Chàng sinh viên khuyết tật vượt khó
Sau 6 năm bươn chải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, chàng thanh niên Dương Ngọc Chung (quê ở Đắk Lắk) quyết tâm thực hiện ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.
Sinh viên Dương Ngọc Chung. Ảnh: Hải Yến
Là sinh viên thuộc diện khuyết tật, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chung đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, tiếp sức từ Trường đại học Lạc Hồng. Dù phía trước còn nhiều gian nan nhưng chàng thanh niên này tin rằng mình đã lựa chọn hướng đi đúng và sẽ có được tương lai sáng lạn hơn.
* Khó khăn nhưng không từ bỏ ước mơ
Năm 2012, Dương Ngọc Chung (sinh năm 1995) tốt nghiệp lớp 12 và đã lựa chọn 2 trường đại học ở Đà Nẵng để dự thi. Kiến thức, tinh thần đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng lại thiếu kinh phí nên Chung đành phải gác lại giấc mơ đại học.
Sau đó, Chung đến Gia Lai để làm thuê với nghề trồng tiêu, chăn bò… Chung quyết tâm tiết kiệm tiền để năm sau đi thi. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu thi đậu đại học, Chung chỉ có thể tiếp tục theo học nếu như được cấp học bổng. May mắn đã một lần nữa từ chối Chung. Em không xin được học bổng nên đã không nhập học.
Về quê, Chung được hỗ trợ 1 con bò cái để chăn nuôi. Nhưng vận may không đến với chàng trai này khi con bò không thể sinh sản. Chung chuyển sang dạy kèm và gắn bó với công việc này 2 năm. Sau đó, Chung đến TP.Buôn Mê Thuột để tìm việc làm và bắt đầu với nghề rửa xe.
Video đang HOT
“Quãng thời gian này, em nhớ nhất có 1 khách hàng, mỗi lần ông đến rửa xe đều tặng cho em 1 tờ vé số. Ông mong rằng em sẽ gặp may mắn để có tiền đi học đại học” – Chung nhớ lại.
Sau 6 năm lận đận như vậy, Chung quyết định theo một người bạn đến Đồng Nai tìm kiếm cơ hội. “Ngày xếp quần áo đi, cuốn sổ tay mà Trường đại học Lạc Hồng tặng cho học sinh khi đi tư vấn tuyển sinh rơi ra. Giấc mơ đại học lại lóe lên trong em và em quyết tâm dù khó khăn cách mấy cũng sẽ thực hiện ước mơ này” – Chung tâm sự.
Với chưa đến 2 triệu đồng trong tay, năm học 2019-2020, Chung đến Trường đại học Lạc Hồng làm thủ tục nhập học vào ngành Công nghệ thông tin. Không đủ tiền nộp học phí, Chung tâm sự với các thầy cô trong trường, xin gia hạn thời gian nộp học phí… và đã nhận được sự hỗ trợ. Em còn được sắp xếp ở miễn phí trong ký túc xá của trường. Về tiền học phí, Chung làm đơn xin gia hạn rồi gom góp cả tiền học bổng, tiền làm thêm để đóng sau.
Nỗ lực vượt lên chính mình
Dương Ngọc Chung là sinh viên khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Do liệt dây thần kinh ngoại vi số 7 nên Chung gặp khó khăn trong cử động cổ, tay, khó khăn trong phát âm. Những năm qua, Chung đã cố gắng để rèn luyện thể lực, luyện phát âm để có thể nói rõ, dễ nghe hơn.
* Bằng mọi giá sẽ tốt nghiệp đại học
Để có tiền trang trải, ngoài giờ học, Chung tranh thủ làm thêm nhiều công việc. “Thời mới vào trường, em đi làm thêm còn tìm nhầm đến chỗ kinh doanh đa cấp. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng em tin tưởng rằng mình sẽ có nhiều cơ hội hơn và tương lai sẽ tươi sáng hơn” – Chung chia sẻ.
Được biết, hiện nay, mỗi tuần Chung đi làm thêm được 24 giờ với tiền công 20 ngàn đồng/giờ. Thời gian còn lại, Chung dành thời gian để đọc sách, học thêm các khóa học online để trau dồi thêm kiến thức.
Tháng 10-2020, vì sức khỏe của mẹ ở quê ngày càng yếu nên Chung đã quyết định đón mẹ xuống TP.Biên Hòa. Hai mẹ con Chung thuê 1 phòng trọ với giá 900 ngàn đồng/tháng. Chung xúc động bày tỏ: “Vì sức khỏe của mẹ yếu nên không thể làm việc được, công việc làm thêm của em cũng chỉ kiếm được ít tiền nên không đủ trang trải. Em may mắn được thầy Lâm Thành Hiển, Quyền Hiệu trưởng nhà trường hỗ trợ thêm chi phí. Đối với em, thầy giống như là một người cha. Thầy rất tận tâm, giúp đỡ e. Vì vậy, em vô cùng biết ơn thầy”.
Sức khỏe yếu, phải dành nhiều thời gian để đi làm thêm nhưng Chung vẫn nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt nhất. Năm học 2019-2020, Chung đạt danh hiệu sinh viên giỏi. Chung cho biết, bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để duy trì kết quả học tập. Em cũng hy vọng sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm tại TP. Biên Hòa.
Về khó khăn hiện tại của mình, Chung chia sẻ: “Em thuộc diện sinh viên khuyết tật, hộ nghèo do đã quá tuổi nên không được hưởng chính sách học bổng theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, nhà trường đã giảm cho em 25% tiền học phí theo diện sinh viên nghèo vượt khó. Ngoài ra, nhà trường cũng xét để em vay quỹ Mabuchi mỗi năm 10 triệu đồng, khi nào ra trường đi làm sẽ hoàn trả sau. Ngoài ra, em cố gắng làm thêm để có tiền đóng học phí và sẽ vượt qua 4 năm đại học”.
Đăng ký hiến tạng
Mới đây, Dương Ngọc Chung đã làm đơn và hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng. Chung chia sẻ: “Mình khó khăn, không có gì để giúp đỡ người khác nên có thể cho đi được cái gì thì sẽ cho đi. Do đó, em thường xuyên tham gia hiến máu nhân đạo và đã đăng ký hiến tạng. Em không mất nhiều thời gian để thuyết phục mẹ vì mẹ luôn luôn ủng hộ mọi việc em làm”.
FUNiX "xuất khẩu" sang Nhật
FUNiX Japan chính thức đưa cách học trực tuyến FUNiX Way đến với những người trẻ Nhật Bản có đam mê, định hướng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin.
Ông Hoàng Văn Cương - Giám đốc FUNiX Japan cho biết đơn vị dự kiến tuyển sinh 500 học viên trong năm 2021, 1.000 học viên trong năm 2022 và 2.000 học viên trong năm 2023. Các chương trình đào tạo chính của FUNiX tại Nhật Bản được triển khai bao gồm Phổ cập kiến thức lập trình căn bản (Language of the future - đào tạo một số ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C ) và các môn công nghệ mới như IoT, Automotive, Machine learning, Blockchain, Data Science.
"Đối tượng học viên chính của FUNiX Japan là học sinh - sinh viên các trường phổ thông, đại học và nhân viên các công ty tại Nhật Bản. Thông qua các chương trình, khóa học trên nền tảng online được thiết kế linh hoạt của FUNiX, học viên có cơ hội học tập để phổ cập, nâng cao kiến thức về công nghệ, chuyên môn, trở thành công dân của xã hội 5.0. FUNiX Japan cũng góp phần đắc lực trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng theo nhu cầu thực của doanh nghiệp tại Nhật" - ông Hoàng Văn Cương cho biết.
Lễ ra mắt cũng công bố hợp tác đào tạo giữa FUNiX Japan cùng các tổ chức Nhật Bản như ĐH Gunma và GTI Consortium đã diễn ra vào ngày 3/2. Chương trình này mở đường cho những hợp tác chuyên sâu của FUNiX về đào tạo và trao đổi đào tạo trong tương lai với các trường đại học tại Nhật Bản, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của FUNiX trong hệ thống các trường đại học tại Nhật; đặc biệt giúp tăng cơ hội việc làm cho học viên thông qua mạng lưới kết nối với các doanh nghiệp lớn.
Giáo sư Tsuda Daisuke, Phó Giám Đốc Trung tâm Giáo dục Toàn cầu, ĐH Shinshu chia sẻ: "Tôi mong muốn FUNiX có thể cung cấp tài liệu học tập chất lượng cao về các kỹ năng đang thiếu hụt, và tôi tin tưởng hệ thống mentoring cũng sẽ hoạt động hiệu quả tại Nhật. Tôi cũng kỳ vọng FUNiX có thể cung cấp một hệ thống vượt qua cả học tập cá nhân, và hỗ trợ việc sinh viên chủ động học tập, đồng thời bồi dưỡng quan hệ giữa người với người - vốn thiếu hụt khi học online".
Trước đó, trong tháng 1/2021, FUNiX Japan đã đón nhận những học viên Nhật Bản đầu tiên nhập học khóa Data Science. Học viên tốt nghiệp FUNiX Japan sẽ nhận được những quyền lợi như của sinh viên FUNiX. Cụ thể: Về tuyển dụng, học viên có cơ hội được xét tuyển vào các công ty có hợp tác với FUNiX như FPT Japan, các công ty tại Việt Nam và Nhật; Về network, được tham gia mạng lưới cựu học viên FUNiX, tiếp cận các công nghệ, kiến thức mới và cơ hội việc làm; Về bằng cấp, học viên có cơ hội chuyển đổi tín chỉ tương đương với các trường đại học có ký kết hợp tác cùng FUNiX.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, trong xã hội có tính tự học cao đồng thời chú trọng đào tạo các kỹ năng 4.0 như Nhật Bản, FUNiX có cơ hội rất lớn để triển khai rộng rãi nhờ chi phí hợp lý, mang lại cho người học sự chủ động và môi trường quốc tế hóa: "Sau 5 năm, FUNiX đã có hơn 10.000 sinh viên. Tôi tin rằng đã đến lúc hợp tác với FPT Japan để giới thiệu về cách học mới này tại Nhật. Với gần 20 năm làm việc với khách hàng Nhật, tôi tin rằng các bạn trẻ Nhật sẽ làm quen rất nhanh với cách học này. Hành trình nghìn dặm bắt đầu với một bước chân. Hôm nay chính là bước chân đầu tiên của chúng tôi".
Tiến sĩ Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT tin tưởng FUNiX có thể có nhiều đóng góp cho Nhật Bản như: Giải quyết sự thiếu hụt trong ngành CNTT về các kỹ năng chuyển đổi số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IOT, Blockchain, AI, API...; góp phần chuyển đổi số về con người, đặc biệt trong giáo dục là cách học với phương pháp đào tạo trực tuyến FUNiX Way.
"Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam, chúng tôi đã cam kết với Thủ tướng hai nước rằng chúng tôi sẽ đóng góp vào chuyển đổi số. Và hôm nay, chúng tôi góp phần hiện thực hóa chuyển đổi số bằng giáo dục qua việc ra mắt FUNiX Japan. Tôi hy vọng rằng các sinh viên, giáo viên, đối tác đại học và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ FUNiX Japan để thực hiện được những điều này" - ông Bình phát biểu.
Nam thủ khoa và khát vọng 'người Việt dùng công nghệ Việt' Trong lễ tốt nghiệp khóa 14 - năm 2020 của trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cái tên Phan Ngọc Hưng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ khi trở thành một trong ba người họ Phan cùng được vinh danh thủ khoa. Hưng cũng chính là thủ khoa duy nhất ở khối học viên cao học với điểm số tốt...