Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến Ukraine dường như đã mở ra một chu trình chiến lược mới làm thay đổi các xu hướng trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là với châu Âu.

Những bài học đầu tiên mà các nhà phân tích quân sự rút ra từ cuộc xung đột cho thấy các lực lượng vũ trang của châu Âu cần phải thích ứng với những yêu cầu mới, trong đó bổ sung nhiệm vụ triển khai các lực lượng tác chiến ở bên ngoài khu vực.

Yếu tố thực tại

Quy mô của quân đội các nước châu Âu vốn đã được điều chỉnh cho phù hợp với áp lực ngân sách từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc, nay lại có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia châu Âu. Trên phương diện kinh tế, các nước châu Âu đều phải đối mặt với nhu cầu bổ sung ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 1
Chiến cơ F-22 Raptor do Mỹ sản xuất đang phục vụ trong hàng ngũ NATO.

Một thông số thường được sử dụng để đo mức độ phát triển của nhu cầu này là ngân sách cấp cho quốc phòng và các thành phần của nó. Các thách thức về chiến lược sẽ quy định nhu cầu về quốc phòng, điều này được xác định bởi mức độ tham gia vào các cuộc xung đột, các hoạt động gìn giữ hòa bình, sự phụ thuộc vào các liên minh hay sự tồn tại của một địch thủ dẫn đến một hình thức chạy đua vũ trang. Các thách thức đối với nền kinh tế bao gồm mức độ nhạy cảm với thực trạng kinh tế (đo bởi mức tăng trưởng kinh tế) và các áp lực liên quan đến các đánh giá của giới chính trị gia khi xem xét ưu tiên các nhu cầu khác hơn. Có 2 lựa chọn có thể xảy ra khi tình hình kinh tế không thuận lợi hạn chế việc chi tiền cho các nhu cầu mới do môi trường quốc tế tạo ra và khiến các nhà nước phải có những lựa chọn ngân sách tiềm ẩn nhiều đớn đau – kiểu như buộc phải lựa chọn “súng lục hay bánh mì”.

Xét trên khía cạnh lịch sử, trong trường hợp của Liên minh châu Âu (EU), quốc phòng hiếm khi được xem là một lĩnh vực ưu tiên và nó thường xuyên gặp khó khăn trong vấn đề ngân sách so với các lĩnh vực khác, vì nhiều nguyên do khác nhau, từ chế độ chính trị cho đến các nguyên tắc tài chính hiện hữu.

Trên quan điểm ngân sách, sự kiện Chiến tranh lạnh kết thúc tạo nên một sự thay đổi lớn. Nếu như trong giai đoạn từ sau khi kết thúc Thế chiến II đến năm 1991, các chi tiêu quốc phòng luôn tăng thì kể từ năm 1992, xu hướng này trở nên không ổn định. Quá trình phân tích đối với từng khu vực khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng mỗi khu vực đều có cách hành xử khác biệt so với các phần còn lại của thế giới.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) – cơ quan có tiếng nói trong giới học thuật – thì dù không chắc chắn với số liệu chi tiêu của Liên Xô (cũ) nhưng về tổng thể, chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới vào năm 2022 là 2.182 tỷ USD, cao hơn 33% so với năm 1988 (1.602 tỷ USD), đỉnh điểm của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Video đang HOT

Nỗ lực quốc phòng, thể hiện qua mối tương quan giữa chi tiêu quốc phòng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện đang theo một lộ trình đi ngược lại động năng này. Mặc dù nhìn chung nỗ lực quốc phòng giảm, nhưng nó tăng trung bình 4,06% trong giai đoạn 1960 – 1991 và tăng 2,33% từ năm 1992. Trong giai đoạn 5 năm gần đây, mức độ chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ tăng cao như vậy, nhưng ngược lại, trong cùng thời gian này, nỗ lực quốc phòng lại thấp chưa từng thấy.

Câu chuyện đặc thù

Xét trong bối cảnh toàn cầu, châu Âu theo đuổi một động năng không điển hình vì các tác nhân chủ chốt của châu lục này khác biệt với các khu vực khác trên thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chi tiêu của châu Âu tăng theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1992, tính chất chu kỳ này bị tác động nhiều hơn bởi các ràng buộc về kinh tế và ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 2
Các lực lượng vũ trang châu Âu đang đứng trước đòi hỏi thích ứng với yêu cầu mới.

Sự phục hồi kinh tế vào đầu những năm 2000 đã cho phép các nước châu Âu tăng cường nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ sau 10 năm kìm hãm. Động lực tăng ngân sách đột ngột chững lại với cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến các khoản nợ dưới chuẩn: nợ công của các nước châu Âu khiến họ phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng dẫn đến việc lĩnh vực quốc phòng phải gánh chịu những hậu quả lớn. Trong 5 năm, từ 2009 đến 2014, chi tiêu quốc phòng của EU đã giảm gần 12%, tổng thiệt hại tương đương với chi tiêu của cả Italy trong năm 2014.

Từ năm 2014, ngân sách của các nước châu Âu tăng trở lại, tăng chậm trong khoảng 2014 – 2017 và tăng mạnh trong khoảng 2018 – 2022. Có thể đưa ra 2 lời giải thích đối với hiện tượng này. Thứ nhất, mang tính chiến lược, việc Nga lấy lại bán đảo Crimea đã tác động vào nhận thức của nhiều nước, đặc biệt là các nước Trung và Tây Âu. Thứ 2 là liên quan đến chính sách tiền tệ hỗ trợ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện, cho phép các nước châu Âu trong khu vực đồng euro được hưởng lợi từ các điều kiện tài chính tốt hơn đối với nợ công của họ bằng cách nới lỏng ràng buộc ngân sách. Do đó, mức chi tiêu của châu Âu năm 2022 cao hơn 35% so với năm 2014.

So sánh với các khu vực khác, các nước châu Âu thể hiện sự nhạy cảm hơn đối với các ràng buộc về kinh tế. Đặc điểm cơ bản này là một trong những đặc trưng rõ nét của khu vực này. Chi phí của khu vực châu Mỹ, trong đó Mỹ chiếm 90%, chủ yếu do dính líu vào các cuộc xung đột. Chi tiêu của Mỹ tăng mạnh mỗi khi họ thực hiện các cam kết quân sự của mình, đồng thời cũng giảm nhanh sau mỗi lần rút quân hoặc vì các lý do kinh tế.

Mất cân đối

Tính chất chu kỳ trong chi tiêu của các nước châu Âu được giải thích bởi các nguyên tắc nền tảng khác biệt với phần còn lại của thế giới. Sự kết hợp của sự kiện Crimea và mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia, với việc nới lỏng ràng buộc ngân sách của ECB, mang đến một cơ hội cho lĩnh vực quốc phòng: trong bối cảnh ngân sách thuận lợi, khi quy mô của các mối đe dọa tăng thì nhu cầu cũng ngày càng tăng.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 3
Trụ sở của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ở Solna, Thụy Điển.

Năm 2014, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ở Newport, xứ Wales, các quốc gia NATO đã cam kết đẩy mạnh nỗ lực phòng thủ để đạt chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024 (với những nước chưa đạt mức chỉ tiêu này). Tỷ lệ này được NATO đưa ra để các thành viên cùng nhau chia sẻ một cách công bằng gánh nặng về an ninh. Tiêu chí này còn được bổ sung bởi một tiêu chí khác yêu cầu các đồng minh phải chi ít nhất 20% ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị.

Các số liệu của NATO chỉ ra rằng trong giai đoạn 2014 – 2022, trung bình các quốc gia NATO đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 1,37% lên 1,78%. Cùng trong giai đoạn này, ngân sách dành cho trang thiết bị cũng có xu hướng tăng nhanh, từ 12,92% lên 27,14%. Do chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu nên các quốc gia thành viên NATO đều đã có những nỗ lực ngân sách đáng kể. Ví dụ, Litva đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 0,9% vào năm 2014 lên gần 2,4% vào năm 2022 và ngân sách dành cho trang thiết bị đã tăng từ 14,1% lên 30,5%, do đó hiện nay quốc gia này đã đáp ứng được cả 2 tiêu chí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nỗ lực ngân sách được ghi nhận từ năm 2014 là không đồng đều ở châu Âu. Tính trung bình, 27 quốc gia thành viên EU tăng 35% nhưng có sự chênh lệch khổng lồ giữa Litva (tăng 277%) và Ireland (tăng 10%). Pháp (tăng 13%) cùng xếp phía cuối danh sách (tăng dưới 15%) với Áo, Ireland và Anh. Ở chiều ngược lại, có 6 quốc gia tăng gấp đôi (thậm chí hơn) ngân sách quốc phòng là Slovakia, Romania, Luxembourg, Hungary, Latvia và Litva. Cùng trong thời gian này, ngân sách của Nga tương đối ổn định (tăng 7%) với lý do chủ yếu là giá khí đốt giảm trong giai đoạn 2014 – 2021.

Một sự giải thích hợp lý là ở khoảng cách của các quốc gia với mối đe dọa từ Nga. Những quốc gia có ngân sách quốc phòng tăng mạnh nhất là những nước ở gần nước Nga. Tất nhiên, sự giải thích này không thể hiện được đầy đủ những biến chuyển trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng. Ví dụ như Ba Lan, nước này có cùng mức độ tăng trưởng ngân sách quốc phòng như Malta (khoảng 70%) trong khi nước này có đường biên giới chung với Nga và khoảng cách từ thủ đô của Ba Lan đến Moscow chưa bằng một nửa khoảng cách từ Moscow đến thủ đô của Malta. Các yếu tố chính trị, nhất là bầu cử, đóng vai trò chính trong việc giải thích những diễn biến gần đây.

Một số quốc gia, nhất là các nước Baltic hay Ba Lan, luôn coi mối đe dọa từ Nga là một ưu tiên hiển nhiên, trong khi Pháp và Anh dành ưu tiên nhiều hơn cho cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia. Hơn nữa, vị thế của 2 quốc gia này vào thời điểm năm 2014 tốt hơn nhiều so với phần lớn các quốc gia châu Âu khác. Để minh chứng, trong NATO, Pháp và Anh đã vượt qua chỉ tiêu trung bình về chi tiêu quốc phòng và chi tiêu cho trang thiết bị trong cả năm 2014 và 2022. Nước Đức dù đã có những nỗ lực tiệm cận với mức trung bình của châu Âu trong giai đoạn 2014 – 2022 nhưng hiện vẫn nằm ở phần dưới của các bảng thống kê. Cuối cùng, mặc dù các nước châu Âu đều đã tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc chia sẻ gánh nặng trong NATO vẫn còn mất cân bằng: cách hành xử theo kiểu “hành khách trốn vé” vẫn tồn tại và an ninh chung chủ yếu do một số nước lớn đảm trách như Mỹ, hay ở mức độ ít hơn là Anh và Pháp.

“Cú sốc điện”

Cuộc chiến ở Ukraine dường như là một cú sốc điện: Các nước châu Âu nhận ra hàng loạt những thiếu sót năng lực của mình, đặc biệt trong việc tập hợp lực lượng lớn để đối phó với một cuộc chiến tranh cường độ cao. Rất nhanh sau khi cuộc chiến bắt đầu, nhiều quốc gia đã thể hiện quyết tâm tăng mạnh chi tiêu quốc phòng như Ba Lan, Anh hay các nước Baltic. Những tuyên bố này được đi kèm với các đơn đặt hàng lớn về thiết bị và đạn dược, thường là từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu (Đức mua máy bay quân sự của Mỹ, Ba Lan lựa chọn xe bọc thép của Hàn Quốc). Nhìn chung, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, châu Âu trở thành khu vực tăng ngân sách quốc phòng nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, phát triển các lực lượng vũ trang sẽ đòi hỏi những nỗ lực ngân sách có tính lâu dài. Và có ít nhất 3 yếu tố tiềm ẩn nguy cơ hạn chế khả năng phục hồi của lĩnh vực quốc phòng trong ngắn hạn và trung hạn. Đó là lạm phát, vốn đang trong mức cao ở châu Âu; tình hình kinh tế chung suy giảm – do những bất ổn quốc tế như lệnh trừng phạt Nga, phục hồi kinh tế hậu COVID-19 ở Trung Quốc hay là cả chính sách bảo hộ của đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ; và cuối cùng là tình trạng nợ công tràn lan tại các quốc gia châu Âu. Vừa giải quyết các vấn đề nội tại, vừa đảm bảo bài toán tăng ngân sách quốc phòng đáp ứng yêu cầu chung là một trong những thách thức không dễ đi tìm lời giải của nhiều quốc gia châu Âu hiện nay

Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu

Nắng nóng và nhiệt độ tăng cao trong những ngày qua là nguyên nhân khiến cháy rừng tại nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thảm họa.

Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu - Hình 1
Lính cứu hoả nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Baiao, phía Bắc Bồ Đào Nha, ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại nhiều khu vực ở Tây Ban Nha, các nhân viên hộ đang phải vật lộn để kiểm soát một số đám cháy rừng sau nhiều ngày nhiệt độ liên tục tăng trên 40 độ C, thậm chí có ngày lên tới 45,7 độ C. Viện Y tế Carlos III cho biết đã có 360 trường hợp tử vong liên quan đến đợt nắng nóng vài ngày qua. Trên trang Twitter ngày 16/7, cơ quan tình trạng khẩn cấp tỉnh Malaga cho biết ít nhất 3.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà sau khi đám cháy rừng xảy ra gần Mijas - một thị trấn nổi tiếng với khách du lịch Bắc Âu, bắt đầu lan rộng.

Tại vùng Extremadura, lực lượng cứu hộ đã phải huy động trực thăng phun nước sau khi khoảng 3.000 ha rừng bị lửa tấn công, buộc 2 ngôi làng phải sơ tán và đe dọa công viên quốc gia Monfrague gần đó. Hiện, tại các khu vực miền Trung như Castilla, Leon và Galicia ở Tây Bắc, nhiều đám cháy cũng đã xuất hiện.

Trong khi đó, tại tỉnh Gironde, Pháp, hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa cũng đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy rừng bùng phát trong ngày thứ 5 liên tiếp.

Phát biểu trước báo giới, ông Vincent Ferrier, Quận Phó Langon thuộc Gironde cho biết đám cháy sẽ tiếp tục lan rộng nếu không được kiểm soát kịp thời. Tính tới ngày 16/7, hơn 10.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở Gironde, tăng gần 3.000 ha chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đám cháy lớn gần khu nghỉ dưỡng Arcachon, nằm ở ven biển Đại Tây Dương đã được dập tắt.

Hiện hơn 1/3 các cơ quan hành chính và tiểu khu của Pháp phải đối mặt với cảnh báo "màu cam" và người dân được yêu cầu cảnh giác trước đợt nắng nóng tại Pháp dự kiến sẽ đạt đỉnh trên 40 độ C vào ngày 18/7.

Còn tại Bồ Đào Nha, nhiệt độ ngày 16/7 đã giảm sau nhiều ngày liên tục ở mức 40 độ C, cho phép nhân viên cứu hỏa và người dân có thời gian nghỉ ngơi sau nhiều ngày vất vả ứng phó nạn cháy rừng. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Quốc gia về Bảo vệ Dân sự của Bồ Đào Nha, ông Andre Fernandes, khẳng định "sẽ giữ cảnh giác cao độ vào cuối tuần này", ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp.

Theo số liệu thống kê từ Viện Bảo tồn Thiên nhiên và Rừng trong hơn 6 tháng tính đến giữa tháng 6/2022, Bồ Đào Nha đã ghi nhận hơn 39.550 ha rừng bị tàn phá. Chỉ trong tuần trước, gần 2/3 diện tích rừng này đã cháy. Trong đợt nắng nóng tuần qua, Bộ Y tế Bồ Đào Nha cho biết 238 người đã tử vong liên quan đến nắng nóng, trong đó hầu hết là người cao tuổi với tình trạng sức khỏe yếu từ trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
20:11:16 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắngThảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắng
09:15:57 11/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025
Cận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk YeolCận vệ Tổng thống đề nghị tránh đổ máu trong nỗ lực bắt giữ ông Yoon Suk Yeol
20:26:26 10/01/2025
Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại MỹHé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ
21:04:14 10/01/2025
Nga bình luận sau khi bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ngành công nghiệp xương sốngNga bình luận sau khi bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ngành công nghiệp xương sống
14:21:05 11/01/2025

Tin đang nóng

Án mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹÁn mạng vợ chồng tử vong: Nghi tranh chấp mảnh đất hàng chục tỷ đồng của mẹ
21:17:51 11/01/2025
Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?Hành động của đứa trẻ 14 tuổi trong thang máy khiến ai nấy nổi da gà: Kiểu gia đình nào nuôi dạy nên đứa con thế này?
17:07:42 11/01/2025
Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!
17:11:41 11/01/2025
Siêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXHSiêu thảm đỏ Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh gợi cảm át Bạch Lộc - Baifern, đôi Dương Tử và Vương Hạc Đệ skinship đại náo MXH
20:22:40 11/01/2025
HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?HOT: Cú trượt tay rồi xóa vội khiến Rosé (BLACKPINK) lộ chuyện hẹn hò bí mật?
17:05:12 11/01/2025
Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46Đam mê giúp nam ca sĩ 5 con của showbiz Việt giữ phong độ ở tuổi 46
17:23:56 11/01/2025
Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?
17:56:22 11/01/2025
Người dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêmNgười dân TPHCM than trời vì kẹt xe cả ngày lẫn đêm
18:27:24 11/01/2025

Tin mới nhất

Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

Hộp đen máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn

22:23:02 11/01/2025
Các nhà điều tra Hàn Quốc đang tìm hiểu tại sao hộp đen của máy bay Jeju Air ngừng hoạt động 4 phút trước khi gặp nạn cuối tháng trước khiến 179 người thiệt mạng.
AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?

AI sắp đạt được bước đột phá mới, có thể vượt qua trí tuệ con người?

22:19:55 11/01/2025
Tỷ phú công nghệ Elon Musk, nhà sáng lập của công ty trí tuệ nhân tạo xAI, vừa đưa ra một thông tin gây sốc về quá trình huấn luyện và đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI).
UAV Ukraine tấn công các cơ sở quân sự bí mật của Nga

UAV Ukraine tấn công các cơ sở quân sự bí mật của Nga

22:17:31 11/01/2025
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) gần đây nhất của Ukraine đã nhắm vào mục tiêu trên khắp nước Nga. Kiev cho rằng đó đều là những cơ sở quân sự bí mật.
Đòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổ

Đòn đáp trả cứng rắn của Canada khi ông Trump dọa sáp nhập lãnh thổ

21:29:50 11/01/2025
Canada đang cân nhắc áp thuế rộng rãi đối với các sản phẩm của Mỹ để đáp trả những lời đe dọa của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ukraine kêu gọi NATO triển khai quân

Ukraine kêu gọi NATO triển khai quân

21:21:18 11/01/2025
Việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh NATO đưa quân đến rất quan trọng, cho thấy sự thay đổi của cuộc chiến và nhu cầu của Ukraine khi căng thẳng với Nga leo thang gần đây.
Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland

Mỹ lợi bất cập hại nếu dùng sức ép quân sự ở Panama và Greenland

21:08:09 11/01/2025
Các nhà phân tích cho rằng, việc Washington sử dụng biện pháp quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama và đảo Greenland sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc.
Tổng thống Zelensky: Ukraine muốn chấm dứt xung đột trong năm 2025

Tổng thống Zelensky: Ukraine muốn chấm dứt xung đột trong năm 2025

20:41:39 11/01/2025
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố điều quan trọng nhất đối với Ukraine là đạt được hòa bình sau nhiều tháng xung đột.
Ông Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chức

Ông Trump phản ứng khi bị tuyên án ngay trước lễ nhậm chức

20:39:03 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết sẽ kháng án sau khi bị tuyên án không hình phạt trong vụ án chi tiền bịt miệng.
Romania trở thành 'cường quốc khí đốt mới' của EU

Romania trở thành 'cường quốc khí đốt mới' của EU

19:45:05 11/01/2025
Với sản lượng từ Neptun Deep và mỏ Ana, cùng với nguồn cung hiện có, Romania không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa khoảng 12 tỷ mét khối hàng năm mà còn có thể xuất khẩu lượng dư thừa sang các nước láng giềng.
Đằng sau những tuyên bố gây sốc của ông Trump về Greenland và Kênh đào Panama

Đằng sau những tuyên bố gây sốc của ông Trump về Greenland và Kênh đào Panama

19:33:58 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Trump cũng nêu rõ hơn nhiều về vai trò của Trung Quốc tại Panama, nơi ông cho biết các tàu treo cờ Trung Quốc hiện diện ở cả hai đầu kênh đào và cần phải bị lực lượng Mỹ ngăn chặn.
Nga tiết lộ "nước cờ" quân sự chiến lược của Mỹ ở Greenland

Nga tiết lộ "nước cờ" quân sự chiến lược của Mỹ ở Greenland

19:22:57 11/01/2025
Quan chức Nga cho rằng Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay tại Greenland để có thể làm căn cứ cho máy bay chiến đấu mang theo vũ khí hạt nhân.
Ai sẽ đại diện cho Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump ở Mỹ?

Ai sẽ đại diện cho Hàn Quốc tại lễ nhậm chức của ông Trump ở Mỹ?

19:22:08 11/01/2025
Nghị sĩ Kim Dae-sik thuộc PPP cũng được Thượng nghị sĩ John Cornyn mời tham dự và sẽ có cuộc gặp với ông Cornyn cùng Thượng nghị sĩ Ted Cruz.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay có rating tăng 201% chỉ sau 2 tập, cặp chính nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry

Phim châu á

22:31:47 11/01/2025
Love Scout mới lên sóng đến tuần thứ 2 nhưng đã chứng minh được mình thực sự là một hắc mã trên đường đua phim cuối tuần khi khi cần đến 3 tập đã vượt mốc rating 2 chữ số.
"Nữ hoàng nước mắt" Hoa ngữ khóc đẹp nao lòng nhưng lên phim bị cắt đầy tiếc nuối, netizen bất lực gào thét khắp MXH

"Nữ hoàng nước mắt" Hoa ngữ khóc đẹp nao lòng nhưng lên phim bị cắt đầy tiếc nuối, netizen bất lực gào thét khắp MXH

Hậu trường phim

22:29:39 11/01/2025
Dù là clip hậu trường, tuy nhiên rất nhiều netizen sau khi xem cảnh khóc của Bạch Lộc đều phải thốt lên rằng nó quá ấn tượng.
Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Ô tô 7 chỗ lạng lách, ép xe khác trên đường gây ùn tắc ở Bình Dương

Netizen

22:25:15 11/01/2025
Nam tài xế không mặc áo, có biểu hiện không tỉnh táo, lái ô tô lạng lách, chèn ép một xe khác trên đường ĐT746, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Á hậu có bằng thạc sĩ ở tuổi 26 mới nghỉ việc BTV tại VTV là ai?

Sao việt

22:15:58 11/01/2025
Á hậu Phương Anh xác nhận đã nghỉ việc ở VTV để tập trung cho sự nghiệp giảng viên đại học, dù từng coi việc làm MC là cơ hội trau dồi kiến thức, nắm bắt xã hội và cải thiện giao tiếp.
Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời

Nam diễn viên Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 qua đời

Sao châu á

21:58:40 11/01/2025
Sự ra đi đột ngột của diễn viên quen mặt trong Điều Kỳ Diệu Ở Phòng Giam Số 7 khiến công chúng vô cùng bàng hoàng và đau xót.
Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Can thiệp mạch giúp nữ sinh 15 tuổi tránh nguy cơ vỡ mạch máu não

Sức khỏe

21:35:02 11/01/2025
Dị dạng mạch máu là một căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đó là xuất huyết não. Sự chủ quan trong nhận biết và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

NSND Tự Long cảnh báo việc mua vé xem ghi hình 'Táo quân 2025'

Tv show

21:34:35 11/01/2025
Chương trình Táo quân 2025 sẽ lên sóng tối 29 Tết Nguyên đán 2025 nhưng thời gian ghi hình chương trình vẫn chưa được tiết lộ.
Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Giáo sư bị chỉ trích vì nói "phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 con"

Tin nổi bật

21:32:35 11/01/2025
Một giáo sư Trung Quốc bị chỉ trích trên mạng xã hội vì tuyên bố phụ nữ có thể sống đến 100 tuổi nếu sinh 10 người con . Ông cho rằng phụ nữ theo đuổi sự nghiệp thường có tuổi thọ ngắn hơn.
Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Trót sống thử với bạn trai, tôi xấu hổ khi bị mẹ anh bắt gặp và nói một câu

Góc tâm tình

21:27:26 11/01/2025
Bạn trai từng nói, đợi dịp thích hợp sẽ dẫn tôi về nhà chơi. Không ngờ, tôi lại ra mắt mẹ anh trong tình cảnh như thế này...
Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Người mẹ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ đồng khi đăng ký tập bóng rổ cho con

Pháp luật

21:14:04 11/01/2025
Thời gian qua, Facebook xuất hiện các tài khoản giả mạo Liên đoàn bóng rổ Việt Nam VBF thông báo tuyển sinh các lớp bóng rổ, nhằm lôi kéo người dân đăng ký rồi chiếm đoạt tài sản.
5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi

5 triệu người xem Quang Hải nhảy múa khi vừa bước xuống từ xế hộp bạc tỷ, ôm con nhún nhảy dưới gốc bưởi

Sao thể thao

21:02:33 11/01/2025
Tối qua 10/1, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB chủ quản Công an Hà Nội thi đấu ở Philippines, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã được trở về đoàn tụ với gia đình sau chuỗi ngày đằng đẵng liên tục đi xa thi đấu