Chật vật trong ngày nắng nóng kỉ lục, phụ huynh – học sinh than trời sau ‘kì nghỉ Tết dài nhất lịch sử’
Phụ huynh chờ con vài phút nhưng phải tìm nơi trốn vì trời nắng nóng dù họ không được Sao đỏ hay bất kì ai ‘gợi ý’ tìm chỗ mát khi đứng trước cổng trường.
Thời gian nghỉ học quá dài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời điểm đi học lại cũng là mùa nắng nóng đổ bộ trên toàn quốc khiến học sinh khắp nơi tá hỏa.
Phụ huynh vật vã chờ con tan trường trong ngày nắng nóng, do lo sợ ảnh hưởng của tia UV, một số người ăn mặc kín bưng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Theo ghi nhận, đợt nắng nóng lần này sẽ dịu dần trên toàn quốc, ở một số địa phương sẽ bắt đầu có mưa từ chiều nay 22/5.
Không chỉ học sinh, giáo viên mà phụ huynh khắp nơi cũng bắt đầu thấm đòn sau ‘kì nghỉ Tết dài nhất lịch sử’. Nếu không có dịch bệnh, thời điểm này học sinh trên toàn quốc đã bắt đầu kì nghỉ hè dài 3 tháng.
Nhiều người tranh thủ tận dụng bóng râm sân trường trong thời gian chờ con, cháu tan học. ‘Nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 50 độ thì người lớn tuổi như các cô chú rất lo. Trước đây mong các cháu sớm đi học lại giờ thì thấy thời tiết khắc nghiệt như thế này, học hành vất vả quá’ – chú Trung (nhà ở Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng) than.
Với học sinh cấp 2, cấp 3 không tổ chức học bán trú, thời điểm tan trường – vào lớp phải đối diện với sức nóng cao điểm. Nhiều trường bắt đầu có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng như: điều chỉnh giờ học, giờ tan trường…
Nghỉ liên tục thời gian dài, trở lại trường ngoài việc quên kiến thức nhiều học sinh còn phải đối diện với sự thay đổi của thời tiết. Dự kiến năm nay, thời gian nghỉ hè sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 1 tháng.
Video đang HOT
Vào khung giờ 11h trưa; 1h30 phút chiều đây được xác định là thời gian chỉ số tia UV tăng cao, nếu không có biện pháp hạn chế tiếp xúc sẽ có nguy cơ bị các bệnh về da. Ở các trường học, đây cũng là thời điểm phụ huynh, học sinh chật vật đưa đón con đến trường – về nhà.
Một nữ sinh trường THCS Lý Thường Kiệt ở Đà Nẵng nhăn nhó vì không chịu nổi nắng nóng.
Nắng nóng cộng với việc đeo khẩu trang để phòng dịch càng khiến cho nhiều học sinh cảm thấy bức bí, khó chịu.
Học kì 2 diễn ra ở thời gian ‘mùa hè’ sẽ là học kì không thể quên với học sinh các cấp năm nay.
Cùng xem một số hình ảnh khác.
Photo: Trọng Hiếu
Giáo viên ở TP.HCM chọn sách giáo khoa lớp 1 nào cho học sinh?
Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhiều trường tiểu học ở TP.HCM đã giao các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới cho giáo viên, phụ huynh tham khảo.
Học sinh tại một trường tiểu học ở TP.HCM đang tìm hiểu về bộ sách Chân trời sáng tạo của NXB Giáo dục Việt Nam - NGUYỄN LOAN
Trường sau đó đã họp hội đồng để đưa ra lựa chọn phù hợp với điều kiện học sinh của từng trường và theo vùng, miền.
Chọn sách dựa trên tình hình thực tế vùng, miền
Chia sẻ về việc chọn sách giáo khoa (SGK) mới cho học sinh (HS) lớp 1 trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Phú, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trương Quyền (Q.3), cho biết trường đã chọn xong sách và báo cáo lên phòng giáo dục từ tháng 4.
Theo ông Phú, trong khi HS nghỉ học thì giáo viên (GV) của trường đã tham khảo, đánh giá từng bộ sách trước khi hội đồng nhà trường họp đưa ra quyết định.
"Sở đã đưa xuống cho các trường 5 bộ sách để lựa chọn trong thời điểm dịch bệnh nên GV luân phiên mang về nhà đọc vì lúc này không thể tập trung đông người ở trường. Toàn bộ GV cả 5 khối đã cùng tham gia nghiên cứu, chứ không riêng gì GV khối 1. Sau đó, hội đồng nhà trường đã họp để lấy ý kiến từng người, từng tổ, và cả ý kiến của phụ huynh, HS trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên ý kiến của số đông", ông Nguyễn Văn Phú chia sẻ.
Không những thế, trước khi chọn sách, ông Phú cũng cho biết hiệu trưởng nhiều trường tiểu học cũng tham khảo ý kiến của nhau, của các trường tương đồng trong quận để có lựa chọn phù hợp.
Nhận xét về 5 bộ SGK mới cho HS lớp 1, ông Phú nói: "Theo tôi thì mỗi bộ sách có một cái hay riêng. Tuy nhiên, khi lựa chọn thì chúng tôi dựa trên tình hình thực tế và quyết định lựa chọn bộ sách của thành phố mình vì nó phù hợp với học sinh thành phố, có nhiều nội dung thực tế, phù hợp hơn", ông Phú nói và cho biết phần lớn GV trong trường đề cử chọn bộ Chân trời sáng tạo nên trường đã quyết định chọn bộ sách này cho chương trình dạy của trường.
Dù đã lựa chọn xong, nhưng theo ông Phú, năm học tới, khi triển khai, trường sẽ ghi nhận thêm từ thực tế dạy học để có những điều chỉnh phù hợp. GV cũng sẽ được tập huấn chương trình mới trước khi giảng dạy.
"Việc dạy học theo bộ SGK này còn mới, nên chúng tôi sẽ vừa dạy vừa bám sát hướng dẫn của phòng, Sở GD-ĐT thành phố. Trường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, khó khăn, vướng mắc ở đâu thì sẽ đưa ý kiến và xin chỉ đạo ở đó", ông Phú cho biết.
Phụ huynh tin tưởng vào sự lựa chọn của giáo viên ?
Theo phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.Gò Vấp, 100% GV của trường, đặc biệt là những GV đang dạy khối 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 luân phiên mang tất cả các bộ sách mới về nhà để tìm hiểu và đưa ra ý kiến. 17 người trong ban đại diện phụ huynh của trường cũng tham gia vào quá trình chọn sách. Ngoài ra, những GV chuyên về lĩnh vực nào thì lập thành nhóm về môn học đó cùng tham khảo, đưa ra quyết định chung.
"Sau khoảng 2 tuần tìm hiểu, phần lớn GV của trường đều đồng ý chọn bộ Chân trời sáng tạo gồm 9 cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam. Còn về phía phụ huynh, nhiều người cũng tham gia đóng góp ý kiến, trong đó bộ sách này được phụ huynh đánh giá có hình thức đẹp, bắt mắt, còn về nội dung thì họ tin tưởng vào sự lựa chọn của GV, những người có chuyên môn giảng dạy lâu năm", vị phó hiệu trưởng này chia sẻ.
Tương tự, nhiều trường tiểu học khác ở TP.HCM cũng đã hoàn thành việc chọn SGK mới cho HS lớp 1. Ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), cho biết trường đã chọn bộ Chân trời sáng tạo cho chương trình giảng dạy vào năm sau. Sau khi chọn xong, trường đã báo cáo lên phòng GD-ĐT.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Mê Linh (Q.3), cũng cho biết đã lấy ý kiến GV, phụ huynh và họp hội đồng nhà trường để quyết định chọn SGK mới.
Trước đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu kết quả chọn SGK ở tất cả các địa phương trên cả nước phải có trước 20.5 để kịp đưa vào giảng dạy từ năm học tới. Bộ đề nghị các trường học sau khi chọn SGK phải cung cấp thông tin đến các NXB có SGK đã lựa chọn để phối hợp bồi dưỡng GV sử dụng sách và triển khai kế hoạch phát hành, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời SGK trước năm học mới 2020 - 2021.
Hiện tại 5 bộ SGK Bộ GD-ĐT công bố được sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2020 - 2021, bao gồm 4 bộ của NXB Giáo dục Việt Nam gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Ngoài 4 bộ SGK trên, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 1 bộ SGK Cánh diều. Đây là bộ sách được thực hiện bởi chủ trương xã hội hóa trong biên soạn SGK, là sản phẩm hợp tác giữa 3 đơn vị: NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM và Công ty đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam. - Tuệ Nguyễn
Bộ sách Chân trời sáng tạo chiếm ưu thế
Ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng GD Q.Tân Phú, cho biết thực hiện theo thông tư của Bộ GD-ĐT, mỗi trường tiểu học thành lập hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 độc lập, lấy ý kiến đề xuất, phản biện của các thành phần tham gia là GV, tổ trưởng bộ môn, ban đại diện cha mẹ HS... Từ kết quả lựa chọn của các trường, phòng GD thống kê kết quả có 17 trường lựa chọn bộ sách Chân trời sáng tạo và 2 trường lựa chọn bộ sách Cánh diều.
Theo thống kê của Q.Tân Bình, 70% số trường tiểu học chọn bộ sách Chân trời sáng tạo, 30% số trường còn lại chọn bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD Q.Tân Bình, cho biết theo các trường, lý do lựa chọn những bộ sách nói trên do có cách tiếp cận nhẹ nhàng, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi, phù hợp với văn hóa đặc trưng của HS TP.HCM.
Lãnh đạo Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh) cũng cho hay GV tiếp cận với 5 bộ sách lớp 1 và cùng thảo luận, đưa ra những nhận xét về cách tiếp cận, ngôn ngữ, hình ảnh, ưu và nhược điểm. GV của trường đánh giá cao bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. - Bích Thanh
Con ôn thi trong những nỗi lo Vừa là phụ huynh vừa là cô giáo, nhìn cách học, cách thi của các em trong nhiều năm gần đây, điều khiến tôi suy nghĩ nhất, trăn trở nhất là làm sao để giảm tải được áp lực cho các em? Nhưng thực tế các con luôn học, ôn thi trong những nỗi lo. Học sinh lớp 12 Trường THPT Trưng Vương...