Chàng thợ may quê lúa trở thành thủ khoa khối A sau 3 năm bỏ học
Chán học, cuối năm lớp 10 Kiên bỏ nhà vào trong Nam. Ba năm đi làm thuê với đủ thứ nghề, cậu nhận thấy: “Hóa ra đi làm khổ cực hơn mình nghĩ”.
Nguyễn Văn Kiên (1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình), vừa trở thành 1 trong 2 thủ khoa khối A của cả nước với số điểm 29,75, trong đó đạt 10 điểm môn Toán, 10 điểm môn Hóa học và 9,75 điểm môn Vật lý.
Khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Kiên mới bắt đầu vào lớp 10. Xuất phát điểm chậm hơn, nhưng cậu học trò này đã làm nên điều kỳ tích. Nói như cô Bùi Thị Miên – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1: “Lần này, Kiên đã ‘rũ bùn đứng dậy sáng lòa’”.
Nguyễn Văn Kiên (1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Câu học trò không thích đi học
Những năm cấp 2, Kiên vốn là cậu học trò thông minh, có thành tích học tập khá tốt. Đỗ vào một ngôi trường cấp 3 của huyện, việc phải đi học thường xuyên khiến cậu không cảm thấy hứng thú nữa. Kiên thích chơi game hơn. Vì thế, một tuần đi học 6 ngày, cậu bỏ học quá nửa.
“Em cảm thấy việc đi học không có tương lai nên đã quyết định bỏ dở”.
Quyết định này của Kiên khiến cả bố và mẹ đều sốc. “Mẹ em khóc suốt, còn bố em – những tưởng sẽ mắng rất nặng vì bố vốn là người nghiêm khắc – thì giờ lại im lặng không nói bất cứ điều gì. Trước đó, có những lần bắt được em đi chơi game, khi về nhà bố đã lôi hết sách vở ra đốt”.
Vài ngày sau khi đã trấn tĩnh lại, bố mẹ gọi Kiên ra khuyên nhủ. Nhưng dù bố mẹ có thuyết phục thế nào, cậu cũng nhất quyết không đi học nữa.
Nghỉ học, Kiên bỏ vào Nam làm đủ thứ nghề phổ thông như xin đi làm thợ may. Mỗi ngày như thế, Kiên kiếm được 200.000 đồng.
“Ban đầu em thấy tự do lắm! Em thuê phòng trọ hết 1 triệu/ tháng, ăn hết 2 triệu/ tháng. Chi tiêu các khoản, em vẫn còn để dư ra một ít”.
Nhưng một thời gian sau, khi phải liên tục tăng ca, làm từ 7 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về đến nhà, Kiên bắt đầu thấy hối hận: “Làm việc liên tục khiến em cảm thấy mệt mỏi. Giai đoạn đầu khi mới vào Nam, thi thoảng em cũng bị bắt nạt, thậm chí bị lừa. Em muốn quay lại để được đi học, nhưng vì đã bỏ học rồi, giờ quay lại em cũng cảm thấy rất ngại”.
Kiên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Miên
Những đêm nằm một mình trong phòng trọ, Kiên nhớ tới mẹ. “Mẹ em thường đi chợ bán hoa quả và mía. Ngày nào khá bán được 200.000 đồng, còn không cũng chỉ được vài chục nghìn. Có hôm trời mưa còn bị lỗ vốn vì hoa quả thối, không bán được nữa. Em bỗng thương mẹ và cảm thấy mình đang phụ lòng của bố mẹ”.
Kiên quyết định gọi điện về nhà. Lần này, bố mẹ cậu lại ra sức thuyết phục con: “Con cứ học đi, tốn bao nhiêu tiền bố mẹ cũng nuôi được. Kể cả không có tiền, bố mẹ cũng có thể đi vay, chỉ cần con học tốt”.
Câu nói này khiến Kiên như “tỉnh ngộ”. Cậu quyết định quay trở về học lại sau quãng thời gian 3 năm bỏ dở.
Nỗ lực gấp 10 lần bình thường
Bắt đầu lại cùng các em khóa dưới, Kiên vừa hồi hộp, vừa lo lắng không biết mình có theo kịp không.
“Nghỉ học 3 năm, em gần như quên hết mọi thứ căn bản”, Kiên nói.
Cậu bắt đầu học lại từ con số 0. Giai đoạn đó, theo Kiên, bản thân đã phải nỗ lực hơn gấp 10 lần bình thường. Nhờ sự thông minh và quyết tâm, chỉ sau 1 tháng liên tục, Kiên đã học lại được tất cả những kiến thức cơ bản.
Video đang HOT
“Em vốn là người rất yêu thích môn Hóa. Thế nhưng, khi quay lại học, em thậm chí phải bắt đầu lại từ kiến thức về nguyên tử khối”.
Những kiến thức vốn nằm trong chương trình lớp 8, lớp 9, Kiên tự lên mạng tìm tòi để học lại. Đến năm lớp 11, cậu đã đuổi kịp các bạn trong lớp.
Lúc này, Kiên thường xuyên tự học trước bài vở để lên lớp tiếp thu bài nhanh hơn. Ngoài ra, cậu cũng chăm chỉ luyện đề nhiều hơn để nhớ các dạng bài tập. Đến cuối kỳ 1 năm lớp 12, Kiên đã học xong hết chương trình và đầu tư thời gian cho việc luyện đề.
“Với các môn Tự nhiên, không có bí quyết học nào tốt hơn là việc phải luyện thật nhiều bài tập”, Kiên nói.
Kết quả, với số điểm 29,75, Kiên đã trở thành thủ khoa khối A của cả nước.
“Nếu không có kiến thức, mãi mãi không có tương lai”
Từng cảm thấy rất hối hận khi đã bỏ học, nhưng giờ đây, nhìn lại sau tất cả, Kiên nói rằng, nếu thời điểm đó không bỏ học, có lẽ em sẽ không có động lực để đạt được kết quả này.
“Khi đi làm, em thấy rất vất vả. Nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân không có tương lai. Em cũng từng chứng kiến những người lao động xung quanh mình và cảm thấy họ khổ nhọc vô cùng”.
Cậu cũng biết ơn các thầy cô tại ngôi trường cấp 3 của mình, đặc biệt là thầy hiệu trưởng và hai cô giáo chủ nhiệm đã tạo điện kiện cho bản thân được chuyển từ lớp cơ bản sang học tại lớp mũi nhọn của trường.
Nhắc đến cậu học trò đặc biệt, cô giáo Bùi Thị Miên cho rằng, “đó là một câu chuyện rất dài”. Nhận thấy Kiên có năng lực học tập tốt, cô Miên đã bàn với giáo viên chủ nhiệm của Kiên xin cho cậu được chuyển vào lớp 12A1 để học. Đây vốn là lớp xếp “đầu bảng” của trường.
Sau 2 năm, từ cậu học trò bắt đầu “bằng con số 0″, Kiên đã lọt vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học và đoạt giải Nhất.
Với cô Miên, đây là kết quả ngoài mong đợi và bản thân Kiên đã phải nỗ lực rất nhiều.
Sau đó, Kiên đăng ký tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng không đạt được như nguyện vọng. Cô Miên lo học trò thất vọng, thi tốt nghiệp THPT sẽ không được như mong muốn.
“Cả đêm mình thao thức không dám mở điện thoại ra để tra điểm. Đến khi Kiên thông báo với cô đạt 29,75 điểm, mình thở phào nhẹ nhõm. Gắn bó với em mấy năm, cùng trải qua rất nhiều cung bậc, cho nên kết quả này khiến mình thấy xúc động”, cô Miên nói.
Mặc dù không được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như kỳ vọng, nhưng Kiên đã chắc chắn có một suất học tại ngôi trường này. Hiện tại, cậu đang tiếp tục ôn tập để dự thi vào Lớp Tài năng Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cô Miên cho biết, ngoài Kiên, lớp 12A1 của Trường THPT Phụ Dực cũng có 2 thí sinh khác lọt vào top 100 học sinh đạt điểm khối A cao nhất cả nước.
Tỷ lệ đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở nhiều địa phương trên 95%
Sau gần 20 ngày khẩn trương chấm thi, hôm nay (27/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phổ điểm các môn thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT và phổ điểm theo tổ hợp xét tuyển đại học. Điểm trung bình của các môn thi ở khoảng trên 5-7 điểm. Không có "mưa điểm 10" như dư luận phỏng đoán trước đó.
Thanh Hóa: Thủ khoa khối A 29,5 điểm
Qua thống kê, thủ khoa tổ hợp xét tuyển đại học tại Thanh Hóa là 29,5 điểm, khối A. Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT của Thanh Hóa đạt 97,64%. Sáng nay (27/8), thông tin từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Thanh Hóa có 33.760 thí sinh dự thi tốt nghiệp. Số thí sinh tốt nghiệp là 32.962, đạt tỷ lệ 97,64%.
Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT của Thanh Hóa đạt 97,64%.
Điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của tỉnh là 6,1 xếp thứ 44 toàn quốc. Trong đó, có 257 thí sinh đạt 10 điểm, xếp thứ 6 cả nước về số thí sinh đạt điểm 10. Cụ thể, môn Toán 23 điểm 10, Hóa học 29 điểm 10, Sinh học 1 điểm 10, Lịch sử 19 điểm 10, Địa lý 10 điểm 10, Giáo dục công dân 171 điểm 10, tiếng Anh 4 điểm 10. Riêng môn Vật lý, Ngữ văn và tiếng Nhật không có thí sinh nào đạt điểm 10.
Trường THPT chuyên Lam Sơn, có 102 lượt học sinh đạt 27 điểm trở lên, trong đó có 13 điểm 10; có 11.366 thí sinh đạt điểm 9 trở lên. Trong đó, môn Giáo dục công dân dẫn đầu với 4.756 thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên. Tiếp đến là môn Toán, với 2.908 thí sinh, môn Ngữ văn 932, môn Hóa học 766 thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên... (Sỹ Đức/VOV1)
Lào Cai: Kết quả tốt nghiệp THPT khả quan, nhưng vẫn yếu môn ngoại ngữ
Theo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai công bố, kết quả bài làm của các thí sinh trên địa bàn tương đối khả quan, chất lượng cao hơn so với năm 2019, nhưng riêng môn ngoại ngữ thì vẫn yếu.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Trong số trên 37.000 bài làm thuộc 10 môn thi của các thí sinh ở Lào Cai, có 3/4 đạt điểm trên trung bình; phổ điểm tất cả các môn đều tăng cao hơn năm trước.
Cụ thể, các môn Ngữ Văn, Địa lý, Giáo dục Công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học có tỷ lệ điểm trên trung bình từ 80% trở lên. Trong đó, môn Giáo dục Công dân có tỷ lệ cao nhất đạt 99,58%.
Môn Toán của Lào Cai năm 2019 có tỷ lệ điểm trên trung bình thấp hơn mức bình quân cả nước, thì năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên, đạt trên 78%.
Vốn là môn thi thường gây áp lực với nhiều thí sinh, nhưng năm nay, tỷ lệ điểm trên trung bình môn Lịch sử của thí sinh Lào Cai đạt gần 59%. Tuy không cao, nhưng tỷ lệ này đã là một sự đột phá, vì năm ngoái chỉ đạt chưa đến 34%.
Riêng môn Ngoại ngữ thì luôn là trở ngại lớn đối với học sinh một tỉnh vùng cao như Lào Cai. Dù tỷ lệ điểm trên trung bình 2 môn thi ngoại ngữ của thí sinh Lào Cai năm nay có tăng so với năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp, khi môn Tiếng Anh chỉ gần 20% và Tiếng Trung gần 49%. Lào Cai cũng có 2 thí sinh có bài thi tiếng Anh điểm dưới 1.
Phổ điểm cũng cho thấy, có gần 7.500 bài thi của thí sinh Lào Cai đạt điểm từ giỏi (8 điểm) trở lên, chiếm 20% tổng số bài thi. Có 75 bài thi đạt điểm tuyệt đối (điểm 10). (An Kiên/VOV-Tây Bắc).
Yên Bái: 28 bài thi đạt điểm 10, dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt gần 98%
Dự kiến, tỉnh miền núi Yên Bái có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 98%. Theo phổ điểm công bố, toàn tỉnh dự kiến có 6.942 thí sinh đủ điểm được công nhận tốt nghiệp.
Một kỳ thi đạt kết quả tốt của học sinh Yên Bái.
Có 8 đơn vị trường trong tỉnh dự kiến 100% học sinh đỗ tốt nghiệp là Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, THPT Nguyễn Huệ, Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh, THPT Nghĩa Lộ, Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Miền Tây, THPT Trần Phú, THPT Chu Văn An và THCS&THPT Nậm Búng ( huyện Văn Chấn).
Toàn tỉnh Yên Bái có 28 bài thi đạt điểm 10 (gồm 23 điểm 10 môn GDCD, 1 điểm 10 môn Hóa học, 2 điểm 10 Tiếng Anh và 2 điểm 10 môn Lịch sử).
Trước đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ở tỉnh Yên Bái đã diễn ra an toàn, nghiêm túc. Toàn tỉnh tổ chức 1 Hội đồng thi, với 27 điểm thi, 322 phòng thi và 7.090 thí sinh dự thi. Tỉnh đã huy động trên 1.500 người tham gia công tác coi thi. (Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc).
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 của Sơn La đạt trên 95%
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay ở Sơn La đạt 95,47%, tăng hơn 20% so với kỳ thi năm trước.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông tại tỉnh Sơn La năm nay đạt trên 95%.
Ngay từ đầu năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Sơn La đã có nhiều đổi mới, quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, như: Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bằng cách phát động phong trào mỗi giáo viên tự nguyện ôn phụ đạo cho một nhóm học sinh; phân nhóm, phân đối tượng học sinh để tổ chức ôn tập...
Nhờ vậy, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở Sơn La đã đạt 95,47%, tăng 23% so với kỳ thi năm trước. Điểm trung bình các môn là 5,64, tăng 1,3 điểm so với kỳ thi năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết: Nếu so với các địa phương trong cả nước thì Sơn La chưa có thay đổi nhiều về thứ hạng; nhưng so với chính mình thì đây là sự nỗ lực vượt bậc.
"Với kết quả như năm nay đạt được, chúng tôi thấy hoàn toàn tin tưởng vào những giải pháp, cách làm mà năm học vừa rồi tỉnh đã triển khai. Năm học tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện những giải pháp đã thực hiện năm học trước, đặc biệt là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị sẽ tham gia, phối hợp với ngành giáo dục trong việc giáo dục các cháu học sinh", ông Chiến nói . (Trấn Long/VOV-Tây Bắc).
Gia Lai tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 97,53%
Mặc dù việc ôn tập và tổ chức thi trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng năm nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tại Gia Lai đạt 97,53%, tăng 6,9% so với năm ngoái.
Gia Lai có 25 trường có 100% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT 2020.
Trong kỳ thi TN THPT năm nay, khối THPT của tỉnh Gia Lai đạt tỷ lệ thi đậu tới 99,5%, khối giáo dục thường xuyên có tỷ lệ đậu 78,95%. Điều đáng chú ý là có 25/ 48 trường THPT tại Gia Lai có 100% số học sinh đỗ tốt nghiệp. Trong đó, có các trường ở vùng sâu, vùng xa như: THCS và THPT Kpă Klơng (huyện Mang Yang), THCS và THPT Phạm Hồng Thái (huyện Chư Păh), THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa), THCS và THPT Y Đôn (huyện Đăk Pơ)...
Ông Mai Văn Sơn, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho rằng, thành tích này là do các trường đã sớm triển khai ôn tập cho học sinh, ngay từ khi các em phải nghỉ để phòng dịch Covid-19, với các hình thức ôn tập trực tuyến và ôn tập trên truyền hình. Ông Mai Văn Sơn cho biết, tỷ lệ tốt nghiệp cao còn do sở đã có giải pháp riêng cho các học sinh yếu.
"Đặc biệt hơn nữa, so với mọi năm, Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai đã xây dựng bộ đề tham khảo theo bộ đề mẫu của Bộ, mỗi môn 15 đề. Mục đích là hỗ trợ những trường nhỏ, giáo viên ít, để giáo viên bám sát vào. Cụ thể như môn ngữ văn, 2 đề đã đề cập tới bài thơ Đất nước (có trong đề thi chính thức). Một nguyên nhân nữa là mặc dù giáo viên đã được nghỉ hè, nhưng các trường vẫn tổ chức dạy phụ đạo, đặc biệt là cho học sinh yếu kém. Có trường kéo dài ôn tập tới trước thi 3 ngày", ông Sơn cho biết. (Nguyễn Thảo/VOV Tây Nguyên).
Đắk Lắk: 3 trường THPT đỗ tốt nghiệp 100% đều ở vùng sâu, vùng xa
Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 tại Đăk Lăk có có gần 96% học sinh đỗ tốt nghiệp, trong đó khối THPT có 96,67% học sinh đỗ tốt nghiệp; khối GDTX có 81,43% học sinh đậu tốt nghiệp. Đặc biệt, có 4 trường THPT số học sinh đậu tốt nghiệp 100%, gồm: trường THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Lắk; Trường THPT Ea H'Leo, huyện Ea H'Leo; trường THPT Tôn Đức Thắng và THPT Lý Tự Trọng, huyện Krông Năng.
Các thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 1 ở Đăk Lăk.
Ngoài trường THPT Ea H'Leo nằm ở trung tâm huyện thì các trường còn lại đều ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh Đắk Lắk.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra từ 08/8 đến 10/8/2020, tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk có hơn 14.000 thí sinh đăng ký dự thi tại 23 điểm thi ở 14 huyện, thị xã. Riêng hơn 5700 thí sinh đăng ký dự thi ở 9 điểm thi tại thành phố Buôn Ma Thuột và các thí sinh thuộc diện F1, F2 dự thi đợt 2 vào ngày 3-4/9 tới. (Hương Lý/VOV-Tây Nguyên).
Bình Dương, Bình Phước công bố kết quả tốt nghiệp THPT với tỷ lệ đỗ gần 100%
Sáng nay (27/8), Sở Giáo dục-Đào tạo các tỉnh Bình Dương, Bình Phước thông tin kết quả tốt nghiệp THPT của học sinh trong tỉnh.
Một thí sinh ở điểm thi trường THPT Phú Riềng phải thi đề dự bị vì nhầm tưởng mình được miễn thi.
Trong 2 ngày diễn ra kỳ thi, trật tự tại các điểm thi ở Bình Dương được bảo đảm nghiêm ngặt, an toàn, không để xảy ra sai sót. Căn cứ vào điểm thi vừa công bố, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2020 của học sinh Bình Dương là 99,48%, có 30 trường có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp 100%.
Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Phước cũng công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với tỷ lệ 98,85% học sinh tốt nghiệp. Toàn tỉnh có 43 trường thì có 22 trường đỗ 100%. Trường có tỷ lệ đỗ thấp nhất là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước với 71,57%.
Trong kỳ thi Bình Phước gặp 2 sự cố. Cụ thể tại điểm thi trường THPT Hùng Vương, thành phố Đồng Xoài có một thí sinh bị đình chỉ thi vi phạm quy chế thi khi mang điện thoại vào phòng thi ở môn Địa Lý, 3 cán bộ coi thi bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo. Tại điểm thi trường THPT Phú Riềng, ở môn thi Địa Lý, 1 thí sinh phải thi lại bằng đề dự bị vì thí sinh, cán bộ coi thi nhầm tưởng là học sinh giỏi cấp trường được miễn thi. (Thiên Lý/VOV-TPHCM)./.
Nam sinh Hải Phòng trở thành thủ khoa khối A toàn quốc với 29,75 điểm Nguyễn Trung Hải (THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) chỉ sai 1 câu trong tổ hợp 3 môn khối A. Hải cũng có điểm số cao nhất trong hơn 5.000 thí sinh dự bài thi đánh giá năng lực của ĐH Bách khoa Hà Nội. Cụ thể, Hải đạt tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển là 29,75 điểm. Trong...