Chàng trai trẻ biến chứng sau 7 năm tiểu đường
Nam thanh niên 22 tuổi, quốc tịch Lào, mệt lả, vật vã, được đưa vào Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.
Chàng trai mắc bệnh tiểu đường 7 năm nay, điều trị bằng insulin thường xuyên. Insulin là hormone có tác dụng chuyển hóa carbohydrate, mô mỡ thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Trước khi nhập viện hai ngày, anh bị ho, đau họng, được điều trị kháng sinh tại nhà. Ngày 12/12/2020, bệnh chuyển nặng, bệnh nhân hôn mê, được đưa tới Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.
Bác sĩ điều trị ngày 7/1 cho biết bệnh nhân bị viêm phổi và nhiễm toan ceton. Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường, xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, làm sản sinh quá nhiều acid trong máu và gây rối loạn nặng trong chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate. Nhiễm toan ceton gây nguy hiểm tính mạng khi không xử trí kịp thời.
Người bệnh được đặt nội khí quản thở máy, áp dụng phác đồ điều trị nhiễm toan ceton gồm bù dịch, điện giải, cân bằng kiềm toan, kiểm soát đường huyết… Sau 3 ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, rút ống nội khí quản. 12 ngày sau, đường huyết của người bệnh ổn định, hết sốt, chức năng cơ thể bình thường.
Ngày 7/1, người bệnh ra viện, điều trị thuốc theo đơn và theo dõi tại nhà.
Nam thanh niên được bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tư vấn dùng thuốc. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Thy Khê, Hội nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nhiễm toan ceton có tỷ lệ mắc mới khoảng 4.6-8 trên 1.000 bệnh nhân một năm. Nhiễm toan ceton thường gặp ở đái tháo đường type 1 nhiều hơn type 2. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong của nhiễm toan ceton là 2-5%, có thể lên đến 14% ở một số nước khác.
Khi nhiễm toan ceton, bệnh nhân có các triệu chứng báo động như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút gia tăng rõ rệt hoặc cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn ói, ói mửa, đau bụng; chất ói có màu nâu, có máu thường, thở nhanh, mất nước và một số dấu hiệu khác. Lúc này, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị càng sớm càng tốt.
Biểu hiện ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang diễn tiến trong bạn
Tỷ lệ ca nhiễm tiểu đường trên thế giới tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa nhưng nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng nặng.
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường trên toàn cầu (2017), dự báo con số này sẽ là 629 triệu vào năm 2045.
Một trong những yếu tố nguy hiểm của căn bệnh là diễn tiến âm thầm. Bởi vậy, nhiều người tiếp tục duy trì các thói quen sinh hoạt khiến bệnh trầm trọng hơn.
Vết thương khó lành là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Wetreatfeet
Ông Li, 55 tuổi, người Trung Quốc, không bao giờ ngờ rằng vết loét ở bàn chân của mình do bệnh tiểu đường gây ra.
Một tháng trước, vết phồng rộp xuất hiện trên lòng bàn chân của ông. Người này cho rằng đôi giày bị mòn dẫn tới tình trạng trên. Bởi vậy, ông Li không quá bận tâm tới vết thương.
Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra, mảng loét ngày càng lan rộng. Ông Li đã uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc nhưng không có tác dụng gì.
Người đàn ông này tới bệnh viện kiểm tra và phát hiện chỉ số đường huyết lúc đói lên cao đột biến. Bác sĩ kết luận ông Li bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân do nồng độ insulin không ổn định.
Bệnh tiểu đường thường âm thầm phát triển, bạn hãy chú ý đến 3 tín hiệu trên bàn chân:
Liên tục tê chân
Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bởi vậy, người mắc thường có cảm giác tê ở gan bàn chân. Ngoài ra, họ còn mất cảm giác đau đớn và không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ. Ví dụ khi nước ngâm chân quá nóng, họ không cảm thấy được nên có thể bị bỏng.
Bệnh nhân bị tê chân nặng có thể khó ngủ vào ban đêm.
Vết thương ở chân khó lành
Thông thường, các vết thương nhỏ trên bàn tay và bàn chân sẽ sớm tự lành. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường, vết thương dù bé vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu do đường huyết trong cơ thể tăng cao, khả năng miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt vết thương.
Da chân bị ngứa
Nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy ngứa da chân. Điều này do bệnh tiểu đường làm cho da khô hơn, khiến bàn chân dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn tới nhiễm trùng, gây ngứa da.
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý đến thể chất của mình, bao gồm cả tình trạng của bàn chân:
- Chăm sóc da, rửa chân thường xuyên và thoa kem dưỡng ẩm.
- Nếu phát hiện thấy vết phồng rộp, trầy xước trên bàn chân, bạn nên khử trùng và giữ cho chúng khô ráo. Nếu vết thương không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để điều trị.
- Chọn giày phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường thích hợp với giày hơn một cỡ, rộng và mềm. Không nên đi giày chật, đế cứng để tránh bị đau chân.
Ăn nhiều hoa quả, chàng trai 24 tuổi bị suy đa tạng nghiêm trọng và 3 thói quen ăn uống nên bỏ để tránh tình trạng tương tự Phòng Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân thứ 3 tỉnh Phúc Kiến mới đây tiếp nhận trường hợp 1 nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, nồng độ glucose trong máu cao quá mức nghiêm trọng, đa tạng hư hỏng và nhiễm toan ceton do tiểu đường. Truyền thông Trung Quốc đưa tin 1 chàng trai 24 tuổi ở Phúc...