuyển ra tận Hà Nội, Cao Bằng, Lào Cai…
Tới Châu Đốc, hãy thử cảm giác xe lôi trăm năm trước vẫn hiện hữu trên đường phố
Mình sẽ đón… bồ
Tuyến giao thông từ TP Châu Đốc đi các tỉnh khá thuận lợi. Các hãng xe Hùng Cường, Thành Bưởi, Phương Trang, Hoa Mai… liên tục rời bến đúng giờ để đi TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang… Lúc 4 giờ sáng, điện thoại của tôi reo lên và tiếng người của nhà xe nói giọng ngọt xớt “bồ ơi, có phải bồ đặt xe số này không, 10 phút nữa xe tới đón nha bồ”. “Bồ” là cách gọi khá thân mật. Đối với những người đã quá quen thân, mối quan hệ vượt trên bạn bè thì mới gọi là… bồ.
Còn ở vùng sông nước này, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp một người nào đó xưng hô theo cách thân mật. Vì vậy chỉ một lần gặp gỡ thì đã tạo ra mối quan hệ thân quen. Chuyện gọi nhau theo cách thân mật như vậy còn có thể gặp ở những người bán hàng rong, người bán vé số. Ở bến phà Châu Giang, thỉnh thoảng người bán vé số nán lại và hỏi “chú Tư ơi, chú mua giúp con cái vé số, ngày mốt là xổ”.
Tôi cười thầm, khi thấy mình đúng là ngôi thứ tư trong gia đình. Nhưng ở các tỉnh miền Trung thì ít gọi chú Tư, chú Năm như người dân ở miệt sông nước. Những người gọi tên thứ như vậy chỉ là người trong một gia đình. Đến Châu Đốc, lang thang với chiếc xe máy , ghé vào hàng quán khắp nơi, bạn sẽ hòa mình vào một gia đình lớn.
Du lịch tâm linh cũng là một điểm nhấn thu hút du khách đến Châu Đốc. Vào dịp Tết, nhiều người dẫn gia đình từ Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam bay vào Châu Đốc để đi viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam để thắp hương và gởi lời ước nguyện.
4 ngày lên rừng xuống biển ở Phú Quốc
Tới Phú Quốc, bạn sẽ được đi bộ ngắm san hô ở công viên san hô đầu tiên của Việt Nam, ngồi cáp treo vượt biển dài nhất thế giới.
Ngày 1: Cáp treo Hòn Thơm - Tour 4 đảo - Công viên san hô
Cáp treo Hòn Thơm là cáp treo ba dây vượt biển dài nhất thế giới (7.899,9 m) nối từ thị trấn An Thới qua Hòn Rỏi, Hòn Dừa tới Hòn Thơm. Từ trên cabin cáp treo, bạn được phóng tầm mắt ngắm nhìn các hòn đảo, vùng biển, thu trọn vẻ đẹp tựa thiên đường ở phía Nam đảo ngọc. Cáp treo di chuyển trong 15 phút qua nhiều làng chài, bãi biển, rừng nguyên sinh... Giá vé khứ hồi 300.000 đồng/ người lớn, 250.000 đồng/ trẻ em.
Tour 4 đảo gồm xe ô tô đưa đón tận khách sạn, bữa trưa, cano ra đảo Mây Rút, Gầm Ghì, Móng Tay, Hòn Thơm, hoạt động lặn ngắm san hô, câu cá, chụp ảnh, tắm biển... Đây hiện là tour trong ngày được nhiều người yêu thích nhất khi du lịch Phú Quốc với giá từ 800.000 - 1,2 triệu đồng. Một tour đi đảo như vậy có thể kèm cả vé cáp treo Hòn Thơm, cano tới công viên san hô. Riêng ở công viên san hô bạn phải đặt và trả tiền riêng cho dịch vụ đi bộ dưới đáy biển.
Cảnh làng chài với các cầu tàu tấp nập thuyền bè. Ảnh: Khánh Trần.
Công viên san hô Seaworld là công viên bảo tồn san hô đầu tiên của Việt Nam, hiện có khoảng 200 loài san hô, hải quỳ, gạc nai... 100 loài cá cùng nhiều sinh vật biển như ngọc trai, hải sâm, ốc, trai tai tượng. Tất cả tạo nên một hệ sinh thái biển trù phú như thủy cung thu nhỏ nằm ở mũi Kỳ Lân - Hòn Thơm hoặc Hòn Rỏi, thị trấn An Thới.
Với 950.000 đồng/ người, bạn được trải nghiệm đi bộ dưới đáy biển, ngắm nhìn cận cảnh các loài cá và san hô sặc sỡ. Mỗi người sẽ đội một chiếc mũ cung cấp oxy, có nhân viên lặn hỗ trợ đưa xuống độ sâu 5, 6 m để đi bộ, tận tay sờ san hô và cá bơi xung quanh.
Lưu ý: Không nên mang giày, chỉ nên mang dép để lội nước đi cano. Nên mang theo đồ bơi, 1 hoặc 2 bộ đồ khô thay thêm sau khi bơi lặn, cùng túi chống nước đựng điện thoại.
Ngày 2 : Vinpearl Safari - Vinwonders - chợ đêm Phú Quốc
Vinpearl Safari là vườn thú bán hoang dã đầu tiên ở Việt nam, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 30 phút di chuyển về phía tây bắc. Bạn nên đi buổi sáng để có nhiều thời gian tham quan và xem show biểu diễn động vật thường diễn ra lúc 10h. Vé vào safari 650.000 đồng/ người lớn, và 490.000 đồng/ trẻ em. Tại đây, bạn được tận tay cho các loài thú ăn, chụp ảnh cùng động vật, đi xe điện, xem biểu diễn nhảy zulu, khám phá vườn chim khổng lồ... Đặc biệt là trải nghiệm "nhốt người thả thú", khách đi xe bus cửa kính trong khu vực nuôi các loài thú lớn nguy hiểm như hổ, báo, tê giác...
Vinwonders Phú Quốc là tổ hợp vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động đầu năm nay, nằm ở xã Gành Dầu và cách safari khoảng 4km. Với 6 phân khu chủ đề, công viên này có gần 100 trò chơi thú vị như tàu lượn, zipline, công viên nước, thủy cung... Vé vào cửa tại đây 750.000 đồng/ người lớn, 560.000 đồng/ trẻ em hoặc người cao tuổi.
Safari và Vinwonders đều có xe bus trung chuyển khách miễn phí từ thị trấn Dương Đông. Nếu muốn thoải mái di chuyển, bạn có thể thuê taxi hoặc xe máy tự lái. Cả hai khu này cũng đang áp dụng giảm giá
Chợ đêm Phú Quốc nằm ngay trung tâm thị trấn Dương Đông, mở từ 16 - 23h. Chợ có bán đủ các loại đồ ăn, hải sản, quần áo... Tuy hiện tại ảnh hưởng dịch Covid-19, chợ chưa mở hết số cửa hàng nhưng đây vẫn là nơi đáng để bạn dành một buổi tối. Ngoài ăn hải sản, bạn có thể mua đặc sản về làm quà như bánh khéo, bánh thốt nốt, lạc 30 vị, kẹo sim...
Ngày 3: Vườn tiêu - Nhà thùng làm mắm - Nhà tù Phú Quốc - Sunset Sanato
Du khách tham quan vườn tiêu Tuấn Việt đầu tháng 5/2020. Ảnh: Khánh Trần.
Vườn tiêu ở Phú Quốc rất nhiều, chủ yếu nằm ở ấp Suối Mây, ấp Suối Đá. Hiện tại, du khách được tham quan miễn phí các vườn tiêu Đức Thạnh, Đức Ninh, Tuấn Việt, Ngọc Hà. Sau khi tham quan, chụp hình, tìm hiểu nghề trồng tiêu, bạn có thể mua các sản phẩm từ hồ tiêu.
Nhà thùng làm mắm cũng là điểm đến thú vị bởi nghề làm mắm từ cá cơm là nghề truyền thống lâu đời của người Phú Quốc. Hồng Đức, Phụng Hưng... là một số điểm dừng chân mà du khách vừa xem làm mắm, vừa mua được các loại cá, mực khô, mắm... chất lượng. Tham quan nhà thùng thường không mất phí.
Nhà tù Phú Quốc nằm ở số 350 Nguyễn Văn Cừ, thị trấn An Thới. Tại đây có nhà trưng bày hiện vật, các khu mô phỏng trại giam cũ với vị trí gần như giữ nguyên. Khu di tích lịch sử này mở cửa miễn phí từ 8h đến 17h hàng ngày. Đến đây bạn nên đi theo nhóm, vào buổi sớm hoặc chiều mát vì khu vực nhà tù rộng và khá trống trải.
Hoàng hôn ở Sunset Sanato. Ảnh: Lê Quý.
Sunset Sanato là một điểm ăn uống, chụp ảnh được nhiều bạn trẻ và các gia đình ưa thích khi du lịch Phú Quốc. Tại đây có nhà hàng, bãi biển vị trí đẹp để ngắm hoàng hôn, nhiều mô hình check-in độc đáo cùng các dịch vụ vui chơi trên biển. Vé vào cửa 100.000 đồng/ người.
Ngày 4: Làng chài Rạch Vẹm - chợ Dương Đông - Ocsen Beach Bar
Làng chài Rạch Vẹm - bãi Starfish cách trung tâm thị trấn Dương Đông 24 km. Bạn nên hỏi kỹ người dân đường đi để tránh lạc. Khu làng chài có nhiều nhà bè, cầu gỗ nổi trên biển, tập trung các hàng quán hải sản. Bãi Starfish gần làng chài lại là một "thiên đường selfie" cho mọi người với hàng dừa, bãi biển đẹp và những con sao biển nằm dạt trên bờ.
Ở Rạch Vẹm mùa sao biển từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng 5, 6 vẫn còn sao biển nhưng không nhiều. Chụp ảnh cùng sao biển chú ý không cầm lên khỏi nước, tránh sờ nắn vì chúng dễ chết khi bị thiếu nước. Lưu ý đường đi tới Rạch Vẹm khá xấu, nhiều đất đỏ bụi mù mịt, gồ ghề, toàn đá sỏi và ít dân cư.
Du khách chụp ảnh ở bãi Starfish. Ảnh: Yến Nhi.
Chợ Dương Đông là khu chợ dân sinh nằm trong trung tâm thị trấn Dương Đông. Chợ bán các loại hải sản tươi sống với giá phải chăng cùng nhiều đặc sản Phú Quốc như rượu sim, nước mắm, hồ tiêu,...
Ocsen Beach Bar nằm ở 118/10, đường Trần Hưng Đạo, cũng là điểm ngắm hoàng hôn "đỉnh" ở Phú Quốc. Bạn có thể dành cả tối ngồi lười nghe ngạc, ngắm biển, thư giãn với các loại đồ uống mát lạnh, giá từ 50.000 đồng/ món. Quán có nhiều chỗ ngồi view đẹp và trang trí bằng đồ màu cam đặc trưng.
Lưu ý thêm
Di chuyển: Tháng 6, du khách mua vé bay khứ hồi đến Phú Quốc từ Hà Nội là 2 triệu đồng/ người hoặc từ TP Hồ Chí Minh là 1,1 triệu đồng/ người. Ngoài chọn máy bay, bạn còn có thể tới Phú Quốc bằng tàu cao tốc bắt đầu tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, thời gian di chuyển 2,5 tiếng. Vé tàu khoảng 300.000 đồng/ người.
Chỗ ở: Các hostel, homestay và khách sạn tại Phú Quốc đang có nhiều chương trình ưu đãi cho hè này. Giá phòng nghỉ tập thể chỉ từ 80.000 đồng/ đêm, giá phòng khách sạn hoặc resort cao cấp từ 600.000 đồng tới 1 - 2 triệu đồng/ đêm.
Ăn uống: Các loại hải sản như tôm, ghẹ, hàu, ốc, sò điệp, cá mực, nhum... vẫn luôn thu hút du khách. Ngoài ra, Phú Quốc có một số món đặc biệt nổi tiếng như bún kèn, bún quậy, bánh thốt nốt, bánh canh, gỏi cá trích. Để tìm các hàng ăn ngon bạn hãy tới chợ đêm Phú Quốc, đường Trần Hưng Đạo, đường 30/4...
4 resort sang chảnh giá dưới 1 triệu đồng ở Phú Quốc Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm du lịch mùa hè hút khách tại Việt Nam. Trong thời điểm giá cả không quá đắt đỏ, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn resort đẹp, tiện nghi. Ảnh: Ira_photodiva, nana59_. La Mer Resort tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo là địa chỉ lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm các...