Châm chọc cô gái vì mua giày fake mà khoe giống giày real, anh chàng không ngờ bị nhiều người chỉ trích
Vẫn là câu chuyện muôn thuở, đi giày fake khi không có nhiều tiền hay đã chọn giày là phải đi đôi real mới thực sự đẹp và đẳng cấp?
Ai cũng biết hình thức là yếu tố ngày càng được chú trọng trong xã hội ngày nay. Giới trẻ cũng ngày càng chăm chút hơn cho diện mạo để có thể tự tin hơn khi bước ra ngoài đường. Có một quy luật ngầm mà ai cũng biết rằng người khác sẽ nhìn vào đôi giày đầu tiên trên set đồ mà bạn đang mặc trên người, từ đó sẽ có những ấn tượng và đánh giá đầu tiên về một con người. Chính vì vậy, nhiều người đã không tiếc một số tiền lớn bỏ ra để mua về cho mình một đôi giày hàng hiệu chính hãng.
Đương nhiên, không phải ai cũng có điều kiện diện những món đồ sang chảnh như vậy. Đặc biệt với lứa tuổi sinh viên. Nhiều người cho rằng chỉ cần đôi giày đó đẹp và phù hợp với bản thân thì fake hay real cũng chẳng quan trọng. Đã có rất nhiều những ý kiến và bình luận trái chiều nhau tranh cãi về quan điểm nên chọn giày fake hợp túi tiền hay đầu tư mua giày real sẽ tốt hơn. Một bài đăng trên mạng xã hội mới đây thể hiện thái độ có phần châm chọc của một anh chàng đối với cô gái mua đôi giày fake nhưng lại khoe có đôi giày giống của mình đã khiến sự tranh cãi này một lần nữa bùng nổ.
Anh chàng đăng đoạn tin nhắn chat giữa mình và cô gái đính kèm dòng caption:
“Câu chuyện buôn bán muôn thuở. À tớ đăng ở đây để tấu hài thôi, không phải để nói về vấn đề real hay fake nên mọi người đừng cãi nhau vì không đáng. Fake cũng được mà real cũng được miễn hợp túi tiền và điều kiện của mỗi người thôi”
Đoạn tin nhắn thể hiện sự ngạc nhiên của anh chàng vì đôi giày cô gái mua là giày fake
Phía dưới là những bình luận khác nhau của cư dân mạng:
Nhiều ý kiến cho rằng cô gái kia muốn mua giày thế nào là sự lựa chọn của cô ấy, không có gì đáng để châm chọc cả.
Bạn Trịnh Thanh bày tỏ: “Nó không biết gì về giày nó thấy rẻ với đẹp thì nó mua nó thấy giống thì nó bảo giống chữ khác nó bảo chữ khác. Nó sống real thế có gì đâu mà phải đăng status như kiểu châm chọc, còn hơn khối người đi giày real nhưng sống fake”.
Bạn Kiến Minh thêm vào: “ok, rồi sao, có cần phải sân si như vậy không? Fake thì sao, miễn đời vẫn đẹp, người vẫn vui là được rồi”.
Bạn Lê Hoa cũng phản ứng: “Cái caption thể hiện rõ sự châm chọc, coi thường người mua giày fake. Nếu không muốn mọi người bình luận thì đăng lên làm gì”.
Video đang HOT
Bạn An An thì troll: “Thôi cứ như tôi, dép tông cho khỏe, đam mê chi cho mệt não”.
Cũng có người ủng hộ quan điểm mua giày fake thì không nên khoe ra, người đi đôi giày real sẽ cảm thấy rất khó chịu và không tránh khỏi thái độ châm chọc.
Bạn Huỳnh Linh lên tiếng: “Do chân tớ nó sai trái, ngang 44 nhưng dài 43 nên mang giày thể thao thì hàng thật chứ fake thì đau kinh khủng, mà tớ thì không có tiền mua giày real nên đó giờ toàn mang dép kẹp cho tới khi bitis hunter ra. Thật sự là real tốt hơn fake gấp trăm lần. Với những người quen dùng giày real việc phải đi giày fake là một điều gì đó rất đáng xấu hổ”.
Bạn Ngọc Anh cũng tham gia: “Khi nào mang được đôi Real thì sẽ hiểu vì sao giá của nó đắt gấp mấy lần Fake. Ví dụ cái áo Fake , cái quần Fake, cái nón Fake thì nó cũng sẽ không hoặc ít ảnh hưởng đến cơ thể. Nhưng đôi giày là thứ mà mình mang hằng ngày, thứ bảo vệ “trụ cột” của cơ thể, thành ra hãy biết nâng niu và trân trọng đôi chân của mình. Phản ứng có phần châm chọc của chủ thớt mình thấy hoàn toàn là chuyện dễ hiểu. Cô gái kia đã không biết lại còn hồn nhiên khoe mình mua giày fake nữa chứ”.
Theo saostar.vn
Những tình huống trớ trêu khi mua hàng online
Sản phẩm không như quảng cáo, sai lệch một cách thái quá về kích thước, kiểu dáng... là vấn đề nhiều người đã gặp phải khi mua hàng trực tuyến
Trước khi đặt hàng những sản phẩm với hình ảnh trên đó có thể in theo ý muốn, người dùng nên kiểm tra kỹ lại đường dẫn của các bức hình. Nếu không, bạn có thể sẽ nhận được những thứ như thế này.
Một anh chàng đã đặt mua bức tranh "Sóng lừng ở Kanagawa" nổi tiếng của Nhật Bản khi nhìn thấy bức ảnh thu nhỏ của nó trên website giới thiệu. Tuy nhiên, đến khi nhận được hàng anh mới nhận ra rằng con sóng trong tranh được tạo thành bởi hàng trăm con chó pug một cách đầy hài hước.
Đây là những gì bên trong bao cát đấm bốc giá 20 USD được đặt mua từ Trung Quốc.
"Một người bạn của tôi đã đặt mua một chiếc iPad từ ebay với giá 5 USD. Đây là thứ đã được vận chuyển tới từ Hongkong. Đến giờ tôi vẫn không thể ngừng cười khi nhìn thấy nó", một câu chuyện thú vị được chia sẻ trên Internet.
"Sếp của tôi đã đặt mua ghế cho văn phòng từ năm ngoái. Và những gì anh ấy mới nhận được dường như đã không như mong đợi", hình ảnh hài hước được chia sẻ bởi một người dùng trên mạng xã hội.
Một chiếc tai nghe giá rẻ được đặt hàng trực tuyến từ Trung Quốc.
Anh chàng này đã bị đánh lừa bởi hình ảnh quảng cáo khi nghĩ rằng chiếc cốc có thể đổi màu khi cho nước nóng vào.
Anh chàng này đã đặt mua chiếc áo ba lỗ đầy nam tính trên Amazon, nhưng món hàng anh nhận được lại là một chiếc váy bó gợi cảm dành cho nữ giới.
Mua quần áo online là một công việc có tính rủi ro cao, đặc biệt là các loại váy.
Đã có một sự nhầm lẫn "không hề nhẹ" về chiếc mặt nạ mà người phụ nữ này đã đặt mua trực tuyến.
Đây là chiếc vỏ gối in hình khủng long chứ không phải vỏ gối có hình dáng một con khủng long. Bức hình cùng câu chữ trong phần miêu tả sản phẩm trên Amazon đã hoàn toàn đánh lừa được khách hàng.
Kết quả nhận được khi đặt mua cuốn sách "50 Sắc thái - Xám" trên Ebay.
Thêm một tình huống hài hước khác từ việc đặt mua ghế trực tuyến.
Theo vn.net
Hướng dẫn mua quần áo Online an toàn, nhanh chóng và tiện lợi Bạn có thể lướt Web để cùng lúc xem được nhiều đồ, so sánh giá cả , nhưng để mua được một món đồ Online ưng ý, bạn sẽ phải cân nhắc rất nhiều điều: Liệu mình có mặc vừa bộ đồ này không? Nếu mua về mà chất liệu không như trong hình thì làm thế nào? Nên thanh toán chuyển khoản...