Chăm lo giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Hà Tĩnh
Thực hiện chủ trương của ảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường các chế độ chính sách, đầu tư phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng biên giới.
Trong đó, các địa phương của tỉnh đã dành sự quan tâm, chăm lo giáo dục cho trẻ em, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện ý thức tự giác của học sinh.
Chưa bao giờ người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, huyện Hương Khê lại hăng hái đưa con em đến trường như năm học này, bởi bà con hiểu rằng, chỉ có con đường học tập mới giúp thoát nghèo bền vững, làm chủ cuộc đời. Niềm hứng khởi của người Chứt như được nhân lên khi lần đầu bản làng có học sinh trúng tuyển vào đại học, đó là em Hồ Thị Sương, học sinh Trường THCS – THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh. Em trúng tuyển vào Khoa Sư phạm, Trường đại học Hà Tĩnh.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác bản Rào Tre – ồn Biên phòng Bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết, em Hồ Thị Sương là chị cả trong gia đình có bốn chị em. Ngay từ nhỏ, bốn chị em Sương đã phải chịu cảnh thiệt thòi khi thiếu vắng tình cảm của người cha. Một mình mẹ em gồng gánh, làm thuê quanh năm để nuôi các con ăn học. Do hoàn cảnh khó khăn, trường học lại ở xa nhà cho nên một tháng Sương mới về thăm nhà một lần.
“Dù sống xa gia đình, nhưng chúng em luôn nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo ở trường. Từng bữa ăn, giấc ngủ, chúng em đều được các thầy, cô chăm lo, động viên chân tình như người thân trong nhà”, em Sương tâm sự. Chia sẻ niềm vui cùng gia đình em Hồ Thị Sương và đồng bào dân tộc Chứt, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã quyết định hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng trong bốn năm để đồng hành cùng ước mơ trở thành cô giáo của nữ sinh đầu tiên ở bản Rào Tre.
Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh ặng Thái Mân cho biết, ngoài em Hồ Thị Sương, năm học này, trường có 17 em đỗ đại học, trong đó có nhiều em đạt điểm rất cao như các em Vi ức Mạnh, Lê Ngọc Tính đều là người dân tộc Lào đạt số điểm lần lượt là 28,75 và 27,75, cùng trúng tuyển vào Học viện Biên phòng; em Dương ình Pháp, người dân tộc Mán, đỗ Học viện Cảnh sát với số điểm xét tuyển 26,94… ây cũng là năm học nhà trường có số học sinh trúng tuyển vào đại học nhiều nhất trong 25 năm qua. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đối với sự học của con em đồng bào ở Hà Tĩnh.
Hiện nay, nhà trường dạy học, nuôi dưỡng 243 học sinh của hai cấp học. Nhận diện được những khó khăn trong quá trình dạy học, đội ngũ giáo viên nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học, luôn quan tâm, khơi gợi bản sắc văn hóa các dân tộc để các em học sinh rèn luyện, chủ động hòa nhập với môi trường mới và nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân.
Cô giáo Phan Thúy Hằng, Trường THCS – THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh cho biết thêm: “Nhờ chú trọng rèn luyện kỹ năng sống thông qua các câu lạc bộ, diễn đàn quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, chúng tôi đã khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng sống, khơi gợi niềm say mê học tập của các em, từ đó hướng dẫn cách học và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của từng học sinh”.
Video đang HOT
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh, những năm qua, chất lượng giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực mang tính đột phá. ặc biệt, công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên đạt những kết quả tốt.
Trong 5 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số sáu tuổi vào lớp 1 luôn đạt 100%, trong đó có hơn 97% số trẻ em đi học đúng tuổi, 100% số trẻ em nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường và không có học sinh thuộc cấp tiểu học, THCS bỏ học giữa chừng. Chất lượng giáo dục đối với các em ngày càng được nâng lên, góp phần duy trì bền vững, phổ cập giáo dục đạt mức độ ba và xóa mù chữ đạt mức độ hai.
Bí thư Huyện ủy Hương Khê Lê Ngọc Huấn khẳng định, cùng với việc quan tâm, tạo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền địa phương coi nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học đóng chân ở những địa bàn khó khăn là giải pháp quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực lâu bền cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ■
Nữ sinh người Chứt tự tin vào đại học
Tin Hồ Thị Sương thi đỗ đại học không còn là niềm tự hào của riêng gia đình em, mà là niềm vui nức lòng của đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre.
Hồ Thị Sương - nữ sinh người Chứt đầu tiên đậu đại học.
Hơn 30 năm định cư tại bản, đây là lần đầu tiên người Chứt có con em vào đại học.
Người con đặc biệt
Đã nhiều tuần trôi qua, nhưng bà con tại bản Rào Tre vẫn hoan hỉ với "sự kiện lịch sử" Hồ Thị Sương - người con đầu tiên của bản đậu đại học. Sương đạt 22,88 điểm khối M01 (Ngữ văn, Năng khiếu đọc diễn cảm, kể chuyện, năng khiếu hát, nhạc), ngành Sư phạm Mầm non, Trường Đại học Hà Tĩnh.
Với đồng bào dân tộc Chứt, từ lâu Sương là đứa con đặc biệt. Sinh ra tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), bố mẹ chia tay, mới học lớp 1, Sương đã theo mẹ lên bản Rào Tre sinh sống rồi lập nghiệp tại đây. Trong ký ức của Sương, hình ảnh những cô giáo cắm bản đến tận nhà gọi học sinh đi học in sâu từ lúc ấy.
Rồi mẹ Sương đi bước nữa, Sương chính thức mang họ Hồ - dòng họ của người Chứt tại bản Rào Tre. Cũng từ đó, người Chứt có thêm một thành viên mới. Khi mẹ vừa sinh em thứ 4, bố dượng cũng bỏ đi biệt tích. 5 mẹ con Sương bươn chải, bám víu vào nhau để sinh sống qua ngày. Là chị cả trong gia đình, mẹ làm ăn xa nên từ nhỏ, sau mỗi buổi học, Sương đã biết lên rừng kiếm củi bán lấy tiền trang trải phụ giúp mẹ.
Từ năm lớp 6, Sương bắt đầu cuộc sống tự lập ở Trường THCS, THPT Dân tộc Nội trú Hà Tĩnh (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê). Quãng đường từ nhà tới trường gần 30 cây số, thỉnh thoảng, Sương mới được về thăm nhà.
Thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, Sương càng nỗ lực, quyết tâm và từng bước đạt được những mục tiêu mà bản thân đặt ra. Ước muốn trở thành cô giáo là động lực chính để em vượt qua khó khăn. Dù điều kiện kinh tế lẫn tinh thần đều thiếu hụt, nhưng chưa bao giờ Sương có suy nghĩ sẽ bỏ dở ước mơ của mình.
Sương tâm sự: Từ nhỏ, em chỉ thấy các anh chị trong bản học hết cấp 2, cấp 3 rồi lại quẩn quanh trong bản vì không có nghề nghiệp. Cái nghèo, cái khổ cứ lay lắt, nên em tự hứa phải bước chân vào giảng đường đại học.
Một góc bản Rào Tre (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).
Cô giáo mầm non tương lai
Học tập ở trường nội trú, mọi thứ vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đây cũng chính là môi trường để Sương rèn luyện bản thân. Không có điều kiện để học thêm, nữ sinh người Chứt cho biết, phương pháp học tập tốt nhất chính là tự học.
"Ở trường, các thầy cô luôn nhiệt tình giúp đỡ chúng em. Cô giáo bộ môn thường xuyên gửi tài liệu để em học tập, ôn thi thật tốt. Nhờ vậy, em đã đạt được kết quả cao trong kỳ thi vừa qua. Có thời điểm trước kỳ thi rất căng thẳng, em sợ bản thân không vượt qua, nhưng được thầy cô động viên, dạy cho em bài học về niềm tin vào chính mình và tự tin vào những nỗ lực của bản thân, giúp em trưởng thành từng ngày", Sương tâm sự.
Nhắc đến cô học trò người Chứt, cô Trần Thị Lê Na (giáo viên chủ nhiệm) có rất nhiều kỷ niệm. Trong ấn tượng của cô Lê Na, Sương là học sinh chịu khó và luôn nỗ lực hết mình.
"Dù điều kiện thua thiệt so với các bạn nhưng ở Sương luôn toát lên sự tự tin và tinh thần ham học hỏi. Mỗi khi có bài nào chưa hiểu em không ngại hỏi cô và các bạn học giỏi hơn. Ngoài ra, em còn là thành viên tích cực của các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa của nhà trường. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của em trong suốt thời gian qua", cô Lê Na chia sẻ.
Hồ Thị Sương được Bộ đội Biên phòng Bản Giàng chở đến Trường ĐH Hà Tĩnh để làm thủ tục nhập học.
Kỳ tuyển sinh năm nay, Sương nộp hồ sơ vào Trường Đại học Hà Tĩnh. Với số điểm 22,88, Sương chính thức trở thành tân sinh viên của Khoa Giáo dục Mầm non. Em cũng vừa được các chú bộ đội tại Đồn Biên phòng Bản Giàng (thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng Hà Tĩnh) chở xuống trường làm thủ tục nhập học.
Theo Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác bản Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Sương là trường hợp đặc biệt. Hơn 30 năm kể từ khi được phát hiện và định cư tại Rào Tre, lần đầu tiên người Chứt có con em đậu đại học.
"Trong những năm qua, dù các cấp chính quyền cùng bộ đội biên phòng có nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài nhưng các em chỉ mới học tới cấp 3, không đáp ứng đủ điều kiện để học lên cao. Một phần do người dân chưa quan tâm việc học khiến tình trạng thanh niên trong bản thất nghiệp rất nhiều. Đây cũng là vấn đề trăn trở của nhiều cấp ngành. Việc em Sương đậu đại học có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với bà con người Chứt. Đó là động lực để bà con trong bản quan tâm hơn đến việc học của con em mình", Trung tá Tịnh cho hay.
Để đường đến trường của Sương bớt chông gai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã nhận đỡ đầu em học đại học với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng quyết định hỗ trợ Sương mỗi tháng một triệu đồng trong bốn năm đại học (mỗi năm được cấp kinh phí 10 tháng), nguồn kinh phí trích từ "Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn". "Theo quy định của Quỹ, học sinh phải đạt 3 môn thi đại học trên 27 điểm mới được nhận học bổng. Nhưng, Sương là hoàn cảnh đặc biệt nên được đặc cách", ông Đoàn Đình Anh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh thông tin.
Sương bắt đầu chặng đường học tập mới của mình tại giảng đường đại học. Mọi tư trang và tâm lý được em chuẩn bị trong nhiều ngày qua. "Đan xen giữa niềm vui là sự tự hào vì em đã khép lại hành trình phấn đấu miệt mài với kết quả trọn vẹn. Phía trước là chặng đường mới nhiều thử thách nhưng em sẽ cố gắng đạt ước mơ của mình", nữ sinh người Chứt tự tin nói.
Niềm vui của Binh nhất Nguyễn Văn Á Vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện vừa ôn tập kiến thức văn hóa, Binh nhất Nguyễn Văn Á, chiến sĩ Trung đội Thông tin, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 335, Sư đoàn 324 (Quân khu 4), quê ở thôn Khe Cò, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đạt 29,75 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm...