Chàng trai Mỹ tỉnh dậy sau khi chết 20 phút
Michael Truitt được bác sĩ xác định chết do bị điện giật, 20 phút sau đó tỉnh lại nhờ những cú khử rung tim.
Bác sĩ Angel Chudler từ Phòng cấp cứu Bệnh viện Beaumont, Farmington Hills, hôm 24/6 chia sẻ trên website bệnh viện về trường hợp trở về từ cõi chết của Michael Truitt 20 tuổi.
Truitt đang làm việc tại một ngôi nhà ở Livonia thì thang kim loại chạm vào một dây điện hở, bị điện giật bất tỉnh. Chủ nhà gọi cấp cứu.
Bốn phút sau, đội ngũ y tế có mặt, nhanh chóng khử rung tim cho Truitt, nhưng không nhịp tim nào xuất hiện. Năm phút tiếp theo, các tế bào não của bệnh nhân chết dần vì thiếu oxy. Lúc tới bệnh viện, Truitt được coi là đã chết 20 phút, dấu hiệu sinh tồn hoàn toàn biến mất.
Không bỏ cuộc, bác sĩ Chudler vẫn cấp cứu cho chàng trai trẻ. “Tôi nói với nhóm của mình: ‘Chúng ta sẽ đưa cậu ấy trở lại’. Bà cũng nói với Truitt: “Sống lại đi cháu!”.
Sau hai lần khử rung tim, Truitt bất ngờ tỉnh dậy.
Video đang HOT
“Khi Michael tỉnh dậy, cậu ấy khỏe như Người Khổng lồ Xanh và nắm lấy rào chắn, lắc mạnh chiếc giường. Đội ngũ chăm sóc đã mất rất nhiều công sức và thời gian để giữ Michael”, bác sĩ Chudler chia sẻ.
Truitt (trái) bên bác sĩ Chudler. Ảnh: Beaumont Hospital.
Hiện Truitt chỉ bị chấn thương ở ngón chân, nơi điện truyền ra khỏi cơ thể.
“Hồi sinh được Michael là hết sức kỳ diệu”, bác sĩ nói. “Điều này chứng minh tầm quan trọng và hiệu quả của việc hồi sức tim phổi liên tục để máu di chuyển lên não”.
Đăng Như
Theo Fox News/VNE
Cứu bệnh nhân đột quỵ: Chậm 1 phút, mất 2 triệu tế bào não
Đối với người bị đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Mọi người phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não vì "mất thời gian là mất não" và nguy cơ tử vong cao.
Người bị đột quỵ phải được nhận biết nhanh chóng và đưa đến bệnh viện kịp thời thì mới có thể cấp cứu hiệu quả - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), Phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM: Đột quỵ là bệnh tổn thương não bộ do mạch máu bị hư tổn. Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu máu.
"Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Chính vì vậy tất cả mọi người đều phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não vì "mất thời gian là mất não", bác sĩ Thắng nhấn mạnh.
Hội Đột quỵ Thế giới ước tính, cứ mỗi 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Tại Việt Nam, các thống kê cho thấy, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ. Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng thời gian từ lúc người bị đột quỵ được đưa tới bệnh viện đến khi hoàn tất mọi việc và tiêm thuốc tan cục máu (gọi là thời gian cửa-kim) cần đạt dưới 60 phút.
"Người bị đột quỵ phải được nhận biết nhanh chóng và đưa đến bệnh viện kịp thời thì mới có thể cấp cứu hiệu quả. Thuốc tan cục máu chỉ dùng được trong vòng 4,5 giờ và can thiệp lấy huyết khối cũng chỉ trong vòng 6 giờ kể từ khi bệnh khởi phát", bác sĩ Thắng khuyến cáo.
Do đó, các bác sĩ cảnh báo một số quan niệm sai lầm khi cấp cứu bệnh nhân đột quỵ người dân cần tránh, gồm: trích máu, nặn máu ở đầu ngón tay, dái tai, bấm huyệt, châm cứu... Các biện pháp này đều không có hiệu quả mà lại làm mất "thời gian vàng", đến khi đưa bệnh nhân đến viện thì đa số đã muộn.
Theo Thanh niên
Cảnh giác với bệnh Parkinson nếu mắt có những triệu chứng này Bệnh Parkinson đặc trưng chủ yếu bởi những cử động không tự chủ của cơ thể và mất kiểm soát các chức năng vận động. Là một rối loạn thoái hóa thần kinh, bệnh Parkinson là do mất các tế bào não sản xuất dopamin. Và do đó, theo lẽ tự nhiên người bệnh sẽ biểu hiện sự suy thoái dần dần các...