Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến Ukraine dường như đã mở ra một chu trình chiến lược mới làm thay đổi các xu hướng trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là với châu Âu.

Những bài học đầu tiên mà các nhà phân tích quân sự rút ra từ cuộc xung đột cho thấy các lực lượng vũ trang của châu Âu cần phải thích ứng với những yêu cầu mới, trong đó bổ sung nhiệm vụ triển khai các lực lượng tác chiến ở bên ngoài khu vực.

Yếu tố thực tại

Quy mô của quân đội các nước châu Âu vốn đã được điều chỉnh cho phù hợp với áp lực ngân sách từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc, nay lại có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia châu Âu. Trên phương diện kinh tế, các nước châu Âu đều phải đối mặt với nhu cầu bổ sung ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 1
Chiến cơ F-22 Raptor do Mỹ sản xuất đang phục vụ trong hàng ngũ NATO.

Một thông số thường được sử dụng để đo mức độ phát triển của nhu cầu này là ngân sách cấp cho quốc phòng và các thành phần của nó. Các thách thức về chiến lược sẽ quy định nhu cầu về quốc phòng, điều này được xác định bởi mức độ tham gia vào các cuộc xung đột, các hoạt động gìn giữ hòa bình, sự phụ thuộc vào các liên minh hay sự tồn tại của một địch thủ dẫn đến một hình thức chạy đua vũ trang. Các thách thức đối với nền kinh tế bao gồm mức độ nhạy cảm với thực trạng kinh tế (đo bởi mức tăng trưởng kinh tế) và các áp lực liên quan đến các đánh giá của giới chính trị gia khi xem xét ưu tiên các nhu cầu khác hơn. Có 2 lựa chọn có thể xảy ra khi tình hình kinh tế không thuận lợi hạn chế việc chi tiền cho các nhu cầu mới do môi trường quốc tế tạo ra và khiến các nhà nước phải có những lựa chọn ngân sách tiềm ẩn nhiều đớn đau – kiểu như buộc phải lựa chọn “súng lục hay bánh mì”.

Xét trên khía cạnh lịch sử, trong trường hợp của Liên minh châu Âu (EU), quốc phòng hiếm khi được xem là một lĩnh vực ưu tiên và nó thường xuyên gặp khó khăn trong vấn đề ngân sách so với các lĩnh vực khác, vì nhiều nguyên do khác nhau, từ chế độ chính trị cho đến các nguyên tắc tài chính hiện hữu.

Trên quan điểm ngân sách, sự kiện Chiến tranh lạnh kết thúc tạo nên một sự thay đổi lớn. Nếu như trong giai đoạn từ sau khi kết thúc Thế chiến II đến năm 1991, các chi tiêu quốc phòng luôn tăng thì kể từ năm 1992, xu hướng này trở nên không ổn định. Quá trình phân tích đối với từng khu vực khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng mỗi khu vực đều có cách hành xử khác biệt so với các phần còn lại của thế giới.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) – cơ quan có tiếng nói trong giới học thuật – thì dù không chắc chắn với số liệu chi tiêu của Liên Xô (cũ) nhưng về tổng thể, chi tiêu quốc phòng của toàn thế giới vào năm 2022 là 2.182 tỷ USD, cao hơn 33% so với năm 1988 (1.602 tỷ USD), đỉnh điểm của thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Video đang HOT

Nỗ lực quốc phòng, thể hiện qua mối tương quan giữa chi tiêu quốc phòng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện đang theo một lộ trình đi ngược lại động năng này. Mặc dù nhìn chung nỗ lực quốc phòng giảm, nhưng nó tăng trung bình 4,06% trong giai đoạn 1960 – 1991 và tăng 2,33% từ năm 1992. Trong giai đoạn 5 năm gần đây, mức độ chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ tăng cao như vậy, nhưng ngược lại, trong cùng thời gian này, nỗ lực quốc phòng lại thấp chưa từng thấy.

Câu chuyện đặc thù

Xét trong bối cảnh toàn cầu, châu Âu theo đuổi một động năng không điển hình vì các tác nhân chủ chốt của châu lục này khác biệt với các khu vực khác trên thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chi tiêu của châu Âu tăng theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1992, tính chất chu kỳ này bị tác động nhiều hơn bởi các ràng buộc về kinh tế và ngân sách.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 2
Các lực lượng vũ trang châu Âu đang đứng trước đòi hỏi thích ứng với yêu cầu mới.

Sự phục hồi kinh tế vào đầu những năm 2000 đã cho phép các nước châu Âu tăng cường nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ sau 10 năm kìm hãm. Động lực tăng ngân sách đột ngột chững lại với cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến các khoản nợ dưới chuẩn: nợ công của các nước châu Âu khiến họ phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng dẫn đến việc lĩnh vực quốc phòng phải gánh chịu những hậu quả lớn. Trong 5 năm, từ 2009 đến 2014, chi tiêu quốc phòng của EU đã giảm gần 12%, tổng thiệt hại tương đương với chi tiêu của cả Italy trong năm 2014.

Từ năm 2014, ngân sách của các nước châu Âu tăng trở lại, tăng chậm trong khoảng 2014 – 2017 và tăng mạnh trong khoảng 2018 – 2022. Có thể đưa ra 2 lời giải thích đối với hiện tượng này. Thứ nhất, mang tính chiến lược, việc Nga lấy lại bán đảo Crimea đã tác động vào nhận thức của nhiều nước, đặc biệt là các nước Trung và Tây Âu. Thứ 2 là liên quan đến chính sách tiền tệ hỗ trợ do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện, cho phép các nước châu Âu trong khu vực đồng euro được hưởng lợi từ các điều kiện tài chính tốt hơn đối với nợ công của họ bằng cách nới lỏng ràng buộc ngân sách. Do đó, mức chi tiêu của châu Âu năm 2022 cao hơn 35% so với năm 2014.

So sánh với các khu vực khác, các nước châu Âu thể hiện sự nhạy cảm hơn đối với các ràng buộc về kinh tế. Đặc điểm cơ bản này là một trong những đặc trưng rõ nét của khu vực này. Chi phí của khu vực châu Mỹ, trong đó Mỹ chiếm 90%, chủ yếu do dính líu vào các cuộc xung đột. Chi tiêu của Mỹ tăng mạnh mỗi khi họ thực hiện các cam kết quân sự của mình, đồng thời cũng giảm nhanh sau mỗi lần rút quân hoặc vì các lý do kinh tế.

Mất cân đối

Tính chất chu kỳ trong chi tiêu của các nước châu Âu được giải thích bởi các nguyên tắc nền tảng khác biệt với phần còn lại của thế giới. Sự kết hợp của sự kiện Crimea và mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia, với việc nới lỏng ràng buộc ngân sách của ECB, mang đến một cơ hội cho lĩnh vực quốc phòng: trong bối cảnh ngân sách thuận lợi, khi quy mô của các mối đe dọa tăng thì nhu cầu cũng ngày càng tăng.

Châu Âu vật vã với bài toán chi tiêu quốc phòng - Hình 3
Trụ sở của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ở Solna, Thụy Điển.

Năm 2014, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ở Newport, xứ Wales, các quốc gia NATO đã cam kết đẩy mạnh nỗ lực phòng thủ để đạt chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024 (với những nước chưa đạt mức chỉ tiêu này). Tỷ lệ này được NATO đưa ra để các thành viên cùng nhau chia sẻ một cách công bằng gánh nặng về an ninh. Tiêu chí này còn được bổ sung bởi một tiêu chí khác yêu cầu các đồng minh phải chi ít nhất 20% ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị.

Các số liệu của NATO chỉ ra rằng trong giai đoạn 2014 – 2022, trung bình các quốc gia NATO đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 1,37% lên 1,78%. Cùng trong giai đoạn này, ngân sách dành cho trang thiết bị cũng có xu hướng tăng nhanh, từ 12,92% lên 27,14%. Do chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu nên các quốc gia thành viên NATO đều đã có những nỗ lực ngân sách đáng kể. Ví dụ, Litva đã tăng nỗ lực quốc phòng từ 0,9% vào năm 2014 lên gần 2,4% vào năm 2022 và ngân sách dành cho trang thiết bị đã tăng từ 14,1% lên 30,5%, do đó hiện nay quốc gia này đã đáp ứng được cả 2 tiêu chí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nỗ lực ngân sách được ghi nhận từ năm 2014 là không đồng đều ở châu Âu. Tính trung bình, 27 quốc gia thành viên EU tăng 35% nhưng có sự chênh lệch khổng lồ giữa Litva (tăng 277%) và Ireland (tăng 10%). Pháp (tăng 13%) cùng xếp phía cuối danh sách (tăng dưới 15%) với Áo, Ireland và Anh. Ở chiều ngược lại, có 6 quốc gia tăng gấp đôi (thậm chí hơn) ngân sách quốc phòng là Slovakia, Romania, Luxembourg, Hungary, Latvia và Litva. Cùng trong thời gian này, ngân sách của Nga tương đối ổn định (tăng 7%) với lý do chủ yếu là giá khí đốt giảm trong giai đoạn 2014 – 2021.

Một sự giải thích hợp lý là ở khoảng cách của các quốc gia với mối đe dọa từ Nga. Những quốc gia có ngân sách quốc phòng tăng mạnh nhất là những nước ở gần nước Nga. Tất nhiên, sự giải thích này không thể hiện được đầy đủ những biến chuyển trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng. Ví dụ như Ba Lan, nước này có cùng mức độ tăng trưởng ngân sách quốc phòng như Malta (khoảng 70%) trong khi nước này có đường biên giới chung với Nga và khoảng cách từ thủ đô của Ba Lan đến Moscow chưa bằng một nửa khoảng cách từ Moscow đến thủ đô của Malta. Các yếu tố chính trị, nhất là bầu cử, đóng vai trò chính trong việc giải thích những diễn biến gần đây.

Một số quốc gia, nhất là các nước Baltic hay Ba Lan, luôn coi mối đe dọa từ Nga là một ưu tiên hiển nhiên, trong khi Pháp và Anh dành ưu tiên nhiều hơn cho cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia. Hơn nữa, vị thế của 2 quốc gia này vào thời điểm năm 2014 tốt hơn nhiều so với phần lớn các quốc gia châu Âu khác. Để minh chứng, trong NATO, Pháp và Anh đã vượt qua chỉ tiêu trung bình về chi tiêu quốc phòng và chi tiêu cho trang thiết bị trong cả năm 2014 và 2022. Nước Đức dù đã có những nỗ lực tiệm cận với mức trung bình của châu Âu trong giai đoạn 2014 – 2022 nhưng hiện vẫn nằm ở phần dưới của các bảng thống kê. Cuối cùng, mặc dù các nước châu Âu đều đã tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc chia sẻ gánh nặng trong NATO vẫn còn mất cân bằng: cách hành xử theo kiểu “hành khách trốn vé” vẫn tồn tại và an ninh chung chủ yếu do một số nước lớn đảm trách như Mỹ, hay ở mức độ ít hơn là Anh và Pháp.

“Cú sốc điện”

Cuộc chiến ở Ukraine dường như là một cú sốc điện: Các nước châu Âu nhận ra hàng loạt những thiếu sót năng lực của mình, đặc biệt trong việc tập hợp lực lượng lớn để đối phó với một cuộc chiến tranh cường độ cao. Rất nhanh sau khi cuộc chiến bắt đầu, nhiều quốc gia đã thể hiện quyết tâm tăng mạnh chi tiêu quốc phòng như Ba Lan, Anh hay các nước Baltic. Những tuyên bố này được đi kèm với các đơn đặt hàng lớn về thiết bị và đạn dược, thường là từ các nhà sản xuất ngoài châu Âu (Đức mua máy bay quân sự của Mỹ, Ba Lan lựa chọn xe bọc thép của Hàn Quốc). Nhìn chung, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, châu Âu trở thành khu vực tăng ngân sách quốc phòng nhiều nhất thế giới.

Tuy nhiên, phát triển các lực lượng vũ trang sẽ đòi hỏi những nỗ lực ngân sách có tính lâu dài. Và có ít nhất 3 yếu tố tiềm ẩn nguy cơ hạn chế khả năng phục hồi của lĩnh vực quốc phòng trong ngắn hạn và trung hạn. Đó là lạm phát, vốn đang trong mức cao ở châu Âu; tình hình kinh tế chung suy giảm – do những bất ổn quốc tế như lệnh trừng phạt Nga, phục hồi kinh tế hậu COVID-19 ở Trung Quốc hay là cả chính sách bảo hộ của đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ; và cuối cùng là tình trạng nợ công tràn lan tại các quốc gia châu Âu. Vừa giải quyết các vấn đề nội tại, vừa đảm bảo bài toán tăng ngân sách quốc phòng đáp ứng yêu cầu chung là một trong những thách thức không dễ đi tìm lời giải của nhiều quốc gia châu Âu hiện nay

Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu

Nắng nóng và nhiệt độ tăng cao trong những ngày qua là nguyên nhân khiến cháy rừng tại nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thảm họa.

Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu - Hình 1
Lính cứu hoả nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Baiao, phía Bắc Bồ Đào Nha, ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại nhiều khu vực ở Tây Ban Nha, các nhân viên hộ đang phải vật lộn để kiểm soát một số đám cháy rừng sau nhiều ngày nhiệt độ liên tục tăng trên 40 độ C, thậm chí có ngày lên tới 45,7 độ C. Viện Y tế Carlos III cho biết đã có 360 trường hợp tử vong liên quan đến đợt nắng nóng vài ngày qua. Trên trang Twitter ngày 16/7, cơ quan tình trạng khẩn cấp tỉnh Malaga cho biết ít nhất 3.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà sau khi đám cháy rừng xảy ra gần Mijas - một thị trấn nổi tiếng với khách du lịch Bắc Âu, bắt đầu lan rộng.

Tại vùng Extremadura, lực lượng cứu hộ đã phải huy động trực thăng phun nước sau khi khoảng 3.000 ha rừng bị lửa tấn công, buộc 2 ngôi làng phải sơ tán và đe dọa công viên quốc gia Monfrague gần đó. Hiện, tại các khu vực miền Trung như Castilla, Leon và Galicia ở Tây Bắc, nhiều đám cháy cũng đã xuất hiện.

Trong khi đó, tại tỉnh Gironde, Pháp, hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa cũng đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy rừng bùng phát trong ngày thứ 5 liên tiếp.

Phát biểu trước báo giới, ông Vincent Ferrier, Quận Phó Langon thuộc Gironde cho biết đám cháy sẽ tiếp tục lan rộng nếu không được kiểm soát kịp thời. Tính tới ngày 16/7, hơn 10.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở Gironde, tăng gần 3.000 ha chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đám cháy lớn gần khu nghỉ dưỡng Arcachon, nằm ở ven biển Đại Tây Dương đã được dập tắt.

Hiện hơn 1/3 các cơ quan hành chính và tiểu khu của Pháp phải đối mặt với cảnh báo "màu cam" và người dân được yêu cầu cảnh giác trước đợt nắng nóng tại Pháp dự kiến sẽ đạt đỉnh trên 40 độ C vào ngày 18/7.

Còn tại Bồ Đào Nha, nhiệt độ ngày 16/7 đã giảm sau nhiều ngày liên tục ở mức 40 độ C, cho phép nhân viên cứu hỏa và người dân có thời gian nghỉ ngơi sau nhiều ngày vất vả ứng phó nạn cháy rừng. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Quốc gia về Bảo vệ Dân sự của Bồ Đào Nha, ông Andre Fernandes, khẳng định "sẽ giữ cảnh giác cao độ vào cuối tuần này", ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp.

Theo số liệu thống kê từ Viện Bảo tồn Thiên nhiên và Rừng trong hơn 6 tháng tính đến giữa tháng 6/2022, Bồ Đào Nha đã ghi nhận hơn 39.550 ha rừng bị tàn phá. Chỉ trong tuần trước, gần 2/3 diện tích rừng này đã cháy. Trong đợt nắng nóng tuần qua, Bộ Y tế Bồ Đào Nha cho biết 238 người đã tử vong liên quan đến nắng nóng, trong đó hầu hết là người cao tuổi với tình trạng sức khỏe yếu từ trước.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái LanVụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan
18:31:28 10/12/2024
Australia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết ngườiAustralia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chết người
05:12:02 12/12/2024
4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
22:07:30 11/12/2024
Nvidia bị điều tra ở Trung QuốcNvidia bị điều tra ở Trung Quốc
07:13:38 11/12/2024
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại MỹThách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ
05:59:08 12/12/2024
Hé lộ động cơ của nghi phạm sát hại CEO công ty bảo hiểm MỹHé lộ động cơ của nghi phạm sát hại CEO công ty bảo hiểm Mỹ
22:02:31 11/12/2024
"Ngày tận thế" của TikTok tại Mỹ đang kéo đến?"Ngày tận thế" của TikTok tại Mỹ đang kéo đến?
22:27:33 11/12/2024
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
09:14:08 11/12/2024

Tin đang nóng

Chủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoinChủ tịch 'chôm' gần 2 tỷ đồng quỹ công đoàn đi chơi bitcoin
13:06:43 12/12/2024
Phát hiện thi thể thanh niên trong phòng trọ ở Hà NộiPhát hiện thi thể thanh niên trong phòng trọ ở Hà Nội
12:19:17 12/12/2024
NSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hônNSƯT Chí Trung 'sốc toàn tập', sụt 10kg khi vợ cũ Ngọc Huyền nói ly hôn
13:00:36 12/12/2024
Vụ Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo 5.200 tỷ đồng được khám phá như thế nào?Vụ Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo 5.200 tỷ đồng được khám phá như thế nào?
10:57:28 12/12/2024
Sao nữ Vbiz vừa lấy chồng 3 ngày đã buồn bã khóc lóc, nghe lý do ai cũng đồng cảmSao nữ Vbiz vừa lấy chồng 3 ngày đã buồn bã khóc lóc, nghe lý do ai cũng đồng cảm
10:33:06 12/12/2024
HOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủngHOT: Selena Gomez bất ngờ thông báo đính hôn, khoe nhẫn kim cương cỡ khủng
12:54:28 12/12/2024
Thầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phuiThầy hiệu trưởng trường mầm non đặt camera quay lén trong nhà vệ sinh, nhiều tình tiết gây sốc được phanh phui
14:36:23 12/12/2024
Quen qua mạng, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 9 tỷ đồngQuen qua mạng, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 9 tỷ đồng
13:09:49 12/12/2024

Tin mới nhất

Tiết lộ cách ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine

Tiết lộ cách ông Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine

15:26:35 12/12/2024
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã khuyến cáo Ukraine nên thận trọng trong các cuộc đàm phán với Nga, chờ đến khi họ cảm thấy đủ mạnh để đối thoại từ thế chủ động.
Tiềm năng 'ngoại giao hóa thạch khủng long' của Trung Quốc

Tiềm năng 'ngoại giao hóa thạch khủng long' của Trung Quốc

15:21:51 12/12/2024
Tương tự, theo Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS), Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai quốc gia đã đặt tên cho nhiều loài khủng long nhất, với hơn 320 loài mỗi nước.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?

14:31:46 12/12/2024
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng

Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng

14:30:36 12/12/2024
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Giám đốc điều hành (CEO) của Tạp chí Phố Wall, Bộ trưởng Yellen bày tỏ lo ngại chiến lược nói trên có thể làm chệch hướng tiến trình kiềm chế lạm phát thời gian qua, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Tổng thống Pháp chạy đua với thời gian chỉ định thủ tướng mới

Tổng thống Pháp chạy đua với thời gian chỉ định thủ tướng mới

13:47:23 12/12/2024
Lãnh đạo đảng cực hữu đảng Tập hợp quốc gia (RN) và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI) không được mời tham gia cuộc đàm phán này. Đây là hai đảng đã hợp tác để lật đổ ông Barnier.
Ông Trump nêu ưu tiên hàng đầu trên trường quốc tế sau khi nhậm chức

Ông Trump nêu ưu tiên hàng đầu trên trường quốc tế sau khi nhậm chức

10:50:07 12/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nêu ưu tiên hàng đầu ông sẽ thực hiện sau khi chính thức trở lại Nhà Trắng vào năm tới.
Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc rút quân của Nga khỏi Syria

Ảnh vệ tinh hé lộ cuộc rút quân của Nga khỏi Syria

10:40:33 12/12/2024
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga dường như đã bắt đầu rút lực lượng khỏi Syria sau khi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ cuối tuần qua.
Trăn khổng lồ xuất hiện trên đường ngập nước sau trận mưa lớn

Trăn khổng lồ xuất hiện trên đường ngập nước sau trận mưa lớn

10:31:10 12/12/2024
Người dân sống tại tỉnh Pattani, Thái Lan, đã phải rùng mình khi nhìn thấy một con trăn cỡ lớn xuất hiện trên đường ngập nước sau cơn mưa lớn.
Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân

Xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân

10:23:37 12/12/2024
Xung đột Ukraine có thể leo thang và thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cảnh báo.
Nga lên tiếng về tình hình Syria sau khi cho Tổng thống Assad tị nạn

Nga lên tiếng về tình hình Syria sau khi cho Tổng thống Assad tị nạn

10:16:22 12/12/2024
Khi được hỏi về số lượng quân nhân Nga vẫn đồn trú tại Syria, người phát ngôn Điện Kremlin đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể, cho biết rằng thông tin như vậy chỉ có thể do các quan chức quân sự cung cấp.
Ông Trump: Nga, Ukraine phải ngừng bắn ngay lập tức

Ông Trump: Nga, Ukraine phải ngừng bắn ngay lập tức

08:48:23 12/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói với hai nhà lãnh đạo Ukraine và Pháp rằng ông muốn chấm dứt cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow càng sớm càng tốt.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

08:24:40 12/12/2024
Về vấn đề Syria, ông Trump nhắc lại lời kêu gọi của Chính phủ Mỹ không can thiệp vào quốc gia Trung Đông này, sau khi phe đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Có thể bạn quan tâm

Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Cặp sao Việt tái hợp sau 16 năm khiến dân tình sốc visual, toàn "chiến thần hack tuổi" còn sang chảnh miễn bàn

Phim việt

15:34:42 12/12/2024
Một trong số những tựa phim truyền hình Việt nhiều drama và được quan tâm nhiều nhất nhì thời điểm hiện tại phải kể đến Tiểu Tam Không Có Lỗi.
Kim Soo Huyn 'bắt cá' mới, 'ăn đứt' Kim Ji Won, chủ động làm điều này?

Kim Soo Huyn 'bắt cá' mới, 'ăn đứt' Kim Ji Won, chủ động làm điều này?

Sao châu á

15:27:10 12/12/2024
Vào tối ngày 11/12, một blogger bên Trung Quốc đã đăng tải đoạn video bắt gặp Kim Soo Huyn đang tình tứ cùng 1 cô gái lạ tại concert. Video này đã mau chóng leo lên top 1 hotsearch bên Trung.
Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"

Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang: "Cần có chế tài để kéo Trấn Thành về hiện thực"

Sao việt

15:19:55 12/12/2024
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang, việc Trấn Thành liên tục có phát ngôn gây tranh cãi trong thời gian qua là câu chuyện chuẩn mực trong ứng xử và đạo đức người nghệ sĩ.
Đại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu view

Đại gia giàu nức tiếng lái siêu xe đưa vợ đi họp báo, ánh mắt nhìn bà xã thế nào mà có ngay 2 triệu view

Hậu trường phim

15:13:40 12/12/2024
Góp mặt trong sự kiện ra mắt dự án Nụ hôn bạc tỷ, đại gia Minh Nhựa và bà xã Mina chiếm spotlight vì khoảnh khắc tình tứ như tổng tài trong truyện ngôn tình.
"Hoàng tử bé" nước Nhật đã lớn: Bước qua tuổi 18 với thông tin vô cùng gây bất ngờ

"Hoàng tử bé" nước Nhật đã lớn: Bước qua tuổi 18 với thông tin vô cùng gây bất ngờ

Netizen

14:53:33 12/12/2024
Hoàng tử Hisahito của Nhật Bản, là người thừa kế ngai vàng tương lai đã có những dự định tương lai sau khi tốt nghiệp trung học.
Chọn trang phục vải tweed sang trọng cho mùa lễ hội

Chọn trang phục vải tweed sang trọng cho mùa lễ hội

Thời trang

13:24:24 12/12/2024
Áo khoác vải tweed (jacket tweed) là một món đồ thiết yếu cho tủ quần áo mùa lạnh, có thể phối nhiều trang phục khác nhau. Với thiết kế hiện đại mang phong cách công sở, áo không chỉ tôn lên sự sang trọng mà còn giữ được sự thoải mái ch...
Thêm một MV về Pickleball cạnh tranh với Anh Trai bị chê cười khắp MXH: Tưởng đâu nhạc quảng bá du lịch Tết!

Thêm một MV về Pickleball cạnh tranh với Anh Trai bị chê cười khắp MXH: Tưởng đâu nhạc quảng bá du lịch Tết!

Nhạc việt

12:50:20 12/12/2024
Cứ ngỡ không ai đủ trình để đối đầu với Pickleball của Đỗ Phú Quí thì mới đây, dân tình đã tìm ra một ca khúc khác có tên gọi là... I Love Pickleball, được thể hiện bởi Cát Tiên.
Thu lợi bất chính 170 tỷ, Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 rửa tiền như thế nào?

Thu lợi bất chính 170 tỷ, Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 rửa tiền như thế nào?

Pháp luật

12:41:34 12/12/2024
Để che giấu nguồn gốc hơn 170 tỷ đồng do khai thác trái phép tại mỏ cát, ông Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Trung Hậu 68) đã sử dụng những chiêu trò tinh vi.
Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

Bộ Y tế: Bám sát diễn biến dịch bệnh bí ẩn tại Congo

Sức khỏe

12:07:29 12/12/2024
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị đang theo dõi và bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh mới tại Congo.
Đang đi chơi pickleball thì bị đồn là bạn gái Văn Toàn, hot girl Hải Dương đăng cả ảnh Hoà Minzy đính chính

Đang đi chơi pickleball thì bị đồn là bạn gái Văn Toàn, hot girl Hải Dương đăng cả ảnh Hoà Minzy đính chính

Sao thể thao

11:38:59 12/12/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, hot girl Nguyễn Nụ - em gái ruột của tiền đạo Nguyễn Văn Toàn khiến dân mạng chú ý khi chia sẻ bức ảnh tạo dáng cực xinh trên sân pickleball.
Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

Sáu 'khoảnh khắc' khoa học quan trọng trong năm 2024 sẽ định hình tương lai

Lạ vui

11:26:12 12/12/2024
Từ các đại dương trên những hành tinh xa xôi đến bản đồ chi tiết về bộ não ruồi giấm, những phát hiện này đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới.