Chàng sinh viên đi bộ 700 km xuyên miền Trung để về nhà
Chuyện chân bị phồng rộp như cơm bữa. Chỗ phồng bọng nước Trạng lại lấy vật nhọn đâm vào cho phun nước ra xẹp xuống và tiếp tục đi tiếp…
Vượt 700 km bằng đi bộ
Nguyễn Công Trạng (20 tuổi, thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là người vừa viết lên câu chuyện khó tin về nghị lực sống của cuộc đời mình khi đi bộ gần 700 km xuyên các tỉnh miền Trung để về nhà.
Đầu tháng sáu, giữa những ngày hè oi bức, Trạng đã quyết định một cuộc hình trình đi bộ để về quê nhà mà điểm bắt đầu là tại TP.HCM. Trạng đã có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng cho chuyến đi dài đầu tiên của mình.
“Tôi đã dành khoảng 3 ngày để chuẩn bị mọi thứ cần thiết nhất cho chuyến hành trình. Mặc dù mình đã thử đi bộ từ TP.HCM xuống Vũng Tàu rồi nhưng đây là chuyến đi dài hơi nhất mà mình trải nghiệm. Trước ngày đi mình nằm thao thức chẳng thể ngủ được lòng dạ cứ nôn nao. Có người bạn đã khuyên tôi: “Thôi Trạng bắt xe về đi, chứ đi xa như vậy lần đầu tiên làm bọn mình cũng lo lắm”. Tôi cười và vẫn quyết định đến với thử thách”.
Trạng: “Đi là cách để rèn luyện ý chí nghị lực”.
Đúng 5h ngày 7/6, chuyến hành trình của chàng sinh viên bắt đầu. Một ba lô quần áo, một đôi giày dép và 1,5 triệu đồng là những gì đem theo. Chi phí ăn uống khoảng 100 nghìn/ngày. “Lúc đầu tôi định chạy về luôn nhưng mang đồ nhiều quá đành phải đi bộ”, Trạng cho biết. Cuộc hành trình đi qua 6 tỉnh thành phố với nhiều gian nan thử thách mà không thể nào lường trước được.
Trạng kể: “Thời tiết ở miền Trung thường mưa nắng khá khắc nghiệt, nên đã ảnh hưởng rất nhiều cho chuyến đi, vì thế hành trình mất nhiều thời gian hơn dự kiến”. Theo Trạng, chuyện chân bị phồng rộp như cơm bữa. Cứ đi khoảng nửa ngày chân cậu lại phồng lên, không chỗ này cũng chỗ khác. Chính điều này đã làm Trạng phải dừng lại nhiều lần. Chỗ phồng bọng nước Trạng lại lấy vật nhọn đâm vào cho phun nước ra xẹp xuống và tiếp tục đi tiếp.Chàng sinh viên đi bộ mất 2 ngày/tỉnh, những tỉnh nào có địa hình ngắn thì mất một ngày, nhưng có khi phải mất 3 ngày mới qua hết một tỉnh. Bình Thuận và Phú Yên là mất nhiều thời gian nhất vì địa hình dài. Cứ đúng 5h, Trạng laị bắt đầu xách ba lô lên và đi đến 11h mới nghỉ trưa. Từ 1h chiều cậu lại bắt đầu cuộc hành trình. Có hôm trời nắng thì Trạng nghỉ trưa tới 3h chiều mới đi tiếp đến 10h mới dừng chân.
Quán cà phê, quán nước hay ghế đá công viên hoặc nhà dân là nơi Trạng nghỉ trưa và tá túc qua đêm. Có những khi đêm tối, do chưa quen và các điểm dừng chân cách nhau khá xa nên mỗi chặng đường hàng ngày, Trạng thường xuyên rơi vào tình trạng kiệt sức. Rất may những lúc đó lại được người dân ven đường giúp đỡ, mời vào nhà nghỉ ngơi uống nước rồi tiếp tục hành trình.
Trạng thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
Video đang HOT
Điều thú vị, cũng là kỷ niệm chàng trai hai mươi tuổi này nhớ như in là những ngày mà nhỡ độ đường không điểm dừng chân phải đi xuyên qua cả bóng đêm không ánh đèn đường. Tiếng bước chân như xé tan màn đêm tĩnh mịch. Khi vắng vẻ chỉ là những cồn cát gió hú thật đáng sợ. Lúc lại thấp thoáng những ngôi mộ cũ và mới trên bãi cát vàng. Đan xen những hàng thông phấp phới trong ánh bàng bạc biển đêm lấp lánh của những chiếc thuyền đánh cá đêm. “Lúc đó tôi cố gắng đi thật nhanh để xóa tan đi cái sự cô đơn và hơi chút sợ hãi, nhưng đi được một đoạn vì chân lại phồng lên”, Trạng nói.
Triết lý sống của chàng sinh viên trẻ
Chặng đường đầu tiên và cuối cùng với sự nản lòng luôn đeo bám thì chưa bao giờ là dễ dàng cả. Theo Trạng, đoạn đường đầu tiên từ TP. HCM ra hết địa phận tỉnh Đồng Nai, đi khoảng vài cây số đã thấy nản chí, nhưng với sự quyết tâm cao độ Trạng cũng đã vượt qua.
“Lúc đó quay lại nhìn đoạn đường mình đi, tôi đã tự khen mình: Ôi! Sao mình giỏi thế, để tự an ủi lòng mình và xua tan đi những khó khăn”, Trạng hớn hở. Chặng cuối cùng, trước mặt là con đèo Cả, đoạn giữa Khánh Hòa với Phú Yên, với địa hình cheo leo, xung quanh chỉ là đồi núi. “Lúc đó nản thật sự luôn rồi, chỉ một mình, nên vừa đi vừa nghỉ. Lúc nghỉ thì cũng lên mạng xã hội để trút hết tâm trạng nên cũng được bạn bè quan tâm động viên và cũng tiếp tục”, Trạng cho biết.
Nhờ thường xuyên rèn luyện và nghị lực của tuổi trẻ, chàng trai này đã thực hiện được điều tưởng chừng như không thể đổi với nhiều bạn trẻ.
Có quá nhiều lần, cùng vô vàn lí do mông lung để tưởng chừng chỉ 1 khắc nữa thôi, bạn ấy sẽ bỏ cuộc. Bởi lẽ có quá nhiều điều mới mẻ mà Trạng không thể kiểm soát được, chẳng hạn như việc ăn uống không hợp vệ sinh khiến đau bụng, mất sức và dẫn đến nản chí, nhưng lúc ấy mình lại tự nhủ trong lòng: “Không, mình không thể bỏ cuộc”.
Cuối cùng thành công sẽ đến với những người biết trân trọng, biết cố gắng đến cuối cùng. Sau 11 ngày lênh đênh ở dọc dải đất của hết thảy 6 tỉnh thành, Trạng cũng về đến được nơi mình cần đến, đó là quê hương.
Trạng về tới Bình Định vào ngày 17/6. Về tới nhà, tất cả người thân và cha mẹ Trạng đều không thể tin được, khi thấy da chuyển thành hai màu đen xạm, nâu đen mới biết con mình đi như vậy.
Trong cuộc gặp với chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Hữu Minh, (47 tuổi) cha của Trạng vẫn ngạc nhiên: “Tôi không thể tin được, lúc đầu tôi không hề biết cháu đi và khi hàng xóm đi xe dọc đường thấy cháu đi bộ về kể tôi không tin. Cứ nghĩ cháu đi từ thiện với hội nào đó thôi, chứ không nghĩ là cháu đi bộ về. Khi tới nhà, cháu nói tôi mới biết và cảm thấy quá bất ngờ, cảm xúc tôi lúc đó vừa mừng vừa lo, điều quan trọng hơn là thấy tự hào về con mình”.
Theo Tứ Quý/Trí thức trẻ
Nghị lực vượt khó của chàng sinh viên báo chí nghèo, mồ côi
Mồ côi cha, mẹ lại bị bệnh tim, gia đình khốn khó trăm bề nhưng Bùi Văn Phong, chàng sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành một nhà báo tương lai.
Vừa học vừa chăm cha bệnh tật
Tình cờ biết đến Bùi Văn Phong trong một chuyến tác nghiệp ở Đà Nẵng, nhìn hình ảnh một cậu sinh viên với nhiệt huyết đam mê nghề báo đang hối hả lao đi trong cơn mưa bão để lấy tin khiến tôi không khỏi cảm phục.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Phong đó là một chàng trai với dáng người nhỏ bé, nước da đen rám nắng cùng khuôn mặt hốc hác vì những đêm thức trắng để đi làm thêm. Nhưng điều mà làm tôi chú ý nhất ở chàng trai trẻ này chính là cậu bạn rất ít nói. Có lẽ vì tuổi thơ đã phải trải qua biết bao nỗi bất hạnh nên trong đôi mắt Phong lúc nào cũng như ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm...
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông ở mảnh đất khô cằn, nghèo khó nên từ nhỏ Phong đã phải chịu nhiều khổ cực, vất vả. Vì là anh cả trong một gia đình đông con nên lên 10 tuổi Phong đã phải theo cha ra đồng làm ruộng nương...
Chàng sinh viên mồ côi giàu nghị lực Bùi Văn Phong
Cũng chính vì được tận mắt chứng kiến sự khó khăn, cơ cực của việc làm nông nên từ nhỏ ý chí vượt khó để thoát nghèo đã nhóm lên mạnh mẽ trong trái tim cậu học trò nhỏ.
Nhưng có lẽ, cuộc sống sẽ không cơ cực đến vậy nếu như cha Phong không may mất sớm bởi căn bệnh ung thư dạ dày quái ác. Ngày Phong đi thi đại học cũng chính là ngày cha cậu phát hiện căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Tưởng chừng như nỗi bất hạnh đó sẽ khiến cậu học trò nhỏ phải xếp lại giấc mơ của mình, thế nhưng với tinh thần hiếu học Phong đã có gắng nén lại nỗi đau để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình... Ngày Phong đậu đại học cả cái xóm nghèo ấy, ai nấy đều khâm phục tinh thần vượt khó của cậu học trò "nông dân".
Phong từng trải qua những ngày tháng bất hạnh khi cha mất, mẹ bệnh tật
Ngày Phong ra Đà Nẵng nhập học, mẹ phải chạy ngược chạy xuôi vay mượn bà con lối xóm mới được ba trăm nghìn và một bao gạo cho cậu làm hành trang đến giảng đường đại học. Khi chàng sinh viên "hai lúa" này vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bao sự khác lạ nơi đất khách quê người thì cậu lại phải một mình chăm sóc người cha đang nằm ở bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng để cho mẹ yên tâm ở quê làm lụng...
Hằng ngày Phong đến giảng đường vào buổi sáng, trưa về lại vội vã đạp xe xuống viện chăm sóc cho cha. Cứ thế gần một năm trời đứa con hiếu thảo ấy đã phải sống trong bệnh viện cùng với người cha bệnh tật, hai cha con sống nhờ đĩa cơm, bát cháo tình thương của những tấm lòng nhân ái.
Trong giờ phút trút hơi thở cuối cùng, cha đã gọi Phong đến bên cạnh, cầm tay cậu thật chặt và căn dặn: "Cho dù sau này cuộc sống có khó khăn, cực khổ đến đâu thì con vẫn phải cố gắng vượt qua tất cả để tiếp tục theo đuổi ước mơ được học hết đại học của mình".
Quyết tâm chinh phục ước mơ
Tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh, thế nhưng vẫn không thể khuất phục được ước mơ trở thành nhà báo của chàng sinh viên nghèo mồ côi.
Đau khổ, tuyệt vọng và bế tắc khi người thân yêu nhất của mình đã ra đi mãi mãi, thương đôi vai gầy và trái tim khuyết tật của mẹ không đủ gồng gánh nuôi các con nên nhiều lúc Phong đã có ý định gác lại ước mơ để đi làm. Nhưng rồi nghĩ đến lời cha dặn trước lúc ra đi, Phong đã cố gắng gượng dậy để bước tiếp.
Giờ đây, trên giảng đường đại học, hằng ngày, ngoài những giờ đến lớp, Phong lại tranh thủ đi làm thêm nhiều việc từ dạy gia sư đến giữ xe quán cafe, phát tờ rơi... để tự trang trải việc học tập và còn gởi về quê phụ mẹ, và ông nội thuốc thang, nuôi hai đứa em học hành.
Công việc làm thêm tuy có bận rộn, vất vả nhưng Phong chưa bao giờ lơ là việc học hành của mình. Bởi cậu biết rằng, học chính là con đường duy nhất giúp ngẩng cao đầu và thực hiện được tâm nguyện cuối cùng của cha trước lúc đi xa.
Khi chúng tôi hỏi về dự định cho tương lai của mình, với một nụ cười lạc quan, đầy hy vọng Phong nói: "Mình sẽ cố gắng vừa học vừa làm để tự trang trải được cuộc sống nơi thành thị đắt đỏ này. Bây giờ, mình chỉ mong sao nhanh được ra trường, có việc làm ổn định để mẹ đỡ bớt gánh nặng và lo cho hai đứa em nhỏ ăn học đến nơi đến chốn".
Dẫu biết rằng con đường phía trước của Phong sẽ có rất nhiều những chông gai thử thách cần phải vượt qua. Nhưng nhìn tinh thần hiếu học và nhiệt huyết đam mê đang tràn ngập trong ánh mắt của Phong thì chúng tôi tin rằng cậu bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình vào một ngày không xa.
Theo VNE
Thủ khoa chống nạng đạt giải nhất tài năng khoa học trẻ Đỗ Đức Hiếu bị liệt hai chân sau vụ tai nạn giao thông nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu Toán học. Sáng 4/1, Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức trao giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2013 cho sinh viên các trường đại học, học...