Châu Âu tiếp tục phát hiện nhiều ca lây nhiễm COVID-19 từ ổ dịch lò mổ
Sau khi các lò mổ ở Đức trở thành điểm nóng COVID-19, mới đây Áo cũng xuất hiện nhiều ca lây nhiễm mới từ các cơ sở chế biến thịt.
Các trường hợp mắc COVID-19 vừa xuất hiện tại 3 lò mổ lớn ở Áo. 2 trong số các công ty chế biến thịt này nằm không xa với biên giới Đức. Theo Đội Quản lý khủng hoảng bang Obersterreich (Áo) xác nhận, tổng cộng có 10 nhân viên lò mổ và 13 người từ khu vực xung quanh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Các lò mổ này nằm ở thị trấn Ried im Innkreis, quận Braunau, phía Nam biên giới Đức và ở quận Wels-Land – cách Ried 50 km về phía Đông nam. Hiện các nhân viên lò mổ khác cũng đang được xét nghiệm.
Sau Đức, Áo cũng có các ca lây nhiễm đầu tiên từ ổ dịch lò mổ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo tờ Kronen, Áo hiện chưa có kế hoạch cho việc đóng cửa nhà máy.
Hồi tháng 6, hơn 1.400 nhân viên công ty chế biến thịt Tnnies ở bang Bắc Rhine-Westphalia (Đức), có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Vụ việc cũng gây ra nhiều tranh luận về điều kiện làm việc và sinh hoạt của những người lao động làm việc tại đây.
Hôm 17/6, theo CNN, hãng Tonnies thông báo tạm thời đóng cửa cơ sở chế biến thịt ở Guetersloh, nằm giữa 2 thành phố Dortmund và Hannover, thuộc bang North Rhine-Westphalia, khi 650 công nhân làm việc tại các lò mổ tại đây mắc COVID-19.
Bộ trưởng Nông nghiệp Áo Elisabeth Kstinger nhấn mạnh: “K hông thể so sánh các công ty chế biến thịt của Áo với các công ty ở Đức“. Theo ông Kstinger, các cơ sở giết mổ trung bình ở Áo chỉ có 400 nhân viên, được tuyển dụng trong điều kiện chặt chẽ hơn.
Hiện các lò mổ này được yêu cầu thu thập thông tin của tất cả những người tại cơ sở kinh doanh. Một số lượng lớn nhóm lao động làm việc tại các nhà máy chế biến thịt ở Đức và Áo chủ yếu là người Đông Âu.
Hy vọng vaccine Covid-19 Đức sau thử nghiệm trên người
Vaccine Covid-19 được phát triển bởi công ty BioNTech, Đức và hãng dược Pfizer của Mỹ cho thấy tiềm năng, có thể dung nạp tốt sau giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng.
BioNTech cho biết, kết quả thử nghiệm hai liều vaccine BNT162b1 trên 24 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy sau 28 ngày họ đã phát triển kháng thể Covid-19 cao hơn so với những người bị nhiễm bệnh. Hai liều được tiêm cách nhau 3 tuần.
Với những người được dùng nhiều hơn hai liều, có 3 trong số 4 người biểu hiện sốt ngắn.
BNT162b1 là một trong số 17 loại vaccine đang được thử nghiệm trên người trong cuộc đua toàn cầu tìm kiếm vaccine Covid-19. Đây cũng là một trong 4 loại vaccine cho kết quả khả quan sau giai đoạn thử nghiệm trên người. Ba loại còn lại là vaccine của công ty dược phẩm Moderna, CanSino Biologics và Inovio.
"Kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu cho thấy hoạt động miễn dịch của vaccine và các phản ứng miễn dịch này khá mạnh mẽ", ông Ugur Sahin, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của BioNTech nói.
Các thử nghiệm vaccine ở người giai đoạn đầu được thiết kế để đo nồng độ kháng thể và các dấu hiệu miễn dịch khác trong máu như là một chỉ số về sự sẵn sàng của cơ thể để đáp ứng miễn dịch, chống lại virus gây bệnh.
Ông cho biết các thử nghiệm ở quy mô lớn hơn đang được chuẩn bị để cho thấy liệu vaccine này có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm nCoV hay không.
Hiện vẫn chưa có loại vaccine Covid-19 nào được cấp phép lưu hành ra thị trường. Các hãng dược phẩm vẫn đang trong cuộc đua triển khai các thử nghiệm lớn hơn để xem kết quả miễn dịch và khả năng chống lại nCoV của các tình nguyện viên trong thời gian dài.
BioNTech và Pfizer sẽ chọn ra bốn loại vaccine tiềm năng nhất của họ để thực hiện thử nghiệm trên 30.000 tình nguyện viên khỏe mạnh. Nếu được "bật đèn xanh" thử nghiệm có thể bắt đầu ở Mỹ và châu Âu vào cuối tháng 7.
Sau đó, nếu được cấp phép, họ sẽ tiến tới sản xuất 100 triệu liều vào cuối năm 2020 và 1,2 tỷ liều khác vào cuối năm 2021 tại các nhà máy ở Đức và Mỹ.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu ba loại vaccine tiềm năng khác của BioNTech vẫn chưa được công bố.
Thủ tướng Đức kêu gọi 27 nước EU đoàn kết, chung tiếng nói dứt khoát với Trung Quốc Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) phải có cùng tiếng nói trong các vấn đề với Trung Quốc, nếu muốn đạt được những thỏa thuận tham vọng nhằm bảo đảm lợi ích của liên minh này. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nước thành viên nên "có cùng tiếng nói" trong các vấn đề với...